Chính sách khoáng sản của một sốn ước trong khối ASEAN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, xác lập cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ sửa đổi luật khoáng sản (Trang 29 - 39)

4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

I.2.1. Chính sách khoáng sản của một sốn ước trong khối ASEAN

Sản xuất khoáng sản trong ASEAN chiếm một tỷ lệ tương đối nhỏ so với GDP của ASEAN, khoảng 0,9% năm 2003, trong khi đó xuất khẩu đạt 0,7%. Việc đóng góp sản xuất khoáng sản vào GDP đạt mức cao nhất ở Indonesia (2,3%

năm 2003), Philipin (0,8%) và Malaysia (0,7%). Sản xuất khoáng sản trong

ASEAN đạt giá trị là 5,9 tỷđô la Mỹ năm 2003, trong khi đó thương mại khoáng sản ASEAN đạt 10,5 tỷđô la Mỹ năm 2002.

Các khoáng sản chủ chốt được sản xuất ở ASEAN mang lại giá trị là Đồng, niken và thiếc. Sản xuất Bô xit cũng có khối lượng tương đối lớn, nhưng mang lại giá trị không cao. Vàng, chì, kẽm và quặng sắt cũng nhưđá quí được sản xuất tại các nước ASEAN nhưng khối lượng khá nhỏ. Nhôm và đồng là những kim loại chính được tiêu thụ tại các quốc gia ASEAN, trong khi đó các khoáng sản có khối lượng nhỏ như chì, kẽm, thiếc và niken cũng được tiêu thụ. Tiêu thụ Khoáng sản

và kim loại trong ASEAN đã tăng từ đầu thập kỷ 90 với tốc độ phát triển cực nhanh về các khoáng sản công nghiệp niken, đồng tuyển, chì và kẽm.

Năm 1995, tại Băng Cốc, các Lãnh đạo ASEAN ra tuyên bố chung thực hiện chương trình nhằm tăng cường hơn nữa thương mại và đầu tư về khoáng sản công nghiệp nhằm hỗ trợ sự nghiệp công nghiệp hóa ở các quốc gia ASEAN và thúc đẩy một thỏa thuận về Khu vực Thương mại Tự do và tiếp tục cải tạo môi trường cho khu vực kinh tế tư nhân bằng việc lập nên các qui định và thủ tục chuyển giao đồng thời thiết lập mạng thông tin dữ liệu khoáng sản để phục vụ hoạt động của chương trình này. Ngày 15 tháng 12 năm 1997, Chính phủ và các

lãnh đạo ASEAN tại Kulalumpua đã thông qua tầm nhìn ASEAN 2020 để tăng

cường thương mại và đầu tư trong lĩnh vực khoáng sản trong khu vực ASEAN và đóng góp vào công nghệ tiên tiến của ASEAN một mạng thông tin chặt chẽ và chia sẻ trong lĩnh vực khoáng sản và khoa học trái đất cũng như hợp tác đối thoại để thuận tiện phát triển và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực khoáng sản đặc biệt là chế biến sâu và khoa học trái đất và phát triển để tiếp cận các hoạt động này. Tuy nhiên do chính sách, luật pháp, tổ chức cơ cấu các nước khác nhau ví dụ như Myanmar có chế độ quân chủ lại là quốc gia có nhiều bang, hệ thống luật phức tạp, hoặc Malaysia là một quốc gia có 13 bang nhưng lại có định hướng xã hội chủ nghĩa, cũng như Việt Nam hoặc Campuchia. Vậy nên vấn đề hợp tác giữa các quốc gia thành viên rất khó khăn, nhất là trong vấn đề chia sẻ thông tin và hợp tác nghiên cứu khoa học, vì thiếu kinh phí nên các quốc gia rất ngại bỏ tiền ra đầu tư hoặc tài trợ, thường là trông đợi vào các khoản tài trợ từ nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Úc, Mỹ, EU . . . cho nên tuy là một liên minh phát triển nhưng lại chịu tác động lớn từ các nhà tài trợ kể trên. Vì vậy, việc có một liên minh ASEAN về khoáng sản bền vững là một điều khó có thể xảy ra. Ví dụ: chương trình chia sẻ thông tin – cơ sở dữ liệu do Indonesia khởi xướng thì chưa có quốc gia nào chịu chia sẻ thông tin quốc gia mình, ngược lại, chương trình

