tháng nào trong nửa đầu năm hoặc nửa cuối năm đó thì lấy ngày mùng một tháng Giêng hoặc ngày mùng một tháng Bảy tương ứng của năm đó làm ngày sinh;
Tuy nhiên, hiện nay, theo quy định tại Điều 417 BLTTHS 2015 và TTLT Số 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 21 tháng 12 năm 2018 về phối hợp thực hiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi, quy định và hướng dẫn xác định độ tuổi của người bị hại là người dưới 18 tuổi đã khác so với TTLT 01/2011, cụ thể:
Điều 6 TTLT 06/2018 Phối hợp trong việc xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị hại dưới 18 tuổi
2… “Trường hợp đã áp dụng các biện pháp hợp pháp nhưng chỉ xác định được khoảng thời gian tháng, quý, nửa đầu hoặc nửa cuối của năm hoặc năm sinh thì tùy từng trường hợp cụ thể cần căn cứ khoản 2 Điều 417 Bộ luật Tố tụng hình sự để xác định tuổi của họ”20.
3. Trường hợp kết quả giám định tuổi chỉ xác định được khoảng độ tuổi của người bị buộc tội, người bị hại thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng lấy tuổi thấp nhất trong khoảng độ tuổi đã xác định được để xác định tuổi của họ.
Ví dụ: Kết luận giám định A có độ tuổi trong khoảng từ 13 tuổi 6 tháng đến 14 tuổi 2 tháng thì xác định tuổi của A là 13 tuổi 6 tháng.
Như vậy, hướng dẫn trước đây tại TTLT 01/2011 xác định tuổi của bị hại theo hướng có lợi cho người bị buộc tội, còn theo Điều 417 BLTTHS 2016 và TTLT 06/2018 thì lại xác định tuổi của bị hại theo hướng bất lợi cho người bị buộc tội trong nhóm các tội xâm phạm tình tục người dưới 16 tuổi.
Đây là một trường hợp mặc dù đã có quy định của BLTTHS 2015 và cũng đã có văn bản hướng dẫn rõ ràng, nhưng về mặt lý luận và thực tiễn vẫn còn nhiều quan điểm khoa học khác nhau.