Trong các tiêu chí của nội dung công tác tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe cho NB, thì tiêu chí Giải thích tác dụng và cách dùng thuốc, mục đích của việc sử dụng thuốc trong quá trình điều trị đạt kết quả cáo nhất bằng 100%, thấp nhất là tiêu chí hướng dẫn cách tự theo dõi bệnh trong và sau quá trình điều trị/ra viện bằng 90%, tỷ lệ này tương đối phù hợp với nghiên cứu của Chu Thị Hải Yến năm 2013 tại khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nông nghiệp với 90,6% (5) và Đào Đức Hạnh năm 2015 tại viện Chấn Thương Chỉnh Hình với 90,7% (7). Tỷ lệ này cao hơn nghiên cứu Dương Thị Bình Minh năm 2012 tại BV Hữu Nghị với 66,2% (32) và Nguyễn Thùy Châu năm 2014 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa với 81,3% (15) và nghiên cứu của Aghakhani năm 2012 tại Bệnh viện của Đại học y khoa Urmia cũng cho thấy hầu hết các ĐD (73,6%) không ý thức về tầm quan trọng của giáo dục NB và cho rằng GDSK cho NB không phải là nhiệm vụ của họ (23). 3.1.2. Công tác chăm sóc về tinh thần cho người bệnh
Người bệnh phải phẫu thuật thường có tâm lý lo lắng vì vậy việc hỗ trợ cho NB truớc và sau khi phẫu thuật là hết sức quan trọng. Công việc này không những giúp NB cảm thấy yên tâm trong điều trị, cảm thấy được tôn trọng trong điều trị, nó còn thể hiện được kỹ năng mềm cần có của ĐD. Theo đánh giá của NB, công tác chăm sóc hỗ trợ về tâm lý, tinh thần cho NB của ĐD được NB đánh giá cao ở 02 nội dung: Tỷ lệ NB đánh giá điều dưỡng chăm sóc, giao tiếp với NB bằng thái độ ân cần và niềm nở chiếm 100%; NB được Điều dưỡng giải đáp kịp thời những băn khoăn, thắc mắc trong quá trình điều trị và chăm sóc là 97.5% ,Tỷ lệ này cao hơn nghiên cứu của Dương Thị Bình Minh năm 2012 tại BV Hữu Nghị với 94,9% (8) và cao hơn so với nghiên cứu của Đào Đức Hạnh năm 2015 tại Viện Chấn Thương Chỉnh Hình- Bệnh viện Quân đội 108 là 93,3% (7); của Bùi Thị Bích Ngà tại Bệnh viện YHCT Hà Nội là 90,2% (33), Nguyễn Thị Bích Nga, năm 2015 tại Bệnh viện Phổi TW với 78,8% (12), Nguyễn Thùy Châu năm 2014 Bệnh viện Đa khoa Khánh
Hòa với 83,2% (15) và Nguyễn Thùy Trâm 2014 Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu – Bến Tre là 69,5% (14).
3.1.3. Công tác chăm sóc vệ sinh cá nhân
Người bệnh sau phẫu thuật tuyến giáp đa phần thuộc diện CS cấp II và theo quy định của thông 07/2011/TT - BYT, CS vệ sinh cá nhân cho NB hàng ngày gồm vệ sinh răng miệng, vệ sinh thân thể, hỗ trợ đại tiện, tiểu tiện và thay đổi đồ vải sẽ do NB làm dưới sự hướng dẫn của nhân viên y tế và được hỗ trợ khi cần (1). Ở đây công tác thay ga chải giường, thay quần áo cho người bệnh được thực hiện rất tốt đạt 100%, tuy nhiên việc hướng dẫn NB tự vệ sinh cá nhân thì chỉ đạt 72.5% . Tỷ lệ này thấp hơn nghiên cứu Bùi Thị Bích Ngà tại Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Nội là 33,3% (33) và cao hơn của Đào Đức Hạnh năm 2015 Viện Chấn Thương Chỉnh Hình- Bệnh viện Quân đội 108 với 24,5% (7) và cao hơn nhiều so với nghiên cứu của Chu Thị Hải Yến tại khoa Hồi sức cấp cứu BV Nông nghiệp năm 2013
3.1.4. Công tác chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh
Chế độ ăn và hỗ trợ dinh dưỡng cho người bệnh đóng một phần quan trọng của quá trình điều trị,đặc biệt góp phần quyết định điều trị một số bệnh như: Đái tháo đường, suy thận, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid,điều này lại càng quan trọng khi người bệnh phẫu thuật có mắc kèm theo một trong những bệnh trên. Chính vì vậy, vai trò tư vấn, giám sát, hỗ trợ NB của các ĐD về chế độ ăn và dinh dưỡng là hết sức cần thiết. Từ kết quả cho thấy, 100% Điều dưỡng viên giải thích, hướng dẫn cho NB về chế độ ăn sau mổ, và có 95% điều dưỡng giải thích tại sao NB nên và không nên ăn loại thực phẩm nào đó, tỷ lệ này cũng tương đương với nghiên cứu của Chu Thị Hải Yến năm 2013 tại khoa HSCC bệnh viện Nông Nghiệp là 94,4% (5), Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Nga năm 2015 tại bệnh viện Phổi TW là 59,9% (12). Tuy nhiên vẫn còn 05% NB đánh giá chung về công tác CS dinh dưỡng chưa đạt yêu cầu, lý giải cho kết quả này do Trung tâm chưa triển khai được hết chế độ ăn bệnh lý đến từng các khoa vì vậy NB ăn uống do người nhà tự chuẩn bị. Hiện tại ĐD mới chỉ hướng dẫn NB ăn uống chứ chưa kiểm soát được chế độ ăn của người bệnh điều này tương đối giống như nhận xét qua phỏng vấn các ĐD.
