đến khu vực xóm Chăm thuộc ấp B L, xã N H, L thấy X chạy xe đạp chở T đi phía trước cùng chiều, thấy khu vực đường vắng, không người qua lại và nghĩ X, T là người dân tộc Chăm không biết mặt L, nên L nảy sinh ý định sờ ngực X và T để thỏa mãn. Ngay sau đó, L điều khiển đến cặp ngang bên trái xe của X, T, L dùng tay phải sờ ngực của T, tiếp theo là sờ ngực trái của X nhưng chỉ trúng vào hông trái X và xe của X cọ vào xe của L làm X, T té ngã. L điều khiển chạy đi khoảng 42 mét thì quay xe lại dừng cách xe đạp của X đang ngã khoảng 4 – 5 mét hỏi X, Thoa có sau không nhưng X, T không trả lời nên L điều khiển xe về nhà ngủ.
Sau khi sự việc xảy ra X, T về nhà khóc thì chị Võ Thị Mỹ L (mẹ ruột X, T) hỏi việc gì thì X, T nói trên đường về nhà bị L dùng tay sờ ngực. Chị L đến gia đình L cho biết sự việc và đồng thời đến Công an xã N H, huyện An Phú tố giác L.
Căn cứ bản kết luận giám định pháp y về độ tuổi số 2827/C54B, ngày 29/8/2017 của Phân viện khoa học hình sự Bộ Công an tại thành phố Hồ Chí Minh, kết luận như sau: Tại thời điểm giám định (tháng 8/2017) Nguyễn Thị K T có độ tuổi từ 14 năm 10 tháng đến 15 năm 04 tháng.
Bản án số: 01/2018/HSST Ngày 05-01-2018 của TAND huyện An Phú, tỉnh An Giang Tuyên bố bị cáo Lê Thanh L phạm tội “Dâm ô đối với trẻ em”.
Về hình phạt: Xử phạt bị cáo Lê Thanh L 4 (bốn) tháng tù.
Nhận xét, đánh giá:
Trong vụ án trên, căn cứ bản kết luận giám định pháp y về độ tuổi số 2827/C54B, ngày 29/8/2017 của Phân viện khoa học hình sự Bộ Công an tại thành phố Hồ Chí Minh, kết luận thì Nguyễn Thị K T có độ tuổi từ 14 năm 10 tháng đến 15 năm 04 tháng. Nếu xác định theo Thông tư liên tịch số 06/2018/TTLT-VKSNDTC- TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH thì bị hại T sẽ có tuổi là 14 năm 10 tháng.
Mặc dù độ tuổi của T trong vụ án này là 14 năm 10 tháng (có lợi cho bị hại) hay có độ tuổi là 15 năm 04 tháng (có lợi cho bị cáo L) thì hành vi của bị cáo L đều CTTP vì đều dưới 16 tuổi. Tuy nhiên, độ tuổi của bị hại T sẽ có ảnh hưởng đến mức độ TNHS của bị cáo T trong hoạt động lượng hình của Tòa án.
Do đó, tác giả cho rằng cần sớm có quy định sửa đổi và văn bản hướng dẫn rõ ràng để đảm bảo cả quyền lợi của bị hại là người dưới 16 tuổi nói chung và trong Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi (Điều 146 BLHS) nói riêng, đồng thời vẫn phải đảm bảo nguyên tắc suy đoán vô tội đã được Hiến pháp và BLTTHS ghi nhận.
2.3. Kiến nghị hoàn thiện xác định dấu hiệu tuổi của bị hại trong Tộidâm ô đối với ngƣời dƣới 16 tuổi dâm ô đối với ngƣời dƣới 16 tuổi
Các quy định tại Điều 417 BLTTHS 2015 và TTLT Số 06/2018 đã quy định và hướng dẫn rõ về cách thức xác định tuổi của bị hại dưới 18 tuổi, trong đó bao gồm cả bị hại dưới 16 tuổi trong Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi, thể hiện việc suy đoán theo chiều hướng bất lợi cho người bị buộc tội và có lợi cho bị hại là người dưới 16 tuổi.
Theo ThS. Đinh Văn Đoàn: “Cách xác định tuổi của bị hại là người dưới 18
tuổi như trong BLTTHS 2015 là chưa hợp lý. Cách xác định tuổi này nếu chỉ dùng để áp dụng thủ tục đối với bị hại để bảo vệ quyền và lợi ích của họ thì hợp lý, nhưng nếu dùng để truy cứu TNHS đối với người bị buộc tội thì lại gây bất lợi cho người bị buộc tội và chưa phù hợp với chuẩn mực pháp lý quốc tế, cũng như trong quy định của Hiến pháp, BLTTHS Việt Nam về nguyên tắc suy đóan vô tội”.25
Như vậy, về quan điểm khoa học, tác giả cho rằng có thể chia ra làm hai trường hợp:
+ Tính tuổi của bị hại để áp dụng thủ tục tố tụng riêng đối với họ: áp dụng theo nguyên tắc có lợi cho bị hại (TTLT 06/2018).
+ Tính tuổi của bị hại để truy cứu TNHS đối với người phạm tội (áp dụng luật nội dung – BLHS): áp dụng theo nguyên tắc suy đoán vô tội, theo hướng có lợi cho người phạm tội.
Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử thì các cơ quan tiến hành tố tụng không chia thành hai trường hợp như trên mà có thể chỉ căn cứ TTLT 06/2018 để xác định tuổi của bị hại, làm căn cứ để truy cứu TNHS và áp dụng thủ tục tố tụng hình sự phù hợp (như trong vụ án tác giả đã phân tích).
Chính vì vậy, các cơ quan có thẩm quyền cần tiếp tục nghiên cứu sửa đổi quy định tại Điều 417 BLTTHS 2015 và TTLT Số 06/2018 theo hướng đảm bảo cả quyền lợi của bị hại là người dưới 16 tuổi nói chung và trong Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi (Điều 146 BLHS) nói riêng, đồng thời vẫn phải đảm bảo nguyên tắc suy đoán vô tội đã được Hiến pháp và BLTTHS ghi nhận. Việc sửa đổi này cần tiến hành song song hai nội dung:
Một là, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Điều 417 BLTTHS 2015 theo hướng
tách cách xác định tuổi của bị hại là người dưới 18 tuổi (trong đó có bị hại dưới 16