III. BÁO CÁO THÍ NGHIỆM 1 Mục đích
7.7. THAM QUAN, NGOẠI KHOÁ VỀ VẬT LÍ
Để hỗ trợ cho việc thực hiện mục đích dạy học có kết quả thì tham quan và ngoại khoá về Vật lí có vai trò không kém phần quan trọng trong quá trình giảng dạy Vật lí ở trường phổ thông.
7.71. Tham quan
1. Tác dụng của tham quan
Do yêu cầu dào tạo toàn diện của người học sinh. đặc biệt là yêu cầu giáo dục kĩ thuật tổng hợp và dạy học gắn liền với lao động sản xuất. Tham quan có vai trò rất lớn:
a) Tham quan làm cho kiến thức của học sinh sâu sắc hơn. b) Tham quan góp phần giáo dục kĩ thuật tổng hợp.
c) Tham quan góp phần giáo dục tư tưởng tình cảm cho học sinh: Qua tham quan, các em có nhận thức đúng đắn về tình cảm, tư tưởng của người lao động mới, bồi dưỡng cho các em lòng yêu nước, tinh thần hợp tác quốc tế.
d) Tham quan có tác dụng kích thích hứng thú học tập của các em. - Tham quan sản suất
+ Với hình thức này học sinh trực tiếp nhận biết được các hiện tượng Vật lí trong đời sống sản xuất, thấy dược vai trò của kiến thức khoa học trong thực tế sản xuất, thấy được thành tựu của kĩ thuật như cơ khí hoá, điện khí hoá, sản xuất tụ động, điện tử thông tin... trên cơ sở đó giáo dục lòng yêu thích bộ môn và hứng thú học tập bộ môn cho các em.
+ Giúp cho các em mở rộng tầm nhìn của học sinh, mở rộng hiểu biết của hệ trong thực tế sản xuất, các em thấy tận mắt những máy móc cụ thể và cơ chế hoạt động của nó mà trong phạm vi mình chưa có.
+ Giúp cho các em tiếp xúc người lao động, bước đầu làm quen với họ, thấy được cách tổ chức lao động thực sự.
- Tham quan các cơ quan khoa học hoặc viện bảo tàng cũng có tác dụng giúp cho học sinh thấy được lịch sử của quá trình nghiên cứu lịch sử các máy móc các sự kiện.
2. Nội dung tham quan
Vấn đề cơ bản nhất khi chuẩn bị và lựa chọn tham quan đó là sự gắn liền giun mục đích tham quan với nội dung chương trình học tập. Có thểđưa ra các loại tham quan.
giao thông hoặc thông tin liên lạc.
b) Tham quan cơ sở sản xuất (phân xưởng cơđiện, phân xưởng đúc, nhà máy...) c) Tham quan cơ quan khoa học kĩ thuật.
d) Xem triển lãm kinh tế, viện bảo tàng.
Việc lựa chọn đối tượng và nội dung tham quan phụ thuộc vào mục đích học tập như phục vụ cho phần nào của chương trình học và còn phụ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất của địa phương trường đóng và điều kiện đểđưa học sinh tồn.
Ta có thể lựa chọn loại tham quan cho phù hợp với yêu cầu học tập và thuận tiện với học sinh mình. Tuy mỗi loại tham quan đều có mặt tốt song việc lựa chọn nào sao cho đạt được mục đích của mình là điều cần quan tâm khi chuẩn bị cho học sinh tham quan.
3. Tổ chức tham quan
Về thời gian, thường tổ chức tham quan nhân dịp học kì hay năm học hoặc có thể tổ chức cho học sinh tham quan trước. Ta có thể chia quá trình tham quan làm ba giai đoạn.
a)Quá trình chuẩn bị
- Ngay khi lập kế hoạch năm học, thầy giáo nên suy nghĩ, đặt kế hoạch tham quan một cách cụ thể. Từ cơ sở sẽ tham quan, lớp nào sẽđi thời gian nào. Nên phối hợp với bộ môn khác cùng hướng dẫn học sinh đi và tận dụng những cơ sở sản xuất và những dịp tới thăm không lệ thuộc quá vào chương trình sách giáo khoa.
- Lập kế hoạch tham quan: Sau khi thăm đò nơi đã đến và nội dung chương trình, thầy đặt kế hoạch gồm các phần:
+ Trình tự các vấn đề cần quan sát khi tham quan.
+ Nội dung các vấn đề cần trao đổi với học sinh trước khi tham quan.
+ Các biện pháp tiến hành tổng kết.
+ Kế hoạch sử dụng các tài liệu thu được sau khi tham quan
Trước khi tham quan cần giới thiệu cho học sinh một cách khái quát về cách bố trí của nhà máy, nơi sẽđến, chú ý những nội dung kiến thức cần bổ sung. Có thể giao cho tổ, nhóm nào đó những công việc cụ thể có chú ý đến sở trường của họ. Cần tranh thủ sự giúp đỡ của cán bộ lãnh đạo, của kĩ sư hoặc công nhân trong việc giúp hướng dẫn, tạo điều kiện cho học sinh tham quan. Muốn để cho tham quan có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ vào phần bài học ở nhà trường, thầy giáo cần đề xuất với nhà máy yêu cầu cụ thể của mình.
b)Quá trình tham quan
thú cho học sinh.
- Cần thông nhất với cán bộ, công nhân nhà máy làm nhiệm vụ hướng dẫn tập trung vào những vấn đề chính, tránh giới thiệu tản mạn.