GEO-GRID (One Geology do Nhật Bản tài trợ) đã có 3 nước tham gia là

Trong những năm gần đây, các hoạt động hợp tác đa dạng trong các nước ASEAN đã được thực hiện, đặc biệt là đào tạo, thương mại, đầu tư, cơ sở dữ liệu và môi trường khai thác và chế biến thân thiện. Các công việc chủ yếu đã hoàn thành gồm Cơ sở Dữ liệu khoáng sản ASEAN, tiếp tục trao đổi thông tin vềđầu tư và thương mại khoáng sản, quản lý môi trường, và hướng dẫn đào tạo quản lý về nước ngầm. Mặt khác, các quốc gia ASEAN đang nỗ lực cải thiện các chính sách của riêng mình nhằm thu hút đầu tư cũng như nhằm nâng cao tình cạnh tranh và cải thiện trình độ nhân công bản xứ. Vì vậy, một luật mới về khoáng sản đối với chúng ta là hết sức cần thiết và phù hợp với xu thế chung trong khu vực cũng như trên thế giới. Diễn đàn đầu tiên về hợp tác khoáng sản của khu vực tư nhân đã được tổ chức thành công tại hội nghị ASOMM 6 diễn ra tại Lào tháng 7 năm 2004 cũng như diễn dàn lần thứ hai được tổ chức từ ngày 12 đến 17 tháng 11 năm 2008 tại Philipin. Diễn đàn là một nơi để các tổ chức tư nhân trao đổi, hợp tác về khoáng sản trong ASEAN, tạo cơ hội đầu tư thương mại trong lĩnh vực khoáng sản khu vực.

*Một vài nét sơ lược về chính sách khoáng sản của một số quốc gia ASEAN

Trong khối ASEAN, có hai quốc gia khá đặc biệt và là hai quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất trong ASEAN, và có tiềm lực về tài chính cũng như khoa học kỹ thuật. Hai quốc gia này không có được nhiều khoáng sản. Đó là Bruney, với nguồn khoáng sản chính và duy nhất là dầu mỏ và Singapore một quốc gia không có khoáng sản cũng như nước sạch phải nhập khẩu từ các nước láng giềng vì vậy xin giới thiệu ởđây chính sách phát triển tài nguyên khoáng sản của 7 quốc gia còn lại trong khối ASEAN. Các chính sách này đều được nêu rõ, và giới thiệu trong luật khoáng sản của mỗi nước và đều quy định rõ về quyền sở hữu nhà nước về khoáng sản của mỗi quốc gia, tuy nhiên do chế độ chính trị mỗi quốc gia là khác nhau nên có bổ sung thêm hoặc có khác nhau đôi chút về chính sách riêng của mình. Nhưng có một điểm chung là các chính sách này đều được các nhà tư vấn nước ngoài của Mỹ, Úc hỗ trợ tư vấn và bổ sung, đồng thời các quốc gia đều có chính sách riêng về các loại khoáng sản hóa thạch, khoáng sản chứa các

nguyên tố phóng xạ. Chỉ có duy nhất là CHDCND Lào lại có chính sách riêng cho mỗi loại khoáng sản chủ chốt như vàng, đồng, kali, nhôm, sắt, than, đá quý và kẽm.

1. Chính sách thúc đẩy sự phát triển khoáng sản của CHDCND Lào

Cũng như các quốc gia đang phát triển khác, Chính phủ mở cửa cho đầu tư nước ngoài nhằm mang lại công nghệ, tài chính, điều tra khảo sát, mỏ, chế biến, sản xuất cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, nâng cao tay nghề của lao động địa phương, cải tạo cơ sở hạ tầng vật chất. Vì vậy, Càng ngày càng có nhiều công ty đến tham gia đầu tư trong lĩnh vực khoáng sản. Giá trị khoáng sản tăng 33,7% năm, 5 năm trước, giá trị sản phẩm đạt 19,54% toàn bộ hoạt động công nghiệp. Lào có chính sách riêng cho các loại khoáng sản chủ chốt: Chính sách về than, Chính sách về khai thác vàng, Chính sách về khai thác đồng, Chính sách khai thác sắt, Chính sách về kali, Chính sách về bô xít, Chính sách về thiếc, Chính sách về kẽm, Chính sách về đá quý. Hiện nay chính phủ Lào đã cho sửa đổi và điều chỉnh một Bộ luật Khoáng sản mới với sự giúp đỡ của chuyên gia tư vẫn nước ngoài. Bộ Luật này khoảng gần một trăm năm mươi trang giấy A4 và cũng đã gửi cho các quốc gia ASEAN tham khảo và góp ý kiến (bản tiếng Anh)

