Khoảng trống nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến của kiểm toán độc lập về báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 58 - 59)

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tầm quan trọng của ý kiến kiểm toán đối với TTCK, giá cổ phiếu, nhà đầu tư, sự phát triển của doanh nghiệp hay các bên liên quan như: Muslih và Amin (2018), Hoti và cộng sự (2012), Mutchler và cộng sự (1997)… Tuy nhiên từ tổng quan nghiên cứu (mục 2 11 và 2 1 3) có thể thấy chuỗi nghiên cứu về chủ đề ý kiến kiểm toán vẫn cần phải phát triển và kiểm định thêm ở bối cảnh mới Từ đó tồn tại khoảng trống nghiên cứu mà NCS có thể tiếp tục phát triển tại nghiên cứu lần này, cụ thể:

(i) Thứ nhất, các nghiên cứu trên thế giới cho ra một kết quả hỗn hợp và không xác định chính xác các nhân tố có ảnh hưởng đến ý kiến của kiểm toán hay không do đó cần phải nghiên cứu thêm để xác định các nhân tố và chiều ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán Đặc biệt với kết quả hỗn hợp như vậy thì việc kiểm định tại Việt Nam là rất cần thiết để xác định các nhân tố nào là có ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán cũng như có ảnh hưởng cùng chiều hay ngược chiều

(ii) Thứ hai, các nghiên cứu trên thế giới phần lớn tập trung vào các nước phát triển như: Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ một số ít hơn các nghiên cứu ở các nước đang phát triển Do đó, việc bổ sung thêm bằng chứng thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán ở các nước đang phát triển là rất cần thiết

(iii) Thứ ba, tại Việt Nam, theo sự hiểu biết của NCS, mặc dù cũng có một vài nghiên cứu nhưng phần lớn các nghiên cứu tập trung ở khía cạnh tổ chức, xây dựng, vận dụng chuẩn mực hoặc chất lượng kiểm toán… và có rất ít nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới việc hình thành ý kiến của kiểm toán độc lập về BCTC được kiểm toán Nghiên cứu về ý kiến kiểm toán tại Việt Nam vẫn chỉ nằm ở một trong các nhánh nghiên cứu nhỏ, số lượng mẫu còn hạn chế, thời gian nghiên cứu chưa dài hay số biến kiểm định đặc biệt là các biến phi tài chính còn chưa nhiều

(iv) Thứ tư, các công trình nghiên cứu tại Việt Nam về ý kiến kiểm toán chỉ thực hiện tổng quan các biến đã được khám phá trên thế giới, sau đó sử dụng phương pháp định lượng để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng Mặc dù trên thế giới, các công trình nghiên cứu về chủ đề ý kiến kiểm toán rất nhiều nhưng bối cảnh khác nhau thì sẽ có những nhân tố chưa phù hợp tại Việt Nam Theo tìm hiểu của NCS thì chưa có một nghiên cứu nào thực hiện nghiên cứu định tính để xác định sự phù hợp của các nhân tố này đến ý kiến kiểm toán

Từ các luận điểm nêu trên có thể thấy, việc tiến hành một nghiên cứu mới về các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiểm toán về BCTC của các công ty phi tài chính niêm

yết là cần thiết và có cơ sở khoa học vững chắc Từ tổng quan nghiên cứu và áp dụng thêm phương pháp định tính là thực hiện phỏng vấn sâu chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan (được trình bày chi tiết ở chương 3 - phương pháp nghiên cứu), NCS thực hiện kiểm định mới 7 biến chưa được kiểm định ở các công trình trước đây (Độ trễ BCKiT, tỷ lệ thành viên không điều hành, chuyển đổi KTV, ROE, tăng trưởng doanh thu, vòng quay hàng tồn kho và vòng quay tài sản cố định) và kiểm định lại 4 biến đã được nghiên cứu (hệ số thanh toán ngắn hạn, chỉ số nợ, quy mô công ty kiểm toán và ý kiến kiểm toán năm trước) Với cách xây dựng mô hình nghiên cứu của luận án dựa trên tổng quan nghiên cứu và phương pháp định tính phỏng vấn sâu chuyên gia, đồng thời số liệu thì được thu thập với số lượng mẫu lớn hơn trong một khoản thời gian dài hơn, cũng như bổ sung thêm các biến về tài chính, phi tài chính, luận án có cơ sở tìm ra điểm mới cho vấn đề nghiên cứu và từ đó có các đề xuất phù hợp cho KTV và các bên liên quan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến của kiểm toán độc lập về báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(176 trang)
w