3 4 1 Xây dựng phương trình hồi quy
Từ các giả thuyết đưa ra, NCS xây dựng mô hình hồi quy để kiểm định sự tác động của các biến đến xác suất nhận loại ý kiến kiểm toán Mô hình được thể hiện qua sơ đồ dưới đây:
1 Hệ số thanh toán ngắn hạn (CR) 2 Vòng quay tài sản cố định (IFTR) 3 Vòng quay hàng tồn kho (ITR) 4 Lợi nhuận thuần/vốn chủ (ROE) 5 Tăng trưởng doanh thu (RG) 6 Chỉ số nợ (DR)
Ý kiến kiểm toán
(AO) 7 Ý kiến kiểm toán năm trước (POA)
8 Quy mô công ty kiểm toán (AS) 9 Chuyển đổi kiểm toán viên (AC)
10 Tỷ lệ thành viên không điều hành (TCT) 11 Độ trễ của báo cáo kiểm toán (RL)
Sơ đồ 3 2 Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán
Nguồn: NCS tự tổng hợp
Logit (OA) = a + B1*AS + B2*AC + B3*TCT + B4*RL + B5*POA + B6*ROE + B7*RG +B8*DR + B9*ITR + B10*AFTR + B11*CS
AS: Quy mô công ty kiểm toán AC: Chuyển đổi KTV
ROE: Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu RG: Tăng trưởng doanh thu
TCT: Tỷ lệ thành viên HĐQT không điều DR: Chỉ số nợ
hành
RL: Độ trễ của báo cáo kiểm toán POA: Ý kiến kiểm toán năm trước
ITR: Vòng quay hàng tồn kho AFTR: Vòng quay tài sản cố định CS: Hệ số thanh toán ngắn hạn
3 4 2 Thang đo biến độc lập và phụ thuộc
3 4 2 1 Thang đo biến phụ thuộc
Theo chuẩn mực kiểm toán quốc tế, mặc dù ý kiến kiểm toán được phân loại thành 05 (năm) loại nhỏ là: ý kiến chấp nhận toàn phần, ý kiến chấp nhận toàn phần có đoạn nhấn mạnh, ý kiến ngoại trừ, ý kiến trái ngược và ý kiến từ chối nhưng như đã trình bày ở sơ đồ 2 3 về các hướng nghiên cứu thì với hướng nghiên cứu thứ 3 mà luận án muốn kế thừa và phát triển thì các nghiên cứu đều đồng nhất việc phân loại biến phụ thuộc ý kiến kiểm toán thành ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần và ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần Do đó, Luận án này cũng kế thừa từ các nghiên cứu tiền nhiệm và thực hiện kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến hai loại ý kiến là ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần và ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần
Hầu hết các nghiên cứu trên thế giới ở hướng mà luận án thực hiện thì ý kiến kiểm toán được phân loại thành 02 loại: (i) một là, ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần hoàn toàn (trong toàn bộ luận án này NCS vẫn gọi chung tên là ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần) (ii) hai là, ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần Trong đó ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần có đoạn nhấn mạnh về giả định hoạt động liên tục được phân loại về ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần
Trong luận án này, NCS cũng thực hiện lựa chọn thang đo như đa số các công trình nghiên cứu trên thế giới đó là: Biến AO - Ý kiến kiểm toán sẽ nhận giá trị bằng 1 nếu ý kiến kiểm toán là ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần, nhận giá trị bằng 0 với các loại ý kiến kiểm toán còn lại (bao gồm cả ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần có đoạn nhấn mạnh về giả định hoạt động liên tục)
3 4 2 2 Thang đo biến độc lập
Các biến độc lập trong mô hình bao gồm:
- Nhóm các nhân tố tài chính: CR, IRT, AFRT, RG, ROE, DR - Nhóm các nhân tố phi tài chính: POA, AS, AC, TCT, RL
Các thức đo lường các biến này được thể hiện trong bảng 3 1 dưới đây:
Bảng 3 1 Cách đo lường các biến nghiên cứu Tên biến Mã
hoá
Thang đo Nguồn
Hệ số thanh toán ngắn hạn
CR Tài sản ngắn hạn/nợ ngắn hạn
Muchler (1985), Spathis (2003), Caraman và Spathis (2006), Ballesta và GarciaMeca (2007), Gaganis và cộng sự (2007), Alpaslan Yasar và cộng sự (2015), Thuy Thi Ha và cộng sự (2016), Ozcan (2016), Zarei H và cộng sự (2020) Vòng quay hàng tồn kho ITR Giá vốn hàng bán/ hàng