2. Đạo luật khai khoáng của Philippin 1995 hay đạo luật cộng hòa số

7942

Luật khai khoáng của Phillipin hay đạo luật công hòa số 7942 được đưa ra khá nhiều qui định nhưng hầu hết các điều luật tại đạo luật này đều hướng tới việc tập trung vào môi trường khai thác mỏ, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững (các qui định về “khai khoáng bn vng”). các điều khoản khác đều giống nhưở Luật khoáng sản của Việt Nam như quyền được hướng dẫn thăm dò khoáng sản, mở công ty với 100% vốn nước ngoài, ưu tiên và khuyến các công ty khai thác mỏ có vốn đóng góp của công ty bản xứ và một công ty giàu tiềm năng từ nước ngoài, chia se lợi ích về khai thác, độc quyền khai thác và triển khai các hoạt động khoáng sản trong khu vực được cấp phép, ngoài ra, việc lập các nhà máy chế biến cần có các hợp đồng cung cấp quặng ổn định lâu dài được chứng minh thông qua các nhà cung cấp, ưu tiên cho các công ty tham gia khu vực thương mại và mậu

dịch tự do sau khi đệ trình dự án khai khoáng khả thi, đồng thời thực hiện rà soát kỹ lưỡng các vấn đề môi trường nhưđánh giá tác động môi trường, thực hiện các chương trình quản lý khu vực khai thác mỏ, điều tra môi trường trước trong và sau khi khai thác, thực hiện đánh giá mooit rương hàng năm, đóng góp các quỹ môi trường, quỹ phản ứng sự cố, kiểm tra môi trường lao động, cũng như an toàn lao động.

3. Luật khai khoáng số 11/1967 Indonesia

Hiện nay ở Indonesia đang áp dụng đạo luật số 11 năm 1967 cho các hoạt động khoáng sản, đạo luật này đã được rất nhiều nhà đầu tư phát triển khoáng sản quan tâm và khen ngợi vì vấn đề chính của Luật này là để hấp dẫn các nhà đầu tư nhằm thực hiện Chương trình Phát triển Quốc gia cuối thập kỷ 60. Đạo luật này cung có quy định một số khía cạnh về môi trường trước khi ban hành đạo luật số 41 năm 1982.

Kể từ khi chính sách môi trường trong lĩnh vực khoáng sản được mở rộng và thay đổi theo xu thế chung của các nước trong khu vực và trên toàn thế giới. Một chính sách về khoáng sản đã được soản thảo và ấn bản về hướng dẫn đối với quặng thải, tiêu chuẩn ảnh hưởng trong khai thác, và các công cụ kỹ thuật đi kèm có liên quan đến các điều kiện về môi trường đối với các hoạt động khai thác chuyên ngành. Các phân tích kinh tế và các chương trình thu hồi, tận thu, nhằm cố gằng thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Tài nguyên khoáng sản có thể là các nhiệm vụ thích hợp cho khai thác chuyên sâu, theo đó, Chính phủ sẽđẩy mạnh sự cân bằng giữa Phát triển Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường bền vững. Vì vậy, Chính phủ Indonesia hết sức thận trọng và đảm bảo cho các công ty khai thác không bị giảm sút lợi nhuận đối với các vấn đề môi trương bắt buộc Vì vậy, hiện nay, Bộ Năng Lượng và Tài nguyên Khoáng sản Indonesia đang đề xuất một bộ luật mới về than, khoáng sản và năng lượng nhằm cải thiện hơn nữa môi trường chính sách phát triển khoáng sản, cải thiện môi trường hướng tới phát triển bền vững, chính sách này được cụ thể hóa như sau:

- Phát triển có hiệu quả các thủ tục tiêu chuẩn, các hướng dẫn, các quy định về môi trường khai thác;

- Cải thiện tổ chức, pháp lý, thủ tục và quản lý về năng lượng và các chương trình điều chỉnh môi trường khai khoáng

- Phát triển năng lực pháp lý để xác định và giải quyết các vấn đề môi trường tiềm tàng từ các hoạt động khai khoáng;

- Cải thiện công nghệ khai thác gắn liền với mục tiêu quản lý môi trường; - Áp dụng chính sách môi trường quốc gia đối với các hoạt động khai khoáng;

- Các tiến các thủ tục nhằm xem xét các đánh giá tác động môi trường và kiểm toán môi trường đối với các hoạt động khai khoáng;

- Tăng cừng các mối quan hệ, hợp tác giữa cho phép và kiểm soát.

- Tăng tính hiệu quả của việc hợp tác giữa các cơ quan chính phủ trong lĩnh vực năng lượng và tài nguyên khoáng sản và quản lý môi trường. ví du như đánh giá tác động môi trường chỉ được yêu cầu cho các hoạt động gây ra tác động cho môi trường. các hoạt động ít gây tác động hơn hoặc một hoạt động có thể quản lý được bằng phương pháp công nghệ, chi yêu cầu quan trắc và quản lý môi trường.

