Phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh sát trùng chuồng trại

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái sinh sản tại trang trại ngô thị hồng gấm, huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 55 - 57)

Việc phòng bệnh tốt có thể hạn chế hoặc ngăn chặn được dịch bệnh sảy ra. Các biện pháp phòng bệnh tổng hợp được đặt lên hàng đầu, xoay quanh các yếu tố môi trường, mầm bệnh, vật chủ. Với các công việc cụ thể như: rắc vôi đường đi, phun sát trùng cho chuồng trại và phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi, xả vôi xút, dọn dẹp chuồng, vệ sinh máng ăn. Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, mùa vụ mà việc vệ sinh chăm sóc có những thay đổi cho phù hợp. Các loại thuốc sát trùng mà trại sử dụng là Novacide, Ommicide.

Nguồn nước uống: hệ thống nước sạch được lấy từ suối đầu nguồn về bể lớn rồi được xử lý bằng Chlorine với nồng độ khoảng 3 - 5ppm.

Những việc đã tham gia vào vệ sinh phòng bệnh theo lịch sát trùng của trại là: phun sát trùng chuồng đẻ, rắc vôi đường đi, đường lấy phân, đường tra cám, xả vôi gầm và quét dọn vệ sinh toàn chuồng. Chủ nhật hàng tuần sau khi đã làm xong các công việc trong chuồng, cùng mọi người tiến hành tổng vệ sinh bên trong và bên ngoài chuồng, dọn dẹp nhà tắm sát trùng và khu vực ăn uống, nghỉ trưa của công nhân.

Hàng ngày, em còn tham gia vào vệ sinh chuồng trại, sát trùng chuồng nuôi với các công việc cụ thể như sau: rắc vôi ở đường đi và hai đường tra cám để tiêu diệt mầm bệnh, vi khuẩn. Vệ sinh máng ăn: khi lau máng ăn của lợn mẹ phải chú ý vét hết cám thừa, lau thật sạch để tránh cám thừa còn trên máng bị thiu, mốc, con mẹ ăn phải sẽ ảnh hưởng sức khỏe, nếu lợn bầu ăn phải thức ăn mốc, ôi thiu dễ bị sảy thai. Cần xịt gầm hàng ngày để tránh mùi hôi bốc lên và giữ chuồng trại sạch sẽ hơn, khi xịt gầm cần chú ý không để nước bắn lên trên, làm ẩm ướt chuồng nuôi, không nên xịt gầm quá sớm vào mùa đông, nên xịt gầm sau 9 giờ để tránh lợn con bị lạnh sẽ dễ mắc bệnh hô hấp, tiêu chảy.

Kết quả thực hiện được trình bày ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Kết quả thực hiện vệ sinh sát trùng tại trại

Nội dung công việc

Số lần thực hiện (lần) Kết quả thực hiện (lần) Tỷ lệ (%)

Vệ sinh quét dọn chuồng trại

hàng ngày 156 156 100

Phun sát trùng chuồng trại 98 98 100

Quét vôi đường đi hàng ngày 156 156 100 Từ kết quả bảng 4.5 cho thấy, việc vệ sinh sát trùng luôn được trại quan tâm và làm thường xuyên hàng ngày. Theo quy định của trại việc vệ sinh quét dọn chuồng nuôi được trại thực hiện ngày 1 lần, trong 6 tháng thực tập em đã thực hiện được 156/156 lần, đạt 100% công việc được giao. Phun sát trùng xung quanh chuồng trại, được phun định kỳ 3 lần/tuần, quét vôi đường đi 1 lần/ngày. Trong thời gian thực tập em đã trực tiếp phun sát trùng 98 lần đạt tỷ lệ 100%, quét vôi đường đi 156 lần đạt tỷ lệ 100% so với công việc phải thực hiện. Nếu trại có tình hình nhiễm dịch bệnh thì sẽ được tăng cường việc phun sát trùng lên hàng ngày. Qua đó, em đã biết được cách thực hiện việc vệ sinh,

sát trùng trong chăn nuôi như thế nào cho hợp lý nhằm hạn chế được dịch bệnh cũng như nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái sinh sản tại trang trại ngô thị hồng gấm, huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 55 - 57)