96 em học sinh cấp II, III ở thôn Hữu Giang sang sông không phải đạp xe đạp đi từ nhà qua cầu Văn Phong đến trường dài trên 13 km. Đề nghị cấp trên hướng dẫn đào tạo cấp chứng chỉ cho chủ đò và hỗ trợ các điều kiện cần thiết để bến đò đủ điều kiện lưu thông vào đầu năm học 2017-2018; về lâu dài đề nghị Trung ương, UBND tỉnh cân đối ngân sách xem xét hỗ trợ kinh phí xây dựng cầu từ Hữu Giang sang Tả - Thượng Giang theo Công văn số 16288/BGTVT- KHĐT ngày 8/12/2015 của Bộ Giao thông Vận tải về việc bổ sung cầu treo dân sinh Tây Giang - huyện Tây Sơn. (Việc này, đã kiến nghị trước kỳ họp 2).
Trả lời:
Từ đầu năm 2016 đến nay, Sở GTVT đã chủ động phối hợp với Trường Cao đẳng Nghề Giao thông vận tải Đường thủy II tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi và cấp 200 Chứng chỉ chuyên môn lái phương tiện hạng 1 và 185 Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng 3 cho người điều khiển phương tiện thủy nội địa trên địa bàn tỉnh. Ngày 06/7/2017, Sở GTVT đã có thông báo gửi UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị kinh doanh vận tải thủy nội địa về việc rà soát, thống kê nhu cầu đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa tại văn bản số 870/SGTVT-VT ngày 06/7/2017. Đề giải quyết vấn đề cử tri kiến nghị, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo UBND huyện Tây Sơn rà soát, thống kê nhu cầu đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa trên địa bàn huyện và tổng hợp, báo cáo số liệu về Sở GTVT để biết thông tin cụ thể. Đối với vấn đề hỗ trợ để bến đò đủ điều kiện hoạt động theo quy định; hiện nay, UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án phát triển giao thông vận tải đường thuỷ nội địa tỉnh Bình Định đến năm 2020 tại Quyết định số 2073/QĐ-UBND ngày 09/6/2017 của UBND tỉnh Bình Định; theo đó, quy hoạch các bến thuỷ nội địa trên địa bàn xã Tây Giang, huyện Tây Sơn có 02 bến thuỷ nội địa (phục vụ dân sinh), gồm: Bến Thượng Giang 2 (xây dựng mới tại bờ kè sau lưng trạm Y tế xã Tây Giang) và bến Hữu Giang (xây dựng đối diện với bến Thượng Giang 2 theo hướng vuông góc với dòng chảy). Tuy nhiên, kinh phí đầu tư hiện nay rất khó khăn, đề nghị UBND huyện Tây Sơn chủ động cân đối ngân sách của địa phương hoặc lồng ghép các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư xây dựng phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong vùng.
Riêng nội dung liên quan đến việc đầu tư xây dựng cầu Tây Giang; vấn đề này, Sở GTVT đã làm việc với UBND huyện Tây Sơn, UBND xã Tây Giang và các đơn vị có liên quan để xác định vị trí, hướng tuyến, quy mô dự kiến và nguồn vốn để triển khai. Theo đó, dự án cầu Tây Giang với quy mô dự kiến: chiều dài cầu
khoảng 500m, khổ cầu 5m (có bố trí nhịp tránh xe), tổng mức dự kiến là 89 tỷ đồng. Việc triển khai xây dựng cầu Tây Giang nhằm góp phần phục vụ nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của nhân dân trong khu vực và đã được Bộ GTVT cam kết với Ông Vương Đình Huệ sẽ xem xét đưa vào dự án LRAMP. Tuy nhiên, theo Quyết định số 622/QĐ-BGTVT ngày 02/3/2016 của Bộ GTVT và các điều kiện tiên quyết để nhà tài trợ giải ngân vốn cho dự án đã yêu cầu trên địa bàn tỉnh Bình Định phải xây dựng tối thiểu 23 cầu với nguồn kinh phí dự kiến khoảng 116 tỷ đồng. Do kinh phí lớn (89 tỷ đồng) vào thời điểm hiện tại không thể đưa dự án cầu Tây Giang vào dự án LRAMP và điều này đã được Tổng Cục Đường bộ Việt Nam, Ban QLDA 3 kiểm tra, thống nhất đề xuất không đưa cầu Tây Giang vào dự án LRAMP mà dùng nguồn vốn khác để triển khai thực hiện. Trong thời gian đến, khi có điều kiện về nguồn vốn, UBND tỉnh sẽ xem xét quan tâm bố trí kinh phí để đầu tư xây dựng công trình.