4. Luật về quản lý và khai thác tài nguyên khoáng sản Campuchia

Là một quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên khá phong phú, với dân số khoảng 14 triệu người, tuy nhiên Campuchia lại thiếu thốn trầm trọng về công nghệ, cán bộ chuyên môn, cơ sở hạ tầng . . . . trầm trọng. Nguyên nhân chính ở đây là do chiến tranh – chếđộ Khơ Me Đỏ đã tàn sát hàng triệu người dân Campuchia, vì vậy mà các nguồn tài nguyên khoáng sản ở đây vẫn chưa được thăm dò, chưa được đánh giá và chưa được phát hiện để khai thác nhiều. Theo nhận xét của nhiều chuyên gia, Campuchia giàu tiềm năng về các loại khoáng sản như quặng sắt, zircon, ruby, gas, nhôm, than, saphia, si li cát, dầu thô, cao lanh, thiếc . . chính vì vậy để hập dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào thăm dò, khai thác đánh giá tiềm năng khoáng sản của mình

ngày 13 tháng 07 năm 2001, Chính phủ Campuchai đã ban hành Luật Quản lý

Khoáng sản và Khai thác Mỏ và giao cho Bộ Công nghiệp, Mỏ và Năng lượng thực hiện luật và các chính sách khoáng sản của đất nước với những ưu tiên đặc

biệt cho khu vực tư nhân trong các hoạt động khoáng sản. chính vì vậy có rất nhiều công ty 100% vốn nước ngoài từ Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia . . . đã đến đây và thực hiện các dự án liên quan đến các hoạt động khoáng sản. Để bổ sung thêm cho luật khoáng sản và các nhà đầu tư nươc ngoài vào tháng 1 năm 2005, chính phủ hoàng gia Campuchia đã ban hành một văn bản dưới sắc lệnh về việc xác định các qui chếđầu tư về tài nguyên khoáng sản.

Các quii định trong luật quản lý khoáng sản và Khai thác mỏ Campuchia cũng gần giống với các quốc gia trong khu vực, mục tiêu là để cải thiện cơ sở hạ tầng, vật chất, phúc lợi xã hội, tạo công ăn việc làm cho cộng đồng bản xứ, nâng cao nhận thức cộng đồng, nâng cao tay nghề cũng như hiểu biết cho nhân công địa phương. Là một quốc gia bị chiến tranh tàn phá, đang bắt đầu khôi phục lại

nên kinh tế, Chính phủ Campuchia hiểu rõ tầm quan trọng của Tài nguyên

Khoáng sản với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Ngoài ra, trong luật này, chính phủ có một qui định bắt buộc là cần phải có công nghệ hiện đại, tiên tiến, thân thiện với môi trường, đảm bảo hiệu quả trong các hoạt động khoáng sản và bảo vệ môi trường, đông thời, tài nguyên khoáng sản được khai thác trong lãnh thổ Campuchia bị cấm xuất khẩu và chỉ khi cho ra những sản phẩm cuối cùng mới được phép xuất khẩu.

5. Các chính sách khoáng sản Miến Điện

Các thủ tục: Thời gian tìm kiếm là 1 năm, Giai đoạn thăm dò là 1 năm, có thể gia hạn 2 năm hoặc hơn nữa, nghiên cứu khả thi là 1 năm; Giai đoạn phát triển (khai thác) là 10 đến 25 năm.

Khung pháp lý: Thực hiện hệ thống kinh tế thị trường từ năm 1988, Luật đầu tư nước ngoài có hiệu lực từ tháng 11 và các thủ tục bắt buộc là vào tháng 12 năm 1988, Luật mỏ Myanmar được ban hành tháng 9 năm 1994 và các qui định đi kèm là vào tháng 12 năm 1996, Mọi khoáng sản đều thuộc sở hữu nhà nước, Chính sách không để làm mới việc đầu tư mà nó sở hữu nhưng khuyến khích các nhà đầu tưđịa phương và nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực khai khoáng, Vẫn chưa có luật môi trường ở tầm quốc gia, Ủy ban gìn giữ môi trường quốc gia được thành lập vào ngày 26 tháng 3 năm 2004

Thuế tài nguyên: đối với các khoáng sản kim loại quý, 4 đến 5%; đối với các khoáng sản kim loại, 3 đến 4; đối với các khoáng sản công nghiệp, 1 đến 3%; buôn bán dựa trên thuế tài nguyên. Việc miễn thuế và trì hoãn trả thuế được Bộ Mỏ qui định.

6. Chính sách khoáng sản Thái lan

Ở Thái Lan, cũng giống như một số quốc gia khác trong ASEAN, vẫn giữ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, xác lập cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ sửa đổi luật khoáng sản (Trang 29 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)