Thực trạng cơng tác chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật tuyến giáp tạ

Một phần của tài liệu Khảo sát công tác chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật tuyến giáp tại trung tâm y tế huyện thanh ba năm 2021 (Trang 27 - 30)

Bảng 2.1 Công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh

3.1. Thực trạng cơng tác chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật tuyến giáp tạ

TTYT huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.

3.1.1. Công tác tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh.

Trong các tiêu chí của nội dung cơng tác tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe cho NB, thì tiêu chí Giải thích tác dụng và cách dùng thuốc, mục đích của việc sử dụng thuốc trong quá trình điều trị đạt kết quả cáo nhất bằng 100%, thấp nhất là tiêu chí hướng dẫn cách tự theo dõi bệnh trong và sau quá trình điều trị/ra viện bằng 90%, tỷ lệ này tương đối phù hợp với nghiên cứu của Chu Thị Hải Yến năm 2013 tại khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nông nghiệp với 90,6% (5) và Đào Đức Hạnh năm 2015 tại viện Chấn Thương Chỉnh Hình với 90,7% (7). Tỷ lệ này cao hơn nghiên cứu Dương Thị Bình Minh năm 2012 tại BV Hữu Nghị với 66,2% (32) và Nguyễn Thùy Châu năm 2014 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa với 81,3% (15) và nghiên cứu của Aghakhani năm 2012 tại Bệnh viện của Đại học y khoa Urmia cũng cho thấy hầu hết các ĐD (73,6%) không ý thức về tầm quan trọng của giáo dục NB và cho rằng GDSK cho NB không phải là nhiệm vụ của họ (23). 3.1.2. Cơng tác chăm sóc về tinh thần cho người bệnh

Người bệnh phải phẫu thuật thường có tâm lý lo lắng vì vậy việc hỗ trợ cho NB truớc và sau khi phẫu thuật là hết sức quan trọng. Công việc này không những giúp NB cảm thấy yên tâm trong điều trị, cảm thấy được tơn trọng trong điều trị, nó cịn thể hiện được kỹ năng mềm cần có của ĐD. Theo đánh giá của NB, cơng tác chăm sóc hỗ trợ về tâm lý, tinh thần cho NB của ĐD được NB đánh giá cao ở 02 nội dung: Tỷ lệ NB đánh giá điều dưỡng chăm sóc, giao tiếp với NB bằng thái độ ân cần và niềm nở chiếm 100%; NB được Điều dưỡng giải đáp kịp thời những băn khoăn, thắc mắc trong quá trình điều trị và chăm sóc là 97.5% ,Tỷ lệ này cao hơn nghiên cứu của Dương Thị Bình Minh năm 2012 tại BV Hữu Nghị với 94,9% (8) và cao hơn so với nghiên cứu của Đào Đức Hạnh năm 2015 tại Viện Chấn Thương Chỉnh Hình- Bệnh viện Quân đội 108 là 93,3% (7); của Bùi Thị Bích Ngà tại Bệnh viện YHCT Hà Nội là 90,2% (33), Nguyễn Thị Bích Nga, năm 2015 tại Bệnh viện Phổi TW với 78,8% (12), Nguyễn Thùy Châu năm 2014 Bệnh viện Đa khoa Khánh

Hòa với 83,2% (15) và Nguyễn Thùy Trâm 2014 Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu – Bến Tre là 69,5% (14).

3.1.3. Cơng tác chăm sóc vệ sinh cá nhân

Người bệnh sau phẫu thuật tuyến giáp đa phần thuộc diện CS cấp II và theo quy định của thông 07/2011/TT - BYT, CS vệ sinh cá nhân cho NB hàng ngày gồm vệ sinh răng miệng, vệ sinh thân thể, hỗ trợ đại tiện, tiểu tiện và thay đổi đồ vải sẽ do NB làm dưới sự hướng dẫn của nhân viên y tế và được hỗ trợ khi cần (1). Ở đây công tác thay ga chải giường, thay quần áo cho người bệnh được thực hiện rất tốt đạt 100%, tuy nhiên việc hướng dẫn NB tự vệ sinh cá nhân thì chỉ đạt 72.5% . Tỷ lệ này thấp hơn nghiên cứu Bùi Thị Bích Ngà tại Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Nội là 33,3% (33) và cao hơn của Đào Đức Hạnh năm 2015 Viện Chấn Thương Chỉnh Hình- Bệnh viện Quân đội 108 với 24,5% (7) và cao hơn nhiều so với nghiên cứu của Chu Thị Hải Yến tại khoa Hồi sức cấp cứu BV Nông nghiệp năm 2013