tồn kho bình quân Zarei H và cộng sự (2020) Vòng quay tài
sản cố định AFTR Doanh thu thuần/ giá trị
còn lại TSCĐ Zarei H và cộng sự (2020)
Lợi nhuận trên
vốn chủ ROE
Lợi nhuận sau thuế/ vốn chủ
Ozcan (2016) Zarei H và cộng sự (2020) Tăng trưởng
doanh thu RG
(Tổng doanh thu năm nay - Tổng doanh thu năm trước)/Tổng doanh thu năm trước Laitinen và Laitinen (1998) Chỉ số nợ DR Tổng Nợ phải trả/tổng tài sản Ireland (2003), Ballesta và GarciaMeca (2007), Zureigat (2014), Alpaslan Yasar và cộng sự (2015), Thuy Thi Ha và cộng sự (2016), Zarei H và cộng sự (2020) Quy mô công AS Nhận giá trị =1 nếuđược Habib (2013), Maria Tsipouridoua và
Nguồn: NCS tự tổng hợp
3 4 3 Quy trình, phương pháp và quy mô lấy mẫu
3 4 3 1 Quy trình lấy mẫu
NCS thực hiện thu thập dữ liệu liên quan dựa trên 03 nguồn chính: (1) các dữ liệu tài chính từ Công ty Finn Group, (2) Các BCKiT của các công ty công bố công khai, (3) Dữ liệu liên quan đến quản trị công ty từ nguồn là báo cáo quản trị và báo cáo thường niên Quy trình lấy mẫu được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1, Dữ liệu của toàn bộ các công ty niêm yết được thu thập đầu tiên từ công ty Finn Group từ năm 2009-2019, sau đó loại bỏ đi: (i) các công ty tài chính, chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm (do các công ty này hạch toán theo chế độ kế toán riêng) và (ii) các công ty không có dữ liệu, các công ty có dữ liệu đầy đủ từ 2009-2019 (tức là công ty phải niêm yết từ trước năm 2009 và không bị huỷ niêm yết hay lỗi dữ liệu cho đến tận năm 2019) Số mẫu ban đầu là 759 công ty niêm yết trên hai sàn HOSE và HNX Sau khi loại bỏ các công ty này thì số lượng mẫu còn 570 công ty
Tên biến Mã hoá
Thang đo Nguồn
ty kiểm toán kiểm toán bởi các công ty Big 4 và nhận giá trị = 0 nếu được kiểm toán bởi các công ty Non Big 4
Charalambos Spathis (2014), Susanto và Pradipta (2017), Zarei H và cộng sự (2020) Tỷ lệ thành viên không điều hành TCT
Số thành viên không điều hành/ tổng số lượng thành viên HĐQT
Ishak và Yusof (2015), Ozcan (2016), Saaydah (2019) Độ trễ của báo
cáo kiểm toán RL
Nhận giá trị = 1 nếu ngày
BCKiT
phát hành trễ so với quy định Nhận giá trị = 0 nếu không bị trễ
Keasey và cộng sự (1988), Laitinen, E K , & Laitinen, T (1998), Ireland
(2003), Habib (2013) Ý kiến kiểm toán năm trước POA Nhận giá trị là 1 nếu Ý kiến kiểm toán năm trước là ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần, nhận giá trị là 0 nếu ý kiến kiểm toán năm trước không phải là ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần
Habib (2013), Muchler (1985), Keasey và cộng sự (1988), Ireland
(2003), Thuy Thi Ha và cộng sự (2016)
Bước 2, NCS thực hiện thu thập BCKiT và lấy tiếp các dữ liệu quan bao gồm: Công ty kiểm toán, ngày phát hành BCKiT (cho tính toán độ trễ BCKiT), tên công ty kiểm toán và ý kiến kiểm toán Sau khi tiến hành thu thập BCKiT của 570 công ty này từ 2009-2019, NCS lại tiếp tục loại bỏ các công ty không có đủ dữ liệu (có nhiều công ty công khai các BCKiT nhưng không có dấu của công ty kiểm toán hoặc thiếu một BCKiT của một năm nào đó thì NCS sẽ phải loại bỏ cả công ty đó cho toàn bộ kỳ dữ liệu từ 2009-2019) Sau khi loại bỏ các công ty này thì số lượng mẫu còn 236 công ty
Bước 3, NCS tiếp tục thu thập báo cáo thường niên và báo cáo quản trị của 236 công ty này từ năm 2010-2019 (lúc này đã loại bỏ năm 2009 do 2009 chỉ cần lấy dữ liệu để tính toán tài chính và ý kiến kiểm toán năm trước) Mẫu còn lại sau khi thu thập dữ liệu bị lỗi của bước này còn là 188 công ty trong 10 năm, tương ứng với 1 880 quan sát Đây được xác định là số mẫu rất lớn và trên diện rộng nhất trong các nghiên cứu liên quan tại Việt Nam từ trước đến nay
