Mô hình nghiên cứu đề xuất

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của cán bộ công chức, viên chức tại sở tài chính tỉnh đồng nai luận văn thạc sĩ (Trang 28)

Từ cơ sở các học thuyết và các nghiên cứu liên quan, đề tài nghiên cứu này tiến hành xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính ban đầu với biến phụ thuộc là sự thỏa mãn công việc, còn biến độc lập là các biến sau: Thu nhập; Đào tạo và thăng tiến; Cấp trên; Đồng nghiệp; Đặc điểm công việc; Điều kiện làm việc; Phúc lợi Mô hình được thể hiện ở sơ đồ sau:

STT Tác giả Kết quả nghiên cứu

1 Võ Văn Dứt, DưQuốc Chí (2016)

Kết quả cho thấy các yếu tố tác động tích cực đến sự thỏa mãn công việc bao gồm: phúc lợi, mối quan hệ với cấp trên, thu nhập, cơ hội đào tạo và thăng tiến.

2

Nguyễn Phúc Nguyên, Dương Phú Tùng (2015).

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc gồm: Đồng nghiệp, Tiền lương, Đặc điểm công việc, Điều kiện làm việc, Đào tạo thăng tiến.

3 Trần Xuân Thạnh (2015).

Kết quả nghiên cứu cho thấy đồng nghiệp, thu nhập, cơ hội đào tạo và thăng tiến, cấp trên là bốn nhân tố có tác động lớn nhất, còn phúc lợi và đặc điểm công việc tác động không lớn đến sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên tại PISICO. 4 Luddy (2015)

Kết quả nghiên cứu cho thấy năm nhân tố bản chất công việc, sự đãi ngộ, sự giám sát của cấp trên, thăng tiến và đồng nghiệp đều ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên.

5 Smith, Kendall & Hulin (1969)

Nghiên cứu đã xây dựng các chỉ số đánh giá mức độ thỏa mãn công việc dựa trên các nhân tố: Bản chất công việc, tiền lương, sự giám sát của cấp trên, cơ hội đào tạo và thăng tiến, đồng nghiệp.

6 Boeve (2007) Kết quả phân tích đã cho thấy nhân tố công việc, mối quanhệ với đồng nghiệp, cơ hội phát triển, sự hỗ trợ của cấp trên và lương bổng tác động tới sự thỏa mãn công việc.

Thu nhập Đào tạo và thăng tiến

Cấp trên

Đồng nghiệp Sự thỏa mãn

công việc Đặc điểm công việc

Điều kiện làm việc Phúc lợi

(Nguồn: tổng hợp và đề xuất của tác giả)

Sơ đồ 2 7: Mô hình nghiên cứu đề xuất

* Thu nhập (Income): là số tiền mà cá nhân, tổ chức, khu vực, quốc gia, có được

từ việc làm, từ việc đầu tư, từ việc kinh doanh, Trong nghiên cứu này thì thu nhập là số tiền mà cá nhân có được từ việc làm công cho một doanh nghiệp, tổ chức nào đó, thu nhập này không bao gồm các khoản thu nhập khi họ làm công việc khác (không liên quan đến doanh nghiệp, tổ chức họ đang làm thuê) Theo đó, khoản thu nhập này sẽ bao gồm các khoản lương cơ bản, các khoản trợ cấp (nếu có), các loại thưởng bao gồm cả thưởng định kỳ và thưởng không định kỳ, hoa hồng (nếu có) và lợi ích bằng tiền khác phát sinh trực tiếp từ công việc chính hiện tại

Riêng các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các loại bảo hiểm khác mà công ty đóng cho nhân viên đã được qui vào phúc lợi công ty nên không được đưa vào nhân tố thu nhập

* Đào tạo và thăng tiến:

Đào tạo (Training) là quá trình học hỏi những kỹ năng cần thiết để thực hiện một công việc cụ thể Thăng tiến (Promotion) là việc di chuyển lên vị trí hoặc công việc quan trọng hơn trong một công ty Đào tạo trong đề tài này được nhóm chung với thăng tiến do đào tạo thường nhằm mục đích cuối cùng là thăng tiến hoặc nâng cao khả năng, hiệu quả làm việc của nhân viên

Trong đề tài này, ta sẽ khảo sát mức thỏa mãn về đào tạo trong công việc của nhân viên ở các khía cạnh như đào tạo để có đủ kỹ năng hoàn thành tốt công việc, đào tạo để được nâng cao kiến thức và kỹ năng làm việc, các chương trình đạo tạo của công ty đang áp dụng

