Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái sinh sản tại trang trại ngô thị hồng gấm, huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 41 - 45)

Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.3. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước

2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Nước ta ngành chăn nuôi rất được nhà nước quan tâm và phát triển, ngành chăn nuôi lợn đã được nhà nước đầu tư kinh phí cho rất nhiều dự án để nghiên cứu về cơng tác chăm sóc ni dưỡng và phịng trị bệnh cho lợn nói chung và lợn nái nói riêng.

Theo Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (2003) [5], trước khi đẻ lau, xoa vú và tắm cho nái. Cho con đẻ đầu tiên bú ngay sau 1 giờ đẻ, cắt răng nanh lợn con. Chườm nước đá vào bầu vú để giảm sưng, giảm sốt. Tiêm kháng sinh: Penicillin 1,5 - 2 triệu đơn vị với 10 ml nước cất tiêm quanh vú. Nếu nhiều vú bị viêm thì pha lỗng liều thuốc trên với 20 ml nước cất, tiêm xung quanh các vú viêm. Tiêm trong 3 ngày liên tục.

Theo Trần Tiến Dũng và cs (2002) [7], bệnh viêm đường sinh dục ở lợn chiếm tỷ lệ cao từ 30 - 50%, trong đó viêm cơ quan bên ngồi ít, chiếm tỷ lệ 20%, còn lại 80% là viêm tử cung.

Viêm tử cung là một quá trình bệnh lý thường xảy ra ở gia súc cái sinh sản sau đẻ. Quá trình viêm hủy các tế bào tổ chức của các lớp hay các tầng tử cung gây rối loạn sinh sản ở gia súc cái làm ảnh hưởng lớn, thậm chí làm mất khả năng sinh sản ở gia súc cái. Trong quá trình mang thai lợn ăn nhiều chất dinh dưỡng, ít vận động hoặc bị nhiễm một số bệnh truyền nhiễm như: bệnh xoắn khuẩn (Leptospirosis), bệnh sảy thai truyền nhiễm (Brucellosis) và một số bệnh truyền nhiễm khác làm cơ thể lợn nái yếu dần dẫn đến lợn sảy thai, đẻ

non, thai chết lưu từ đó dẫn đến viêm tử cung (Nguyễn Đức Lưu và Nguyễn Hữu Vũ, 2004) [12].

Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2002) [11], bệnh viêm tử cung do vi khuẩn

Streptococcus và Colibacilus nhiễm qua cuống rốn của lợn con sang lợn mẹ do đẻ khó, sát nhau, sảy thai hay qua dụng cụ thụ tinh nhân tạo cứng gây xây xát tạo các ổ viêm nhiễm trong tử cung, âm đạo.

Nguyễn Xuân Bình (2000) [1] cho biết: ở những nái bị viêm tử cung thường biểu hiện sốt theo quy luật sáng chiều (sáng sốt nhẹ, chiều sốt nặng)

Trần Ngọc Bích và cs, (2016) [3] khảo sát tình hình viêm nhiễm đường sinh dục lợn nái sau khi sinh và hiệu quả điều trị của một số loại kháng sinh trên 143 con lợn nái sau khi sinh đã phát hiện 106 con tiết dịch nghi viêm đường sinh dục chiếm tỉ lệ 74,43%.

Theo Nguyễn Văn Thanh và cs (2015) [19], lợn nái sau khi sinh có chứng viêm tử cung chiếm tỷ lệ 42,4%. Viêm tử cung trên nhóm lợn nái thuần chiếm khoảng 25,48%, trên nhóm lợn nái lai chiếm 50,84% (trong tổng số 1.000 lợn nái khảo sát). Viêm tử cung thường xảy ra cao nhất ở lứa 1 và 2. Tỷ lệ chậm động dục ở nhóm lợn bị viêm tử cung cao hơn nhiều so với nhóm lợn khơng bị viêm tử cung.

Theo Ngô Nhật Thắng và cs (2006) [20], viêm vú thường xuất hiện ở một vài vú nhưng đôi khi cũng lan ra tồn bộ các vú. Vú có màu hồng, sưng đỏ, sờ vào thấy nóng, hơi cứng ấn vào lợn nái có phản ứng đau. Lợn nái giảm ăn, trường hợp nặng thì bỏ ăn, sốt cao 40,5 - 42oC kéo dài trong suốt thời gian viêm, sản lượng sữa giảm, lợn nái thường nằm úp đầu vú xuống sàn, ít cho con bú. Lợn con thiếu sữa kêu la chạy vòng quanh lợn mẹ đòi bú, lợn con ỉa chảy, xù lông, gầy tọp, tỷ lệ chết cao 30 - 100%. Vắt sữa ở những vú bị viêm thấy sữa lỗng, trong sữa có những cặn hoặc cục sữa vón lại, xuất hiện những mảnh Casein màu vàng, xanh lợn cợn, đơi khi có máu (Lê Hồng Mận, 2007) [13].

