Qua kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên trước khi nhập học sống ở vùng đồng bằng chiếm tỷ lệ cao ở cả hai hệ chính quy và liên thông (40,72% - 48,08%) điều này cũng phù hợp với nhận định chung là học sinh ở vùng đồng
bằng sẽ có đầy đủ điều kiện học tập tốt hơn vùng miền núi và miền biển. Tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ sinh viên cả hai hệ ở
vùng thành phố và miền núi tương đương nhau (thành phố hệ chính quy 27,08%, hệ liên thông 20,22% ; miền núi hệ chính quy 28,03% , liên thông 28,42%). Điều đó đã khẳng định rằng trong những năm gần đây nhờ sự lãnh đạo sáng suốt, quan tâm đúng mức của Đảng và nhà nước, đã có nhiều chính sách đãi ngộ, chế độ ưu tiên cho con em dân tộc miền núi tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích cho học sinh miền núi được học tập tốt hơn. Do đó tỷ lệ sinh viên miền núi đỗ vào đại học cũng tương đương thành phố . Đặc biệt gần đây, ngày 19/01/2012 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án “hướng dẫn thực hiện chính sách hổ trợ về học tập đối với trẻ em , học sinh, sinh viên các dân tộc ít người theo quyết định số 2123/QĐ – TTg ngày 22/11/2010”. Qua đó thể hiện phong trào xã hội hóa giáo dục trong toàn dân nói chung, các huyện miền núi nói riêng đã có nhiều chuyển biến.
Đối với sinh viên hệ liên thông ở miền núi, là những cán bộ ngành y tế, do nhu cầu cần chuẩn hóa đội ngũ y tế miền núi, vùng sâu vùng xa, đảm bảo 100% xã có Bác sĩ, Vì vậy việc học tập để nâng cao trình độ chuyên môn ở sinh viên này khá cao tương đương thành phố.
Tuy nhiên, Sinh viên ở vùng biển cả hai hệ rất thấp (chính quy 4,17% ,liên thông 3,28%).