III. Sử dụng SIMULINK trong mô phỏng các hệ động lực
2. Chức năng và thao tác trên các khối thông dụng
2.4. Nhóm các khối xử lý tín hiệu
1) Khối Sub System (môđun con)
Sub system là một hệ thống nhánh (môđun con) trong cả bài tốn cụ thể. Subsystem có thể được tạo ra theo 2 cách:
- Cách 1: Trong 1 ô cửa sổ đang mở của Simulink, đánh dấu tất cả các khối, sau đó bấm chuột phải, rồi lựa chọn "Creat subsystem". - Cách 2: Sử dụng khối "Sub System"
Khối Subsystem có thể có nhiều cổng (tín hiệu) vào hoặc ra, tuỳ theo ý muốn của người sử dụng. Các tín hiệu vào (Input) và các tín hiệu ra
(Output) được qui định khi đặt các cổng (In và Out) (xem thêm phần nhóm Sinks, cổng vào, ra)
2) Khối In (khai báo cổng vào trong Subsystem)
Đây là khối thực hiện việc khai báo cổng vào cho Subsystem. Mỗi tín hiệu vào Subsystem cần phải có 1 khối In3) Khối Out (khai báo
cổng ra trong Subsystem)
Đây là khối thực hiện việc khai báo cổng ra cho Subsystem. Mỗi tín hiệu ra Subsystem cần phải có 1 khối Out.
4) Khối Mux (Trộn tín hiệu)
Khối Mux cho phép trộn nhiều tín hiệu vào thành 1 tín hiệu ra tổng hợp. Số tín hiệu vào được khai báo khi nhấp đúp chuột vào biểu tượng khối.
5) Khối Demux (Phân rã tín hiệu)
Ngược với khối Mux là khối Demux, nó cho phép phân rã 1 tín hiệu vào tổng hợp thành nhiều tín hiệu ra. Chú ý khi trộn tín hiệu vào là bao nhiêu tín hiệu riêng lẻ hay tổng hợp thì khi phân rã cũng bấy nhiêu tín hiệu như vậy.
7) Khối Goto (Ghi lại tín hiệu với tên định sẵn)
Khối Goto cho phép ghi lại tên tín hiệu với tên định sẵn tuỳ theo người sử dụng. Khối này thường sử dụng khi không muốn lưu trữ nhiều Subsystem, cũng như để tránh việc nối chồng chéo các tín hiệu giữa các Subsystem với nhau. Sự kết hợp của 2 khối Goto và From sẽ rất hiệu quả, giúp cho người sử dụng dễ quan sát và liên kết các khối được chính xác. Tên của tín hiệu được định tuỳ theo người sử dụng, cho ở trong ơ "Tag" như hình vẽ dưới:
8)
Khối From (Nhận tín hiệu với tên định sẵn)
Như đã trình bày ở trên, khi tín hiệu có tên định trước, có thể gọi chính xác tín hiệu đó làm đầu vào mà khơng cần nối tín hiệu. Tên của tín hiệu được định tuỳ theo người sử dụng bằng cách lựa chọn các tín hiệu đã có sẵn tên trong bảng (được định ra sau khi sử dụng khối Goto), cho ở trong ô "Tag" hoặc lựa chọn khi bấm "Select tag" như hình vẽ dưới:
2.4. Nhóm các khối thực hiện chức năng xuất kết quả (Sinks)
1) Khối Display (hiển thị kết quả ra màn hình)
Khối này cho phép hiển thị các kết quả của quá trình mơ phỏng ra màn hình, kết quả được đưa vào từ 1 tín hiệu vào.
2) Khối Out (đưa tín hiệu ra)
Chức năng của khối này đã trình bày ở trên.
3) Khối Scope (hiển thị kết quả bằng đồ thị trong Simulink)
Khối này thể hiện kết quả tính tốn theo thời gian mơ phỏng. Kết quả tính sẽ được thể hiện như hình dưới đây. Trong đó khi nhấp đúp vào biểu tượng "Autoscale" cho phép chúng ta quan sát một cách tổng thể toàn bộ kết quả. Các nút Zoom in và zoom out cho phép phóng to, thu nhỏ để quan sát các kết quả thu được từ q trình mơ phỏng
4) Khối To Workspace (đưa kết quả tính tốn lưu trữ vào bộ nhớ chương trình)
Khối này thực hiện việc đưa tín hiệu vào môi trường làm việc (bộ nhớ) của chương trình Matlab. Kết quả được lưu trữ trong bộ nhớ tạm thời khi Matlab đang hoạt động. Từ đó có thể có tác động tiếp theo đến tín hiệu (kết quả) xuất ra (như vẽ đồ thị, lưu trữ, xuất dữ liệu...). Khi nhấp đúp vào biểu tượng khối, tên của biến (tín hiệu xuất ra được nhập trong ơ "Variable name" như hình vẽ dưới đây.