Theo Nguyễn Đức Lưu và Nguyễn Hữu Vũ (2004) [12], bệnh viêm tử cung và viêm vú là hai nguyên nhân trực tiếp gây ra sự giảm và mất sữa ở lợn nái nuôi con.

Nguyễn Xuân Bình (2000) [1] cho biết, mất sữa sau khi đẻ là do kế phát từ bệnh viêm tử cung và viêm vú. Khi lợn mẹ bị viêm vú, không nên cho lợn con bú những vùng bị viêm. Dùng các phương pháp nhân tạo như chườm nóng, xoa bóp nhẹ lên vùng vú bị sưng (Duy Hùng, 2011) [10].

Chườm đá lạnh vào đầu vú viêm, tiêm thuốc chống viêm như Prednizolon hydro – cortizone (Lê Hồng Mận, 2007) [13].

Dùng Novocain tiêm ven tai, tiêm chỗ giáp nhau giữa hai bầu vú và phần sườn của lợn, tiêm nhắc lại sau 1 ngày

Dùng kháng sinh như Streptomycin, Pennicillin, Ampicillin... liều đạt trên 200.000 - 500.000 UI, mỗi loại trên một lần tiêm cho 1 - 2 lần/ngày trong 3 - 5 ngày.

2.3.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Chăn ni lợn ở nước ngồi đã được quan tâm và phát triển từ lâu ở các nước Châu Âu, họ có rất nhiều các cơng trình nghiên cứu về đặc điểm sinh lý của con lợn nái và các bệnh, cách trị bệnh trên con lợn nái sinh sản.

Theo Fairbrother và cs. (1992) [25], cho biết độc tố (Enterotoxin) do E. coli sinh ra Enterotoxinogenic Escheriachia coli (ETEC) gây ỉa chảy trầm trọng cho lợn sơ sinh từ 1- 4 ngày tuổi.

Theo Fairbrother và cs. (2005) [24], E. coli là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất gây tiêu chảy sau cai sữa ở lợn. Tiêu chảy này chịu trách nhiệm về thiệt hại kinh tế do tỷ lệ tử vong, tỷ lệ mắc bệnh, tốc độ tăng trưởng giảm và chi phí thuốc men.

Theo Glawischning E. (1992) [26], xác định Clostridium perfringens type A và type C là một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy và đã gây thiệt hại kinh tế lớn cho người chăn nuôi.

Akita (1993) [23], đã nghiên cứu sản xuất kháng thể đặc hiệu qua lòng đỏ trứng gà dùng trong phòng và chữa bệnh tiêu chảy ở lợn con. Cùng với sự phân lập và nghiên cứu các yếu tố gây bệnh của E. coli, việc nghiên cứu và sản xuất các chế phẩm phòng tiêu chảy ở lợn cũng được các nhà khoa học trên thế giới đặc biệt quan tâm.

Theo Bidwel. C, Williamson. S (2005) [27], đã có những nghiên cứu về tình hình mắc bệnh sinh sản của lợn nái sinh sản do virus, vi khuẩn… gây ra. Các ông cũng đưa ra các biện pháp nhằm phát hiện và giảm khả năng mắc Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (PRRS) trên lợn nái sinh sản.

Theo Preibler. R, Kemper. N (2011) [28], đã nghiên cứu và kết luận: Điều trị bệnh viêm vú trong thời kỳ cho sữa là một yếu tố cơ bản trong khống chế bệnh viêm vú. Nó phải được tiến hành sớm và đạt kết quả. Xác định nguyên nhân không chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng mà phải tính đến các chỉ tiêu chăn ni và có thể dựa vào các kết quả của 30 phịng thí nghiệm. Sự hiểu biết đầy đủ các phương pháp điều trị, nhất là về dược học cho phép đáp ứng tốt hơn cách điều trị.

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH

3.1. Đối tượng

- Đàn lợn nái sinh sản ni chuồng kín

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái sinh sản tại trang trại ngô thị hồng gấm, huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)