- Hướng dẫn học sinh ghi chép, thu lượm kết quả cần thiết. Chú ý hướng dẫn các em đi lại theo quy định, không vi phạm nội quy của nhà máy, không tự ý lượm nhặt phẩm vật hay hỏi han cắt ngang lời thuyết minh của cán bộ hướng dẫn.
- Muốn duy trì hứng thú cho học sinh trong buổi tham quan thì phải chú ý đến nội dung phong phú của buổi tham quan, thêm nữa cản bố trí cho việc đi lại, nghỉ ngơi hợp lí tránh làm cho học sinh quá mệt gây mất hứng thú.
c)Tổng kết
Việc tổng kết tham quan có tác dụng lớn trên cơ sở tập trung vào một số chủđề dự định ngay từ khâu chuẩn bị và chú ý cả trong tham quan. Tổng kết sẽ giúp cho học sinh hệ thống lại những cái rời rạc mà họ thu nhận được, các điểm hiểu sai sẽđược sửa chữa lại và kiến thức được mở rộng.
- Hình thức
Xây dựng nội dung tổng kết dựa trên cơ sởđã báo cáo cho từng nhóm học sinh về từng vấn đề mà thầy đã phân công chuẩn bị từ trước.
- Có thể tổng kết dưới dạng thuyết trình, đàm thoại trong đó giáo viên báo cáo tổng kết hay giao cho học sinh làm sau đó tổng kết lại những vấn đề cơ bản, muốn vậy học sinh cần phải được chuẩn bị rất chu đáo, ngoài việ/c tham quan thu thập những thông tin cần thiết có thể giới thiệu cho học sinh tham khảo thêm tài liệu hoặc giúp họ cách viết, cách trình bày để báo cáo có chất lượng. Thời gian tổng kết có thể là một tiết học hoặc hơn tuỳ theo điều kiện ta có.
- Có thể phối hợp việc tổng kết ngắn gọn trên lớp với việc ra báo tường hoặc tổ chức dạ hội có sử dụng thông tin thu lượm được ở buổi tham quan, điều này có tác dụng lớn kích thích hứng thú học sinh, tuy nhiên cần có sự giúp đỡ của thầy giáo.
Tóm lại: Việc tổ chức tham quan có tác dụng rất lớn hỗ trọ cho việc giảng dạy bộ môn và giáo dục học sinh trong nhà trường. Song để cho tham quan đạt được mục đích đó người thầy cần phải xem xét, suy nghĩ và chuẩn bị rất cẩn thận để khai thác nội dung, yêu cầu về mặt kiến thức cần được bổ sung cho học sinh, biết phối hợp hành động trong tập thể sao cho với điều kiện đã cho đạt tới mục đích với chất lượng cao nhất.
4. Ví dụ về thăm quan nhà máy thuỷđiện a)Mục đích
Cho học sinh thấy được sự truyền tải, biến hoá và phân phối năng lượng điện. - Tìm hiểu sơ lược về lợi ích của việc làm hồ chứa nước và ảnh hưởng của nó tới
đời sống con người.
b)Chuẩn bị về nội dung
- Học sinh ôn lại nguyên tắc của máy phát điện, tua bin dùng nước nguyên tắc cơ bản của thuỷđiện và so sánh tính ưu việt của nó với nhiệt điện.
- Giao cho học sinh sưu tầm sản xuất diện ở các nước và công xuất của các nhà máy thuỷđiện ở nước la, phạm vi cung cấp điện của các nhà máy thuỷđiện.
- Vai trò của điện đối với đời sống và sản xuất.
c)Quá trình tham quan
Hướng chú ý của học sinh vào các khâu chuyển hoá năng lượng (Năng lượng dòng nước thành điện năng). Cách chuyển tải và phân phối điện, cách bố trí bộ phận quan trọng của các nhà máy thuỷ điện, tìm hiểu về cái khác nhau trong quy trình sản xuất tạo nên năng suất khác nhau, hướng cho học sinh tìm hiểu về vấn đề xây đập nước, vai trò của hồđối với đời sống dân cư tại đó và cảảnh hưởng của nó tới khí hậu.
Có thể phân công nhóm học sinh phụ trách tìm hiểu để thực hiện một vài bài lập cụ thể.
+ Các bộ phận chủ yếu của nhà máy thuỷđiện?
+ Số tổ máy dược lắp? Đã hoạt động? Công suất? Loại? Hiệu suất?
+ Số tổ máy được vận hành vào 'mùa đông? mùa hè?
+ Cách truyền tải điện từ máy phát?
+ Sự phân bố các dụng cụđo điện?
+ Các dụng cụđiều khiển?
+ Phương tiện bảo hộ trong nhà máy?
Có thể bắt đầu tham quan từ tầng hầm (nơi đặt tua bin) tìm hiểu cách dẫn nước vào "thác", cách điều chỉnh vận tốc quay... và kết thúc ở hộ phận phân phối điện: Chú ý học sinh vào bộ phận kiểm tra, điều khiển hoạt động của toàn nhà máy.
Tổng kết bằng hội nghị chuyên đề sản xuất diện và vai trò của nhà máy điện đối với địa phương, với những báo cáo của học sinh đã được chuẩn bị.
Ngoài việc tham quan nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện ta có thể bố trí để học sinh tham quan các cơ sở sản xuất ởđịa phương, các cơ quan nghiên cứu khoa học... mà nội dung cần được nghiên cứu, khai thác cụ thể.