3.1.5. Công tác hỗ trợ điều trị và phối hợp thực hiện y lệnh điều trị
Hỗ trợ điều trị là một trong những nhiệm vụ không kém phần quan trọng của điều dưỡng. Theo thông tư 07/2011/TT - BYT nhiệm vụ của ĐD định kỳ đi buồng bệnh để lắng nghe và đáp ứng các nhu cầu của người bệnh, trong quá trình đi buồng bệnh kỹ năng giao tiếp của điều dưỡng đóng một vai trò hết sức quan trọng, là yếu tố làm tăng hiệu quả của điều trị. Công tác hỗ trợ điều trị và phối hợp thực hiện y lệnh của bác sỹ được NB đánh giá khá cao cho cả 12 tiêu chí của nội dung công tác với kết quả thấp nhất cũng đạt 90% là điều dưỡng kiểm tra lại số lượng thuốc, tên thuốc so với công khai thuốc và vòng định dạng của người bệnh, chủ yếu thiếu nội dung so thông tin thuốc với thông tin trên vòng định dạng người bệnh. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của ĐD đó là “Bảo đảm uống thuốc ngay tại giường bệnh trước sự chứng kiến của ĐDV, hộ sinh viên”( Điều 10 chương II Thông tư 07/2011/TT-BTY) trong chuyên đề này là 100%. Kết quả này cao hơn nhiều nghiên cứu của Bùi Thị Bích Ngà (2011) tại Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương là 58,3% (33)và tương đương nghiên cứu của Chu Thị Hải Yến năm 2013 tại khoa HSCC bệnh viện Nông Nghiệp là 99,3% (5). Điều này cũng rất dễ hiểu, do từ lâu Trung tâm đã triển khai 100% các khoa lâm sàng thực hiện cho người bệnh uống thuốc tại giường
3.1.6. Công tác theo dõi đánh giá người bệnh.
Để đánh giá nội dung này chúng tôi đã phát vấn bệnh nhân với 4 tiêu chí: Trong 6h đầu sau mổ, NB được mắc Monitoring theo dõi đạt 100%, Trong 6h đầu sau mổ, điều dưỡng có kiểm tra tình trạng của NB ≥ 2 lần đề phòng biến chứng sớm đạt 100%, Khi NB có dấu hiệu bất thường, báo cho cán bộ y tế, điều dưỡng viên có đến ngay và xử trí kịp thời đạt 100%, Tuy nhiên tiêu chí NB được kiểm tra Mạch- nhiệt độ- Huyết áp hàng ngày đạt chỉ 95%, tỷ lệ này thấp hơn trong nghiên cứu của Dương Thị Bình Minh (2012) là 96,8% (32) , Đào Thị Thanh Bình và Hoàng Khánh Toàn (2008) tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là 100% (31) Đánh giá chung cho công tác này đạt 95%, kết quả này tương đối phù hợp với nghiên cứu của Đào Đức Hạnh năm 2015 tại viện Chấn Thương Chỉnh Hình – Bệnh viện Quân Đội 108 là 94,8% (7) , Chu Thị Hải Yến năm 2013 tại khoa HSCC bệnh viện Nông Nghiệp là 96,1% (5), Kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thùy Trâm
(2014) là 85,9% ĐD hoàn thành nhiệm vụ theo dõi và đánh giá NB (14), Dương Thị Bình Minh năm 2012 tại BV Hữu Nghị với 94% (8).
