- Về huyết áp
4.2.4. Tình hình mắc các bệnh chuyên khoa trong sinh viên
Qua nghiên cứu của chúng tơi về tình hình mắc bệnh chuyên khoa, tỷ lệ mắc bệnh RHM cao nhất chiếm 52,32%, so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Cẩn và các cộng sự về tỷ lệ bệnh RHM của sinh viên đại học Huế năm 2001 là 82,13%[30]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Ánh về bệnh RHM của sinh viên Đại Học Huế năm 2010 là 87,15% [16]. Như vậy kết quả này khẳng định rằng bệnh lý về RHM của sinh viên đại học y Huế đã giảm rõ do ý thức vệ sinh răng miệng tốt, tuy nhiên với tỷ lệ mắc bệnh về RHM như trên đòi hỏi ngành y tế cần phải nổ lực hơn nữa về công tác nha học đường, và có biện pháp thích hợp để ngày càng hạ thấp tỷ lệ mắc bệnh RHM trong nhân dân nói chung và trong và học sinh sinh viên nói riêng.
Đứng thứ 2 trong các bệnh chuyên khoa là bệnh lý về mắt chiếm tỷ lệ 35,16%, cao hơn các nghiên cứu của Lê Hữu Thạnh , Phan Trọng Thuận đối với nam sinh viên đại học Huế năm 2006 là 14,64%[31], của Nguyễn Thị Bích Ánh năm 2010 là 32,48%. Qua kết quả này cho thấy bệnh về mắt trong học sinh, sinh viên đại học y dược Huế có chiều hướng gia tăng.
Bệnh về tai mũi họng (TMH) đứng thứ 3 chiếm 3,09%, thấp hơn so với nghiên cứu của tác giả Lê Hữu Thạnh và Phan Trọng Thuận đối với nam sinh viên đại học Huế năm 2006 là 18,54%, của Nguyễn Thị Bích Ánh năm 2010 là 6,37%
Các nhóm cịn lại chiếm tỷ lệ rất thấp như : tuần hồn 0,28%, tiêu hóa 0,14%, hệ vận động 4,5%.
Khơng có sinh viên nào mắc bệnh tâm thần – thần kinh , hô hấp, tiết niệu, bệnh ngồi da, nội tiết hay u các loại.
Nhìn chung tỷ lệ mắc bệnh các chuyên khoa trong nam sinh viên đại học y dược Huế năm học 2011 – 2012 tập trung chủ yếu ở nhóm bệnh RHM và mắt, do đó ngành giáo dục và ngành y tế cần tích cực hơn nữa về việc tăng cường công tác y tế trong trường học đặc biệt là nha học đường và mắt để làm hạn chế tỷ lệ mắc các bệnh này.