* Cấp trên (Supurior): là người ở vị trí cao hơn trong một công ty hay tổ chức

Trong đề tài này thì cấp trên là người quản lý trực tiếp nhân viên cấp dưới Sự thỏa mãn công việc mang lại từ những yếu tố mối quan hệ giữa cấp trên với nhân viên cấp dưới của mình bao gồm sự dễ giao tiếp với cấp trên (Ehlers, 2003), sự hỗ trợ khi cần thiết (Wesley & Muthuswamy, 2008) và sự quan tâm của cấp trên (Bellingham, 2004), sự bảo vệ nhân viên khi cần thiết (Linden & Maslyn, 1998), năng lực của cấp trên, sự tự do thực hiện công việc của cấp dưới (Weiss et al,1967), sự ghi nhận sự đóng góp của nhân viên, sự đối xứ công bằng đối với cấp dưới (Warren, 2008)

* Đồng nghiệp (Colleague): là người bạn làm việc cùng với nhau Trong đề tài này

thì đồng nghiệp là người cùng làm trong một doanh nghiệp, tổ chức với bạn, là người mà bạn thường xuyên trao đổi, chia sẽ với nhau về công việc Đối với phần lớn các công việc thì thời gian mỗi nhân viên làm việc với đồng nghiệp của mình là nhiều hơn so với thời gian làm việc với cấp trên Do vậy, cũng như mối quan hệ với cấp trên, mối quan hệ của nhân viên với đồng nghiệp cũng ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc Tương tự mối quan hệ với cấp trên, nhân viên cần có được sự hỗ trợ giúp đỡ của đồng nghiệp khi cần thiết, tìm thấy sự thoải mái thân thiện khi làm việc với đồng nghiệp (Hill, 2008) Đồng thời, nhân viên phải tìm thấy đồng nghiệp của mình tận tâm với công việc để đạt được kết quả tốt nhất (Bellingham, 2004) Cuối cùng, đồng nghiệp cần phải là người đáng tin cậy (Chami & Fullenkamp 2002)

* Đặc điểm công việc (Job characteristics): theo như mô hình đặc điểm công việc

của R Hackman và G Oldman (1974) thì một công việc sẽ mang đến nhân viên sự thỏa mãn chung và tạo được hiệu quả công việc tốt nếu thiết kế công việc đó thỏa mãn các đặc điểm sau: sử dụng các kỹ năng khác nhau, nhân viên nắm rõ công việc và công việc có tầm quan trọng nhất định đối với hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung của doanh nghiệp; công việc đó cho phép nhân viên thực hiện một số quyền nhất định để hoàn tất

công việc của mình và nhân viên sẽ chịu trách nhiệm đối với các quyết định của mình; công việc phải có cơ chế phản hồi đánh giá của cấp trên đối với những gì nhân viên đã làm để rút kinh nghiệm cho lần sau Ngoài ra, để có được sự thỏa mãn người nhân viên rất cần được làm công việc phù hợp với năng lực của họ(Weiss et al , 1967; Bellingham, 2004)

* Điều kiện làm việc (Working Condition): là tình trạng của nơi mà người lao động

làm việc Đối với đề tài nghiên cứu này điều kiện làm việc là các nhân tố ảnh hưởng đến sức khỏe và sự tiện lợi của người lao động khi làm việc, bao gồm thời gian làm việc phù hợp (Skalli và đồng nghiệp 2007), sự an toàn thoải mái ở nơi làm việc (Durst, 1997), được trang thiết bị cần thiết cho công việc (Bellingham, 2004) và thời gian bỏ ra cho việc đi lại từ nhà đến công ty (Isacsson, 2008)

* Phúc lợi (Benefit): là những lợi ích mà một người có được từ công ty của mình

ngoài khoản tiền mà người đó kiếm được Theo Artz (2008) phúc lợi có vai trò quan trọng trong việc xác định mức thỏa mãn công việc Theo ông, phúc lợi ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc Thứ nhất, phúc lợi là bộ phận cấu thành nên phần thù lao mà công ty trả cho người nhân viên, mà phần thù lao này ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc Thứ hai, phúc lợi đôi lúc có tác dụng thay thế tiền lương

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương này đã trình bày cơ sở lý thuyết về sự thỏa mãn công việc của người lao động, bao gồm các khái niệm khác nhau về thỏa mãn công việc, các học thuyết nổi tiếng về nhu cầu và động viên Ngoài ra, một số nghiên cứu về thỏa mãn công việc cũng như các thang đo trong các nghiên cứu đó cũng được trình bày để từ đó đề xuất mô hình và các giả thiết nghiên cứu của đề tài

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3 1 Quy trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