3.1.7. Kết quả hài lòng chung về công tác chăm sóc người bệnh sau phãu thuật tuyến giáp tuyến giáp
Từ kết quả của bảng 2.1 đánh giá chung về công tác chăm sóc người bệnh có 5% người bệnh và người nhà có cảm nhận “bình thường”, có 25% người bệnh rất hài lòng và 70% người bệnh hài lòng, Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Chu Thị Hải Yến năm 2013 tại khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện Nông Nghiệp là 76.8% (5) và nghiên cứu của Đào Thị Thanh Bình và Hoàng Khánh Toàn (2008) tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là 80% (31).
3.2. Ưu điểm, hạn chế.
3.2.1. Ưu điểm
Hiện nay, việc thực hiện công tác chăm sóc người bệnh nói chung và chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật tuyến giáp nói riêng tại TTYT huyện Thanh Ba có nhiều thuận lợi và cho những kết quả tích cực thông qua các chỉ số như tỷ lệ hài lòng người bệnh. Một số thuận lợi trong công tác chăm sóc người bệnh là:
Ngày 26 tháng 01 năm 2011, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 07/TT-BYT về việc “Hướng dẫn công tác Điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong Bệnh viện” (1), tại chương II đã nêu cụ thể 12 nhiệm vụ chuyên môn chăm sóc người bệnh. Cụ thể: tư vấn, hướng dẫn GDSK; CS về tinh thần; CS vệ sinh 6 cá nhân; CS dinh dưỡng; CS phục hồi chức năng; CSNB chỉ định phẫu thuật, thủ thuật; dùng thuốc và theo dõi dùng thuốc cho NB; CSNB giai đoạn hấp hối và NB tử vong; thực hiện các kỹ thuật ĐD; theo dõi, đánh giá NB; bảo đảm an toàn và phòng ngừa sai sót chuyên môn kỹ thuật trong CSNB và ghi chép hồ sơ bệnh án (1).
Ngày 27 tháng 9 năm 2012, Bộ Y tế ban hành Tài liệu quản lý điều dưỡng , ban hnahf tại Quyết định số 6520/BYT-K2ĐT (2), trong tài liệu này, tại bài 11 nêu rõ Chuẩn chất lượng chăm sóc người bệnh trong các BV và phương pháp đánh giá chất lượng chăm sóc người bệnh (2)
Tháng 7 năm 2014, Bộ Y tế ban hành tài liệu “Đào tạo liên tục chăm sóc người bệnh toàn diện”, ban hành kèm theo Quyết định số 123/QĐ-BYT ngày 29 tháng 7 năm 2014 (3), trong tài liệu này, một lần nữa hướng dẫn rõ ràng hơn công tác chăm sóc người bệnh.
Công tác chăm sóc người bệnh luôn được sự ủng hộ, động viên của Ban Giám đốc Trung tâm. Phòng Điều dưỡng luôn sát xao, theo dõi và cập nhật các quy trình chăm sóc người bệnh, đặc biệt là các nội dung liên quan đến 12 nhiệm vụ chăm sóc người bệnh ban hành tại Thông tư 07/TT- BYT.
Ban Giám đốc luôn tạo điều kiện cho đội ngũ học tập nâng cao trình độ chuyên môn, cử nhiều lớp đi đào tạo tại các Bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương về công tác chăm sóc người bệnh, các lớp về theo dõi người bệnh sau mổ như phẫu thuật tuyến giáp.
Thường xuyên cập nhật và bổ xung nhu cầu trang thiết bị, đáp ứng nhu cầu chăm sóc ngày càng cao của nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chăm sóc người bệnh của đội ngũ điều dưỡng trong đơn vị.
Ngoài việc đào tạo về trình độ chuyên môn, Trung tâm và hệ thống điều dưỡng còn quan tâm đào tạo kỹ năng giao tiếp, quy tắc ứng xử nhằm đáp ứng sự hài lòng của người bệnh.
Hệ thống điều dưỡng với tuổi nghề còn trẻ, nên luôn hăng say học tập và năng nổ trong công việc chung là chăm sóc người bệnh.
Được người bệnh sau phẫu thuật đánh giá điểm hài lòng sao, không có người bệnh nào là “không hài lòng” và “rất không hài lòng”.
3.2.2. Hạn chế
Cho dù đã đạt nhiều thành quả tích cực, đến nay trong công tác chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật nói chung và sau phẫu thuạt tuyến giáp nói riêng cũng bộc lộ một số hạn chế như:
Trung tâm chưa xây dựng bảng kiểm cụ thể cho hoạt động giáo dục sức khỏe cho người bệnh sau phẫu thuật tuyến giáp.
Một số điều dưỡng chưa nhận thức rõ và thực hiện nghiêm túc việc động viên an ủi người bệnh sau phẫu thuật tuyến giáp yên tâm điều trị.
Một số người bệnh sau phẫu thuật tuyến giáp không có bệnh nền chưa được theo dõi Mạch- nhiệt độ- huyết áp hàng ngày.