Bước 4, NCS thực hiện tính toán các chỉ số tài chính theo thang đo, tính toán độ trễ của BCKiT nếu phát hành sau ngày bắt buộc báo cáo là 30/3 hàng năm hay 30/9 tuỳ vào kỳ kế toán mà doanh nghiệp lựa chọn Bước tiếp theo NCS thu thập và tính tỷ lệ số thành viên không điều hành với tổng quy mô HĐQT và mã hoá cũng như sắp xếp trên excel lại các biến để phù hợp với định dạng của Panel trong Stata 15
Bảng 3 2 Số lượng mẫu sử dụng trong nghiên cứu
Nguồn: NCS tự tổng hợp
3 4 3 2 Quy mô và phương pháp lấy mẫu
NCS tiếp cận quy mô mẫu ở hai góc độ:
Góc độ lý thuyết, Liên quan đến quy mô lấy mẫu có các quan điểm như sau: (1) Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), số mẫu tối thiểu cần lấy = số nhân tố độc lập * 6, (2) Theo nguyên tắc EPV (Event Per Variable) thì số mẫu tối thiểu
Stt Mô tả Số lượng công
ty
1 Số lượng các công ty niêm yết tại hai sàn HOSE và HNX từ 2009-2019
759
2 Số lượng các công ty chứng khoán, tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, niêm yết sau 2009, lỗi dữ liệu
(189)
3 Các công ty bị lỗi dữ liệu trong BCKiT (334)
4 Các công ty bị lỗi dữ liệu quản trị công ty (48)
cần lấy = số nhân tố độc lập * 10 Như vậy số biến độc lập của mô hình trong nghiên cứu này là 18 thì số mẫu tối thiểu cần lấy là 180, (3) Theo nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ (2013) thì kích cỡ mẫu tối thiểu là 200, (4) Theo phương pháp ước lượng cụ thể của Maximum Likelihood thì kích cỡ mẫu tối thiểu nằm trong khoảng từ 100 đến 150, (5) theo Bollen (1989) thì mẫu tối thiểu phải từ 5 mẫu trở lên cho một tham số cần ước lượng Như vậy luận án có 18 tham số thì mẫu tối thiểu cần khoảng 90 mẫu Từ lý thuyết so sánh với số mẫu NCS thực hiện thu thập là 1 880 quan sát vượt rất nhiều so với số mẫu tối thiểu cần thu thập Điều này thể hiện mẫu đã lấy là phù hợp
Góc độ các nghiên cứu trước, Với các nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy, probit, NCS tiến hành tổng quan về số lượng mẫu và thời gian nghiên cứu để có định hướng chọn mẫu phù hợp, cụ thể:
Gallizo and Saladrigues (2015) nghiên cứu cho năm 2012 và với số mẫu là 48 công ty (trong đó ½ là nhận được ý kiến kiểm toán có giả định về hoạt động liên tục và ½ là không nhận ý kiến này) Junaidi và cộng sự (2012) tại Indonesia nghiên cứu trên 63 công ty để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán giả định về hoạt động liên tục cho giai đoạn từ 2005 đến 2009 Suroto (2017) tại Indonesia sử dụng mô hình hồi quy với mẫu là 165 quan sát, Spathis (2003) nghiên cứu trên 100 công ty ở Hy Lạp Sakin (2017) tại Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng mẫu là 458 BCKiT ngoại trừ và 1 568 BCKiT chấp nhận toàn phần cho kỳ từ 2003 đến 2012
Zarei H và cộng sự (2020) sử dụng mô hình logit với mẫu là 480 quan sát từ năm 2012-2016 Ozcan (2016) tại Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng thống kê mô tả và mô hình hồi quy logit với mẫu là 180 công ty trong giai đoạn từ 2005 đến 2014 Jouri (2016) sử dụng mẫu là 90 công ty niêm yết tại Iran, Zdolsek và cộng sự (2015) sử dụng thống kê mô tả và mô hình hồi quy logit với mẫu là 265 công ty cho năm 2009 Ishak và Yusof (2015) tại Malaysia sử dụng mô hình hồi quy với 300 công ty cho kỳ từ 2004 đến 2009, Zureigat (2014) sử dụng một mô hình hồi quy với mẫu là 168 công ty cho năm 2013 Caramanis và Spathis (2006) sử dụng mô hình hồi quy logistic và phương pháp OLS trên quy mô mẫu là 185 công ty niêm yết tại Athens, Hy Lạp Spathis (2003) sử dụng mô hình hồi quy và phương pháp OLS trên quy mô mẫu gồm 50 ý kiến không chấp nhận toàn phần và 50 ý kiến chấp nhận toàn phần
