Trường hợp xác định được năm nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong năm đó làm ngày, tháng sinh.

Một phần của tài liệu Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi theo luật hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 37 - 40)

2.2. Thực tiễn xác định dấu hiệu tuổi của bị hại trong Tội dâm ô đối vớingƣời dƣới 16 tuổi ngƣời dƣới 16 tuổi

Mặc dù BLHS 2015 đã quy định rõ về độ tuổi của bị hại dưới 16 tuổi trong Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi. Đồng thời, Điều 417 BLTTHS 2015 và TTLT 06/2018 đã quy định và hướng dẫn rõ về cách thức xác định tuổi của bị hại dưới 18 tuổi, trong đó bao gồm cả bị hại dưới 16 tuổi trong Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi. Tuy nhiên, trong thực tiễn xác định tuổi của bị hại là người dưới 16 tuổi để làm căn cứ truy cứu trong Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi (Điều 146 BLHS) vẫn còn tồn tại các quan điểm khác nhau, bất cập so với các quy định khác của pháp luật.

Việc xác định tuổi của bị hại theo Điều 417 BLTTHS 2015 và TTLT 06/2018 thể hiện việc suy đoán theo chiều hướng bất lợi cho người bị buộc tội thể hiện rõ thông qua vụ án sau đây:

Vụ án thứ chín và nhận xét, đánh giá:

Nội dung vụ án21

Bị cáo Mai Thanh G và bà Trần Thị Thu H có quan hệ tình cảm với nhau. Ngày 29/6/2019 bà H cùng con gái là Trần Thị Huỳnh D, sinh ngày 27/9/2004 đến nhà của Mai Thanh G ở ấp Phú Hòa, xã Phú Khánh, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre chơi và ngủ lại qua đêm tại đây. Cả ba người cùng ngủ chung trên bộ ván bằng bê- tông, dán gạch men ở góc trái của nhà sau. Khoảng 23 giờ 30 phút cùng ngày lúc này bà Hđã ngủ, G nằm giữa Hương và D, G xoay người về phía D, dùng tay phải sờ vào vùng ngực và âm hộ của D. Lúc này, D chưa ngủ nên nhận biết được hành vi của G nhưng D không có phản ứng, không ngăn cản. G sờ vào cơ thể của D được một lúc thì xoay người lại ngủ.

Ngày 15/7/2019, D nói lại sự việc cho bà H nghe, ngày 17/7/2019, bà H đến Công an xã Phú Khánh, huyện Thạnh Phú tố giác hành vi của G.

Ngày 31/7/2019 Cơ quan Cảnh sát điều Công an huyện Thạnh Phú ra Quyết định trưng cầu giám định xâm hại tình dục đối với Trần Thị Huỳnh D. Tuy nhiên, ngày 01/8/2019 qua làm việc D và bà H không đồng ý đi giám định xâm hại tình dục đối với D và xin từ chối giám định xâm hại tình dục theo Quyết định trưng cầu của cơ quan điều tra.

Tại Bản kết luận giám định pháp y về độ tuổi số 33/19/ĐT ngày 21/10/2019 của Phân Viện Pháp y Quốc gia tại Thành phố Hồ Chí Minh, xác định: Trần Thị Huỳnh D có độ tuổi từ 15 năm 9 tháng đến 16 năm 3 tháng.

Bản án số: 23/2020/HS-ST Ngày: 18-8-2020 của TAND huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre: Áp dụng khoản 1 Điều 146 BLHS tuyên bố bị cáo Mai Thanh G phạm tội “Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi”.

Nhận xét, đánh giá:

Trong vụ án trên, theo kết luận giám định pháp y về độ tuổi thì Trần Thị Huỳnh D có độ tuổi từ 15 năm 9 tháng đến 16 năm 3 tháng. Theo TTLT 06/2018 thì các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ xác định tuổi của D theo tuổi thấp nhất là 15 năm 9 tháng. Vì vậy, bị cáo Mai Thanh G bị xác định phạm tội “Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi” là đúng theo các quy định hiện hành.

Tuy nhiên, theo tác giả, cách xác định tuổi như trên mặc dù phù hợp với Thông tư liên tịch số 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH nhưng lại gây bất lợi cho bị cáo G vì theo kết luận độ tuổi của cháu D từ 15 năm 9 tháng đến 16 năm 3 tháng, và phải “suy đoán”, việc xác định T 15 tuổi 9 tháng tức là đã suy đoán theo chiều hướng bất lợi cho G (nếu xác định D trong khoảng tuổi từ đủ 16 tuổi đến 16 tuổi 03 tháng thì G không phạm tội).

