Bệnh lý về răng hàm mặt

Một phần của tài liệu Khảo sát mô hình bệnh tật của sinh viên nam trúng tuyển vào đại học y dược huế (Trang 38 - 39)

- Về huyết áp

4.2.3. Bệnh lý về răng hàm mặt

Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ cao răng trong sinh viên chiếm cao nhất so với các bệnh lý khác về răng miệng (chính quy 25,38%, liên thông 34,43%), và tỷ lệ này tương đối đồng đều ở các lứa tuổi và các ngành .Cao răng được thành lập do sự vơi hóa mảng bám răng và nó cũng là chổ dính cho mảng bám kế tiếp[28], nếu khơng lấy cao răng sẽ gây viêm lợi , viêm nha chu. Do đó việc lấy cao răng định kỳ là cần thiết và không thể thiếu được trong chương trình chăm sóc và điều trị bệnh răng miệng. So với nghiên cứu của Phạm văn Liệu và cộng sự về thực trạng sức khỏe răng miệng của sinh viên năm thứ nhất trường đại học y Hải Phòng năm học 2010– 2011 , tỷ lệ cao răng là 60,67% [29], thì kết quả cao răng của chúng tơi giảm hơn nhiều, có lẻ do học sinh đã được phổ cập cơ bản kiến thức về chăm sóc răng miệng trong trường học , nên phần nào các em cũng ý thức vệ sinh răng miệng được tốt hơn.

Sâu răng là một bệnh phổ biến ở nước ta, bệnh gặp ở mọi lứa tuổi , mọi giới , mọi dân tộc , mọi vùng địa lý khác nhau, mọi tầng lớp xã hội,trình độ văn hóa[18]. Theo điều tra cơ bản sức khỏe răng miệng tồn quốc năm 1990, tình trạng sâu răng tăng dần theo lứa tuổi, lứa tuổi 12 là 57%, tuổi 15 là 60%, và tuổi từ 35 – 44 là 72%.Theo nghiên cứu thực trạng sức khỏe răng miệng của sinh viên năm nhất trường đại học y Hải Phòng năm học 2011-2012 của Phạm văn Liệu và cộng sự tỷ lệ sâu răng 61%, trong đó sâu răng sinh viên nam 55,2%[29]. Nhưng theo nghiên cứu của chúng tôi , tỷ lệ sâu răng đã giảm nhiều và rải đều ở các lứa tuổi từ 18 trở lên( chính quy 17,61%, liên thơng 16,39%). Điều này cũng phù hợp với tình hình phát triển của xã hội, cơng tác nha học đường ngày càng được chú trọng, nhu cầu thẩm mỹ ngày càng tăng cao nên

việc thay đổi nhận thức về cách chăm sóc răng miệng trong giới học sinh sinh viên đã có nhiều thay đổi .Tuy nhiên cũng có một ít trường hợp sinh viên bị mất răng( chính quy 3,03%, liên thơng 13,66%), do đó cần hướng dẫn cho sinh viên làm răng giả để tránh trồi khớp cắn và giúp cho ăn nhai được tốt hơn.

Một phần của tài liệu Khảo sát mô hình bệnh tật của sinh viên nam trúng tuyển vào đại học y dược huế (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)