3.2.3. Nguyên nhân của những việc đã làm được và chưa làm được
Để có được kết quả tích cực bước đầu về công tác chăm sóc người bệnh đó là nhờ tinh thần đoàn kết, sự chỉ đạo quyết littj của Ban Giám đốc trung tâm, sự vào
cuộc, gương mẫu của các lãnh đạo khoa/phòng bên cạnh đó không thể không nhắc đến sự nhiệt huyết của tuổi trẻ điều dưỡng Thanh Ba.
Bên cạnh đó, vẫn còn một số cá nhân chưa ý thức được tầm quan trọng của sự cố gắng cá nhân, góp phần tạo nên thành công của tập thể; một số cá nhân còn lười học tập, rèn luyện nên kỹ năng và kiến thức hạn chế, dẫn đến kết quả chăm sóc người bệnh ở cá nhân đó còn chưa cao.
KẾT LUẬN
Từ kết quả và bàn luận, chúng tôi đưa ra một số kết luận về hoạt động chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật tuyến giáp tại TTYT huyện Thanh Ba, Phú Thọ năm 2021 như sau:
Sự hài lòng chung của người bệnh về công tác chăm sóc của điều dưỡng đạt 95%
Công tác giáo dục sức khỏe được đánh giá là đạt 90%
Công tác chăm sóc tinh thần cho người bệnh được đánh giá là đạt 95% Công tác chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh được đánh giá là đạt 95% Công tác hỗ trợ điều trị và phối hợp thực hiện y lệnh điều trịcho người bệnh được đánh giá là đạt 95%
Công tác chăm sóc vệ sinh cá nhân cho người bệnh được đánh giá là đạt 72.5%
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
* Đối với Bệnh viện:
Tiếp tục tăng cường công tác chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật tuyến giáp.Phòng Điều dưỡng cần nêu cao vai trò gương mẫu, sâu sát, kịp thời xây dựng các bảng kiểm về hoạt động chăm sóc điều dưỡng và GDSK cho người bệnh chứ không chỉ là quy trình của các kỹ thuật điều dưỡng.
Thường xuyên tổ chức đào tạo tại chỗ công tác chăm sóc điều dưỡng nói chung và công tác chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật tuyến giáp nói riêng.
Tập huẩn lại phương pháp Giáo dục sức khỏe cho người bệnh, quy tắc ứng xủ cho nhân viên y tế.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động chăm sóc người bệnh đặc biệt là công tác theo dõi DHST của người bệnh sau phẫu thuật tuyến giáp hàn ngày hay là công tác đối chiếu chính xác thông tin người bệnh qua vòng định dạng trước khi thực hiện y lệnh thuốc cho người bệnh, tư vấn hướng dẫn người bệnh vệ ính cá nhân.
Cần có chế tài cứng rắn cho các trường hợp điều dưỡng vi phạm công tác chăm sóc người bệnh.
* Đối với các ĐD, HS, KTV:
- Thực hiện đúng quy trình chuyên môn , quy trình chăm sóc người bệnh do đơn vị ban hành.
- Đề xuất xây dựng, hiệu chỉnh quy trình chăm sóc chuẩn phù hợp với đặc điểm của khoa mình.
- Thực hiện đúng các quy định của đơn vị về thực hiện quy tắc ứng xử và đổi mới phong cách thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh.
- Tăng cường công tác tư vấn, GDSK cho người bệnh
- Tham gia đầy đủ, nghiêm túc các lớp tập huấn kiến thức mới về quản lý và chăm sóc sức người bệnh sau phẫu thuật tuyến giáp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO * Tiếng Việt
1. Bộ Y tế. "Hướng dẫn công tác Điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong Bệnh viện". Hà Nội: Cục quản lý KCB; 2011. p. 17.
2. Bộ Y tế. "Tài liệu đào tạo tăng cường năng lực quản lý điều dưỡng". Hà Nội: Cục quản lý KCB; 2012.
3. Bộ Y tế. "Tài liệu đào tạo liên tục chăm sóc người bệnh toàn diện". Hà Nội: Cục quản lý KCB; 2014.
4. Bộ Y tế. "Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện Việt ANm phiên bản 2.0". Hà Nội: Cục quản lý KCB; 2016.
5. Chu Thị Hải Yến. Thực trạng công tác chăm sóc toàn diện người bệnh của điều dưỡng viên khoa hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nông Nghiệp năm 2013. Luận văn thạc sỹ chuyên ngành quản lý bệnh viện, Trường Đại Học Y Tế Công Cộng: 2013.
6. Đại học y Phạm Ngọc Thạch. Bài giảng ung bướu học. Đại học y Phạm Ngọc Thạch: Bộ môn ung bướu; 2011. 683 p.