Như vậy có thể thấy các nghiên cứu trên thế giới thường lựa chọn mẫu ít nhất là 100 công ty cho kỳ ít nhất là một năm trở lên Do đó số lượng mẫu của NCS là 188 mẫu và tương ứng 1 880 quan sát là hoàn toàn phù hợp ở cả góc độ lý thuyết và thực tế
Việc phân chia các doanh nghiệp theo ngành được thực hiện theo chuẩn Industry Classification Benchmarking (ICB) được hãng Dow Jones và FTSE xây dựng và ứng dụng trong việc phân bổ trên 65,000 công ty trên thế giới Các chuyên gia chứng khoán của StoxPlus đã Việt hóa tiêu chuẩn của ICB cho phù hợp với Việt Nam Các nhóm ngành được xây dựng trong ICB bao gồm: Dầu khí, nguyên vật liệu, công nghiệp, hàng tiêu dùng, y tế, dịch vụ tiêu dùng, viễn thông, dịch vụ tiện ích và tài chính Trong quá trình chọn mẫu, NCS chủ yếu dựa vào tính có sẵn của dữ liệu, với chủ ý lấy được số lượng lớn, mẫu phủ toàn bộ các doanh nghiệp do đó nếu trong ngành công ty nào có thể lấy được đầy đủ dữ liệu 10 năm thì NCS lựa chọn mà không bỏ đi mẫu nào
Trong luận án này, sau khi kiểm tra thực tế về dữ liệu và loại bỏ các công ty không có đủ dữ liệu, NCS thống kê lại được 188 doanh nghiệp như theo bảng 3 3 dưới đây:
Nguồn: NCS tự tổng hợp
3 4 4 Xử lý mẫu
NCS thực hiện các bước phân tích dữ liệu như sau:
Bước 1, Thống kê mô tả các biến Ở bước này NCS thống kê từ 1 880 quan sát
để thống kê chỉ số trung bình, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất và độ lệch chuẩn Thống kê mô tả được thực hiện đến từng loại ý kiến kiểm toán để so sánh đặc thù của biến ở từng loại ý kiến
Bước 2, NCS sử dụng phần mềm Stata tiến hành kiểm định tự tương quan với
dữ liệu chuỗi thời gian bằng việc sử dụng ma trận tương quan (lệnh corr) Nếu hệ số tương quan cặp có giá trị > 0 5, có thể có sự tương quan giữa chúng
Stt Tên ngành Số lượng doanh
nghiệp 1 Công nghiệp 75 2 Hàng tiêu dùng 40 3 Nguyên vật liệu 24 4 Dịch vụ tiêu dùng 17 5 Tiện ích cộng đồng 10 6 Tài chính 90 7 Dược phẩm & Y tế 7
8 Công nghệ thông tin 4
Để chắc chắn mô hình có mắc khuyết tật Đa cộng tuyến hay không, tiến hành kiểm tra bằng ước lượng VIF
Cách thực hiện là hồi quy reg và sử dụng lệnh “vif” VIF tốt nhất là 2 hoặc nhỏ hơn Nếu kết quả từ 10 trở lên thì đó là hiện tượng đa cộng tuyến (Uchida, 2011)
Bước 3, NCS thực hiện kiểm định phương sai sai số thay đổi bằng lệnh “estat
hettest” Nếu Pro > chi2 lớn hơn 0, điều này có nghĩa là mô hình có hiện tượng phương sai sai số thay đổi
Khắc phục bằng cách thực hiện kèm lệnh vce (robust), sai số chuẩn mạnh có thể khắc phục được hiện tượng phương sai sai số thay đổi
Bước 4, NCS thực hiện các lệnh thống kê mô tả với quy mô mẫu chung, quy
mô mẫu phân cấp theo nhóm ngành bằng lệnh sum
“Sum bienphuthuoc biendoclap1 biendoclap2 …” để thống kê mô tả với quy mô mẫu chung
“Sum bienphuthuoc biendoclap1 biendoclap2 …if bien == giatri” để thống kê mô tả với các biến với giá trị cụ thể
Bước 5, Chạy các nhân tổ ảnh hưởng
NCS thực hiện sử dụng mô hình logit để có thể đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán bởi:
Ước lượng tác động ngẫu nhiên là không cần thiết và không chệch với cỡ mẫu nhỏ nhưng ước lượng tác động ngẫu nhiên là tin cậy trong trường hợp cỡ mẫu lớn với T cố định, cụ thể khi N
Thực hiện chạy Panel logit regression với lệnh là xtlogit, lựa chọn re cho random effect và bổ sung vce (robust) để sử dụng sai số chuẩn mạnh
Với đặc trưng của biến phụ thuộc là ý kiến kiểm toán được đo lường bằng nhận giá trị là 1 nếu báo cáo chấp nhận toàn phần, 0 cho còn lại Do đó, mô hình hồi