Việc suy đoán theo chiều hướng bất lợi cho G trong vụ án trên nói riêng, và bất lợi cho người bị buộc tội trong tội “Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi”, theo quan điểm của tác giả là chưa phù hợp với nguyên tác suy đoán vô tội. Nguyên tắc “Suy đoán vô tội” được coi là một trong những đảm bảo quan trọng cho quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Nguyên tắc này được quy định tại khoản 1 Điều 31 Hiến pháp năm 2013 và Điều 13 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Đây còn là một nguyên tắc được ghi nhận trong pháp luật quốc tế, cụ thể là Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 (khoản 2 Điều 14). Theo quy định tại Điều 13 BLTTHS 2015 (nguyên tắc suy đoán vô tội):

Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội.

Nguyên tắc này yêu cầu rất rõ là trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, nếu các chủ thể tiến hành tố tụng đã áp dụng mọi biện pháp luật định nhưng không thể thu thập được đầy đủ các chứng cứ để khẳng định sự có tội của người bị bắt, người

bị tạm giữ, bị can, bị cáo thì phải ra quyết định theo hướng vô tội cho họ mặc dù trong thâm tâm có thể tin rằng họ đã phạm tội. Số lượng (mức) chứng cứ cần và đủ (giới hạn chứng minh) để kết tội một người pháp luật không quy định trước mà thay vào đó Điều 108 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 chỉ nhấn mạnh “những chứng cứ thu thập được phải đảm bảo đủ để giải quyết vụ án hình sự”. Việc xác định giới hạn chứng minh thuộc về trách nhiệm của những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đối với từng vụ án hình sự cụ thể. Khi niềm tin nội tâm cho thấy không đủ chứng cứ để kết tội một người thì pháp luật bắt buộc phải kết luận họ không phạm tội. Thực tế giải quyết vụ án hình sự có một số trường hợp cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập được chứng cứ nhưng khi đặt chúng trong hệ thống các chứng cứ thì có sự mâu thuẫn mà không thể làm sáng tỏ được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp luật định. Hay nói cách khác còn có sự nghi ngờ về độ tin cậy và giá trị chứng minh của chứng cứ buộc tội. Trong những trường hợp như vậy cũng phải kết luận người bị buộc tội không có tội.22

Chính vì vậy, tác giả cho rằng cần ban hành văn bản hướng dẫn để áp dụng thống nhất pháp luật theo hướng đảm bảo nguyên tắc suy đoán vô tội khi xác định tuổi của bị hại là người dưới 16 tuổi.

Vụ án thứ mƣời và nhận xét, đánh giá:

Nội dung vụ án23

Vào khoảng 10 giờ ngày 30/8/2019 Lê Nhật Minh sử dụng Zalo “Minh xoanen” kết bạn Zalo với cháu Trang với tên “Trang Lê” để nói chuyện tình cảm. Trưa cùng ngày, Minh mua 01 ly trà sữa rồi điều khiển xe nhãn hiệu Yamaha Sirius, biển số 38C1-22743 đến cây xăng Vân Trúc thuộc khu phố Bình Đường 3, phường An Bình, thị xã Dĩ An để gặp và đưa cho cháu Trang rồi ra về. Đến 11 giờ ngày 31/8/2019 Minh tiếp tục mua trà sữa cho cháu Trang và hẹn đến chiều gặp nhau tại công viên khu chung cứ Him Lam thuộc khu phố Bình Đường 3 thì cháu Trang đồng ý. Đến 16 giờ 20 phút cùng ngày, Minh điều khiển xe nhãn hiệu Yamaha Sirius, biển số 38C1-22743 đến công viên Him Lam thì nhìn thấy đối diện có quán cà phê Lâu đài phố nên Minh vào quán ngồi đợi. Khoảng 10 phút sau cháu Trang đến quán và ngồi kế bên phải Minh. Tại đây, sau khi nói chuyện được 10 phút thì Minh ôm hôn vào má Trang rồi dùng tay trái sờ ngực và bụng của cháu ( sờ bên ngoài lớp áo). Lúc này cháu Trang phản ứng giãy giụa và làm rớt cài tóc nên Minh

22 Trường Đại học Luật Tp.HCM (2018), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Võ Thị Kim Oanh (Chủ biên), Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.64. Oanh (Chủ biên), Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.64.

Một phần của tài liệu Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi theo luật hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w