3.1.4. Cơng tác chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh

Chế độ ăn và hỗ trợ dinh dưỡng cho người bệnh đóng một phần quan trọng của q trình điều trị,đặc biệt góp phần quyết định điều trị một số bệnh như: Đái tháo đường, suy thận, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid,điều này lại càng quan trọng khi người bệnh phẫu thuật có mắc kèm theo một trong những bệnh trên. Chính vì vậy, vai trị tư vấn, giám sát, hỗ trợ NB của các ĐD về chế độ ăn và dinh dưỡng là hết sức cần thiết. Từ kết quả cho thấy, 100% Điều dưỡng viên giải thích, hướng dẫn cho NB về chế độ ăn sau mổ, và có 95% điều dưỡng giải thích tại sao NB nên và khơng nên ăn loại thực phẩm nào đó, tỷ lệ này cũng tương đương với nghiên cứu của Chu Thị Hải Yến năm 2013 tại khoa HSCC bệnh viện Nông Nghiệp là 94,4% (5), Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Nga năm 2015 tại bệnh viện Phổi TW là 59,9% (12). Tuy nhiên vẫn cịn 05% NB đánh giá chung về cơng tác CS dinh dưỡng chưa đạt yêu cầu, lý giải cho kết quả này do Trung tâm chưa triển khai được hết chế độ ăn bệnh lý đến từng các khoa vì vậy NB ăn uống do người nhà tự chuẩn bị. Hiện tại ĐD mới chỉ hướng dẫn NB ăn uống chứ chưa kiểm soát được chế độ ăn của người bệnh điều này tương đối giống như nhận xét qua phỏng vấn các ĐD.

3.1.5. Công tác hỗ trợ điều trị và phối hợp thực hiện y lệnh điều trị

Hỗ trợ điều trị là một trong những nhiệm vụ không kém phần quan trọng của điều dưỡng. Theo thông tư 07/2011/TT - BYT nhiệm vụ của ĐD định kỳ đi buồng bệnh để lắng nghe và đáp ứng các nhu cầu của người bệnh, trong quá trình đi buồng bệnh kỹ năng giao tiếp của điều dưỡng đóng một vai trị hết sức quan trọng, là yếu tố làm tăng hiệu quả của điều trị. Công tác hỗ trợ điều trị và phối hợp thực hiện y lệnh của bác sỹ được NB đánh giá khá cao cho cả 12 tiêu chí của nội dung cơng tác với kết quả thấp nhất cũng đạt 90% là điều dưỡng kiểm tra lại số lượng thuốc, tên thuốc so với cơng khai thuốc và vịng định dạng của người bệnh, chủ yếu thiếu nội dung so thông tin thuốc với thông tin trên vòng định dạng người bệnh. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của ĐD đó là “Bảo đảm uống thuốc ngay tại giường bệnh trước sự chứng kiến của ĐDV, hộ sinh viên”( Điều 10 chương II Thông tư 07/2011/TT-BTY) trong chuyên đề này là 100%. Kết quả này cao hơn nhiều nghiên cứu của Bùi Thị Bích Ngà (2011) tại Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương là 58,3% (33)và tương đương nghiên cứu của Chu Thị Hải Yến năm 2013 tại khoa HSCC bệnh viện Nông Nghiệp là 99,3% (5). Điều này cũng rất dễ hiểu, do từ lâu Trung tâm đã triển khai 100% các khoa lâm sàng thực hiện cho người bệnh uống thuốc tại giường

3.1.6. Công tác theo dõi đánh giá người bệnh.

Để đánh giá nội dung này chúng tôi đã phát vấn bệnh nhân với 4 tiêu chí: Trong 6h đầu sau mổ, NB được mắc Monitoring theo dõi đạt 100%, Trong 6h đầu sau mổ, điều dưỡng có kiểm tra tình trạng của NB ≥ 2 lần đề phịng biến chứng sớm đạt 100%, Khi NB có dấu hiệu bất thường, báo cho cán bộ y tế, điều dưỡng viên có đến ngay và xử trí kịp thời đạt 100%, Tuy nhiên tiêu chí NB được kiểm tra Mạch- nhiệt độ- Huyết áp hàng ngày đạt chỉ 95%, tỷ lệ này thấp hơn trong nghiên cứu của Dương Thị Bình Minh (2012) là 96,8% (32) , Đào Thị Thanh Bình và Hồng Khánh Tồn (2008) tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là 100% (31) Đánh giá chung cho công tác này đạt 95%, kết quả này tương đối phù hợp với nghiên cứu của Đào Đức Hạnh năm 2015 tại viện Chấn Thương Chỉnh Hình – Bệnh viện Quân Đội 108 là 94,8% (7) , Chu Thị Hải Yến năm 2013 tại khoa HSCC bệnh viện Nông Nghiệp là 96,1% (5), Kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thùy Trâm

(2014) là 85,9% ĐD hoàn thành nhiệm vụ theo dõi và đánh giá NB (14), Dương Thị Bình Minh năm 2012 tại BV Hữu Nghị với 94% (8).

3.1.7. Kết quả hài lịng chung về cơng tác chăm sóc người bệnh sau phãu thuật tuyến giáp tuyến giáp

Từ kết quả của bảng 2.1 đánh giá chung về cơng tác chăm sóc người bệnh có 5% người bệnh và người nhà có cảm nhận “bình thường”, có 25% người bệnh rất hài lịng và 70% người bệnh hài lòng, Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Chu Thị Hải Yến năm 2013 tại khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện Nông Nghiệp là 76.8% (5) và nghiên cứu của Đào Thị Thanh Bình và Hồng Khánh Tồn (2008) tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là 80% (31).

Một phần của tài liệu Khảo sát công tác chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật tuyến giáp tại trung tâm y tế huyện thanh ba năm 2021 (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)