Khảo sát hệ hở lò nhiệt, nhận dạng hệ thống theo mô hình Ziegler – Nichols

Một phần của tài liệu Hướng dẫn sử dụng MATLAB simulink và ứng dụng điều khiển các hệ thống tự động (Trang 53 - 55)

III. Sử dụng SIMULINK trong mô phỏng các hệ động lực

2. Chức năng và thao tác trên các khối thông dụng

2.3.2. Khảo sát hệ hở lò nhiệt, nhận dạng hệ thống theo mô hình Ziegler – Nichols

thống theo mô hình Ziegler – Nichols.

Đặc trưng của lò nhiệt là khâu quán tính nhiệt. Từ khi bắt đầu cung cấp năng lượng đầu vào cho lò nhiệt, nhiệt độ của lò bắt đầu tăng lên từ từ. Để nhiệt độ lò đạt tới giá trị nhiệt độ cần nung thì thường phải mất một khoảng thời gian khá dài. Đây chính là đặc tính quán tính của lò nhiệt. Khi tuyến tính hoá mô hình lò nhiệt, ta xem hàm truyền của lò nhiệt như là một khâu quán tính bậc 2 hoặc như là một khâu quán tính bậc nhất nối tiếp với khâu trễ. Trong bài thí nghiệm này ta xem mô hình lò nhiệt như là một khâu quán tính bậc 2.

Trong phần này, sinh viên sẽ khảo sát khâu quán tính bậc 2 cho trước. Dùng phương pháp Ziegler-Nichols nhận dạng hệ thống sau đó xây dựng lại hàm truyền. So sánh giá trị các thông số trong hàm truyền vừa tìm được với khâu quán tính bậc 2 cho trước này.

2. Trình tự thí nghiệm.

- Bước 1. Dùng SIMULINK để xây dựng mô

hình lò nhiệt vòng hở như sau.

Hình 1.13. Mô hình khảo sát vòng hở

Trong đó:

+Step: là tín hiệu hàm nấc thể hiện phần trăm công suất cung cấp cho lò nhiệt.

Giá trị của hàm nấc từ 0‚1 tương ứng công suất cung cấp 0%‚100%

+Transfer Fcn – Transfer Fcn1: mô hình lò nhiệt tuyến tính hóa.

+Đầu ra của Transfer Fcn1 là nhiệt độ thực của lò, đưa vào Scope để quan sát.

Bước 2. Chỉnh giá trị của hàm nấc: Step time =

0; Initial value = 0; Final value = 1; Chỉnh thời gian mô phỏng Stop time = 600s.

Bước 3: Nhấp chuột vào ô Parameters, vào

trang Data History và tiến hành cài đặt các thông số như hình bên dưới:

Hình 1.14. Cài đặt thông số mô hình khảo sát

-Bước 4: Nhấn Run để mô phỏng quá trình -Bước 5: Double click vào khối Scope. Cửa sổ

Scope hiện ra như sau.

Hình 1.15. Cửa sổ Scope

- Bước 6: Vào cửa sổ Command Window để

nhập các dòng lệnh sau.

>>plot(ScopeData.time,ScopeData.signals.valu es) % Vẽ lại đáp ứng.

>> grid on % Kẻ lưới. (chú ý, cần chạy lại mô hình)

- Bước 7: Lúc này cửa sổ Figure hiện ra với

hình vẽ giống như hình vẽ ở cửa sổ Scope. Vào menu Insert/Line, Insert/Text để tiến hành kẽ tiếp tuyến và chú thích cho hình vẽ. Kết quả cuối cùng như hình bên dưới:

Hình 1.16. Cửa sổ Figure-xác định các hệ số L,T hệ thống

-Bước 8: Vào menu [File]→[Export] để lưu thành file *.bmp

-Bước 9: Dựa vào đáp ứng ta có L ≈18, T≈177 Dựa vào đáp ứng xác định trị số L, T -Để xác định chính xác trị số L, T ta làm như sau: Trên cơ sở flide ScopeData → chọn Hide plot tools → Ticks….→ Edid Axes Ticks → X Axis (chọn step by = 10, 20…);

Y Axis (chọn step by = 10, 20…). Khi đó xuất hiện lưới vẽ cho phép xác định chính xác trị số L, T.

+ Giá trị mặc định

+ Giá trị cài đặt

Một phần của tài liệu Hướng dẫn sử dụng MATLAB simulink và ứng dụng điều khiển các hệ thống tự động (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)