3 1 1 Quy trình nghiên cứu

Các bước thực hiện nghiên cứu trong luận văn được thể hiện qua sơ đồ sau:

Bước 1: Xác định vấn đề và mục

tiêu nghiên cứu

Bước 2: Xây dựng đề xuất mô

hình nghiên cứu

Bước 3: Thực hiện phương pháp

nghiên cứu định tính

Bước 4: Thực hiện phương pháp

nghiên cứu định lượng

Bước 5: Kết luận và trình

bày kết quả nghiên cứu

- Kiểm định thang đo Crobach’s Alpha

- Kiểm định nhân tố EFA - Ước lượng mô hình hồi quy - Phân tích tương quan

- Kiểm định đa cộng tuyến - Kiểm định sự phù hợp của mô hình

(Nguồn: nghiên cứu của tác giả)

Sơ đồ 3 1: Quy trình nghiên cứu của đề tài

Quy trình nghiên cứu được thực hiện thông qua 5 bước, chi tiết:

* Bước 1: Nghiên cứu cơ sở lý thuyết và những nghiên cứu trước đây nhằm xác định

vấn đề và mục tiêu nghiên cứu

* Bước 2: Xây dựng đề xuất mô hình nghiên cứu

Trong bước tày, tác giả căn cứ vào lý thuyết nền và các nghiên cứu trước đây về sự thỏa mãn công việc, từ đó đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu và xây dựng phương pháp nghiên cứu cụ thể

Nghiên cứu định tính nhằm khám phá và xây dựng thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của cán bộ công chức, viên chức tại Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai Trong bước này, tác giả tiến hành phỏng vấn 10 chuyên gia nhằm xác định nhân tố và thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của cán bộ công chức, viên chức tại Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai Các chuyên gia được chọn là các cán bộ công chức, viên chức giàu kinh nghiệm trong Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai Kết quả thảo luận chuyên gia như sau:

Bảng 3 1: Kết quả ý kiến chuyên gia về các nhân tố ảnh hưởng

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Kết quả cho thấy tất cả các chuyên gia đồng ý với các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của cán bộ công chức, viên chức tại Sở Tài Chính tỉnh Đồng Nai bao gồm: Thu nhập, Đào tạo thăng tiến, Cấp trên, Đồng nghiệp, Đặc điểm công việc, Điều kiện làm việc và Phúc lợi

* Bước 4: Thực hiện nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng nhằm xác định và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của cán bộ công chức, viên chức tại Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai - Trên cơ sở các nhân tố ảnh hưởng đã được khám phá trong giai đoạn nghiên cứu định tính, bảng câu hỏi khảo sát định lượng được triển khai đến các đối tượng khảo sát thông qua các hình thức: (1) Trực tiếp; (2) Gửi qua email

- Đối tượng khảo sát: tất cả cán bộ công chức, viên chức tại Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai

STT Nhân tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên

Ý kiến chuyên gia Đồng ý Không đồng ý

1 Thu nhập 10/10 0/10

2 Đào tạo thăng tiến 10/10 0/10

3 Cấp trên 10/10 0/10

4 Đồng nghiệp 10/10 0/10

5 Đặc điểm công việc 10/10 0/10

6 Điều kiện làm việc 10/10 0/10

- Phương pháp chọn mẫu: Mẫu của nghiên cứu này được chọn theo phương pháp thuận tiện, chọn toàn bộ tổng thể nghiên cứu

- Kích thước mẫu: Đối với đề tài này, do hạn chế về kích thước tổng thể mẫu nghiên cứu, tuy nhiên kích thước mẫu phải đảm bảo ở mức tối thiểu cần thiết và đáp ứng được nhu cầu của nghiên cứu

Những quy tắc kinh nghiệm trong xác định cỡ mẫu cho phân tích nhân tố EFA, kích thước mẫu thường được xác định theo các căn cứ sau:

Theo Tabachnick & Fidell (1996) cho rằng khi sử dụng MLR kích thước mẫu cần đảm bảo theo công thức: n ≥ 50 + 8p (Trong đó: n là cỡ mẫu, p là số lượng biến độc lập trong mô hình) Trong bài nghiên cứu này, số lượng biến độc lập là 7 biến, như vậy kích thước mẫu tối thiểu cần đạt được là 106 mẫu

Trong nghiên cứu này tác giả tiến hành phát ra 115 phiếu khảo sát và thu về được 115 phiếu khảo sát hợp lệ Số lượng mẫu khảo sát 115 là hoàn toàn phù hợp với các yêu cầu đã nêu ở trên, chi tiết như sau:

Bảng 3 2: Mẫu nghiên cứu

(Nguồn: Theo tác giả khảo sát)

- Sau khi khảo sát, tác giả tiến hành tổng hợp thông tin và xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 20 0 như phân tích thống kê mô tả thang đo, kiểm tra thang đo, kiểm tra nhóm nhân tố EFA

Trong bước này tác giả tiến hành thực hiện chạy hồi quy với phần mềm thống kê SPSS 20 0 từ đó thực hiện các kiểm định như: Kiểm định tương quan giữa các biến, Kiểm định đa cộng tuyến, Kiểm định tự tương quan

Bước 5: Thảo luận và trình bày kết quả nghiên cứu

Từ kết quả phân tích định lượng ở bước trên tác giả tiến hành thảo luận kết quả nghiên cứu so với các nghiên cứu trước đây Đồng thời dựa vào kết quả này tác giả đề xuất các

CHỈ TIÊU SỐ LƯỢNG TỶ LỆ

Số phiếu khảo sát phát ra 115 100%

Số phiếu khảo sát thu về 115 100%

Số phiếu khảo sát hợp lệ 115 100%

giải pháp kiến nghị nâng cao sự thỏa mãn công việc của cán bộ công chức, viên chức tại Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới

3 1 2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp hỗn hợp bao gồm phương pháp định tính và phương pháp định lượng, cụ thể:

Phương pháp định tính: Dựa trên các lý thuyết nền đặc biệt là lý thuyết và kế thừa

kết quả của các nghiên cứu trước đây để rút ra các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến thỏa mãn công việc của nhân viên, từ đó xây dựng bảng câu hỏi khảo sát và chọn mẫu Các biến được điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp theo thang đo có sẵn Sau khi tiến hành thiết kế bảng câu hỏi dựa trên 7 nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của cán bộ công chức, viên chức tại Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai được sử dụng chính thức Trong quá trình khảo sát sơ bộ, tác giả cũng tiến hành điều chỉnh lại bảng câu hỏi cho phù hợp với phạm vi nghiên cứu

Phương pháp định lượng: Nghiên cứu định lượng được sử dụng nhằm đo lường và

kiểm định các thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của cán bộ công chức, viên chức tại Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai; Phân tích nhân tố khám phá EFA; Đánh giá và kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của cán bộ công chức, viên chức tại Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai

3 2 Xây dựng thang đo các nhân tố và thiết kế bảng hỏi3 2 1 Xây dựng thang đo 3 2 1 Xây dựng thang đo

Từ các định nghĩa về các nhân tố của sự thỏa mãn công việc ở trên, các chỉ số đánh giá cho từng nhân tố được xây dựng như sau:

Bảng 3 3: Thang đo các nhân tố ảnh hưởng sự thỏa mãn công việc

Nhân tố Ký hiệu Thang đo

Thu nhập

TN1 Lương

TN2 Thưởng

TN3 Trợ cấp

TN4 Phân phối thu nhập công bằng Đào tạo và

thăng tiến

DTTT1 Đào tạo cho cán bộ kỹ năng cần thiết cho công việc DTTT2 Tạo điều kiện cho CB học tập nâng cao trình độ DTTT3 Chương trình đào tạo phù hợp với vị trí công việc

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

DTTT4 Cán bộ có nhiều điều kiện phát triển khả năng bản thân DTTT5 Cơ hội thăng tiến cho người có năng lực

Cấp trên

CT1 Năng lực của cấp trên

CT2 Sự hỗ trợ, quan tâm, động viên của cấp trên CT3 Cấp trên ghi nhận sự đóng góp của nhân viên CT4 Cấp trên bảo vệ nhân viên trước người khác CT5 Sự ủy quyền, tin cậy của cấp trên

CT6 Cấp trên đối xử với nhân viên công bằng, không phân biệt Đồng

nghiệp

DN1 Sự hỗ trợ của đồng nghiệp

DN2 Sự thân thiện hòa đồng của đồng nghiệp DN3 Sự tận tâm trong công việc của đồng nghiệp DN4 Đồng nghiệp đáng tin cậy

Đặc điểm công việc

DDCV1 Công việc sử dụng nhiều kỹ năng DDCV2 Hiểu rõ công việc

DDCV3 Tầm quan trọng của công việc DDCV4 Quyền quyết định trong công việc DDCV5 Sự phản hồi và góp ý của cấp trên DDCV6 Công việc phù hợp với năng lực Điều kiện

làm việc

DKLV1 Thời gian làm việc phù hợp với công việc

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của cán bộ công chức, viên chức tại sở tài chính tỉnh đồng nai luận văn thạc sĩ (Trang 28)