Tổng quan chính sách về khoáng sản của một sốn ước ngoà

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, xác lập cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ sửa đổi luật khoáng sản (Trang 49 - 60)

4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

I.2.3-Tổng quan chính sách về khoáng sản của một sốn ước ngoà

ASIAN và ngoài Trung Quốc

1. Sơ lược chính sách khoáng sản của một số nước trên thế giới

Trên thế giới, tài nguyên khoáng sản phân bố không đồng đều, một số quốc gia có tiềm năng rất lớn, một số khác lại không được thiên nhiên ưu đãi nên rất nghèo tài nguyên khoáng sản. Vì vậy, tùy theo hoàn cảnh của mỗi nước mà có những chính sách khác nhau. Các nước giàu tài nguyên khoáng sản thì dựa vào tài nguyên khoáng sản để phát triển kinh tế, số khác lại dựa vào việc khai thác khoáng sản từ nước ngoài hoặc nhập khẩu hoàn toàn; các quốc gia có biển thì lại có xu hướng thăm dò, khai thác các nguồn tài nguyên khoáng sản dưới biển vì nguồn tài nguyên này vẫn chưa được nhiều quốc gia tiếp cận tới trừ dầu khí và than. Ngoài ra, một số nước lớn còn có kế hoạch tìm kiếm tài nguyên khoáng sản ở Mặt Trăng, Sao Hỏa và các hành tinh khác.

Chẳng hạn như Nhật Bản, là một quốc gia rất nghèo về tài nguyên khoáng sản, nhưng bù lại, họ là một quốc gia phát triển có nhiều công nghệ tiên tiến có thể ứng dụng vào việc khai thác, chế biến những loại khoáng sản khác nhau. Vì vậy, chính sách phát triển của Nhật Bản là nhập khẩu mọi loại khoáng sản, thực hiện các dự án thăm dò, điều tra, khai thác, chế biến tại các quốc gia khác, đặc biệt, các nước đang phát triển, thông qua các tổ chức hỗ trợ quốc tế (Cục Địa chất Nhật Bản, JICA hoặc Cục Khai thác kim loại Nhật Bản ...), cơ quan của chính phủ Nhật Bản bằng các khoản vốn vay ưu đãi, tài trợ không hoàn lại, v.v., sử dụng các chuyên gia bản địa và các chuyên gia của của mình. Sau khi đã có báo

cáo sơ bộ về tình hình tiềm năng khoáng sản của một số khu vực, sẽ có các công ty chuyên trách về các lĩnh vực tương ứng thực hiện các bước còn lại.

Giống như Nhật Bản, Hàn Quốc là một trong số ít các quốc gia rất nghèo tài nguyên khoáng sản. Tuy nhiên, chính phủ Hàn Quốc cho rằng việc đầu tư trong lĩnh vực khoáng sản có tính rủi ra cao. Vì vậy, đểđem lại hiệu quả tốt nhất, chính phủ Hàn Quốc đã đề ra những chính sách ưu đãi dành cho khu vực tư nhân và khuyến khích họ tham gia vào lĩnh vực này. Chính phủ Hàn Quốc cũng đề ra các mục tiêu ngắn - trung - dài hạn, đồng thời tập trung vào các loại khoáng sản chiến lược gồm 6 loại dưới đây:

Chỉ tiêu Than nâu Uranium Quặng

sắt Đồng Kẽm Đất hiếm * Mục tiêu đến 2010 (ngàn tấn) - Tổng nhu cầu 80.000 4,8 40.000 1.525 1.060 7 - Tăng nhập khẩu 30% 10% 10% 20% 20% 5% - Số lượng nhập khẩu 24.000 0,48 4.000 305 212 0,35 * Năm 2001 (ngàn tấn) - Tăng nhập khẩu 15.000 0 0 174 199 0 - Tỷ lệđạt được 63% 0% 0% 57% 94% 0%

Đây được coi là 6 loại khoáng sản chủ chốt ưu tiên phát triển công nghiệp. Bên cạnh đó, chính phủ Hàn Quốc cũng xác định bốn mục tiêu cụ thể để thực hiện các chính sách này. Đáng chú ý trong bốn mục tiêu đó là chính sách hướng vào việc nghiên cứu, thu hồi và khai thác, chế biến các khoáng sản dưới biển – đáy biển. Thực hiện các chính sách hợp tác với các nước khác, các nước đang

phát triển thông qua các tổ chức như KOICA, KORES hay KNOC … dưới các

hình thức dự án tài trợ, nghiên cứu hoặc vay ưu đãi.

Bên cạnh hai quốc gia phát triển kể trên, một số quốc gia có những chính sách đặc biệt về khoáng sản, dù họ không thiếu các tài nguyên khoáng sản quan trọng phục vụ phát triển kinh tế. Họ hiểu rằng, khoáng sản là loại tài nguyên không thể tái tạo, vì vậy, đi đôi với tìm kiếm, khai thác hợp lý TNKS trong

nước, họ tập trung hướng ra các nước nghèo hoặc các quốc gia đang phát triển ở

Châu Phi, Đông Nam Á, Nam Mỹ, bởi vì các quốc gia này cần khai thác tài

nguyên khoáng sản để phát triển kinh tế. Một trong các quốc gia đó là Mỹ, Trung Quốc, v.v.

Úc ban hành một số chính sách và các mục tiêu về phát triển, khai thác về tiềm năng khoáng sản như Phát triển và thăm dò khoáng sản và dầu mỏ; Hướng dẫn cho những nhà đầu tư, Tuyên bố chính sách khoáng sản và dầu khí, phát triển các cơ sở hạ tầng đi đôi với việc xác định những khu vực khoáng sản tiềm năng cao hướng tới việc “khai thác và phát triển khoáng sản bền vững”. Bên cạnh chính sách khoáng sản của riêng từng bang là năm mục tiêu quốc gia như sau:

- Yêu cầu ở mức độ cao đối với các nhà đầu tư cả về quyền lợi và trách nhiệm, đảm bảo chắc chắn trong việc đưa ra các quyết định đem lại sự tin cậy cho môi trường đầu tưở Australia; cung cấp một môi trường cạnh tranh cao;

- Hỗ trợ ngành công nghiệp đạt được các giá trị bền vững thông qua tăng trưởng, hiệu quả và nâng cao giá trị;

- Thúc đẩy ứng dụng có hiệu quả cao nhất công nghệ mới trong quản lý môi trường, bảo vệ sức khỏe và an toàn cũng như nâng cao trách nhiệm đối với các lợi ích môi trường và cộng đồng;

- Hỗ trợ ngành công nghiệp đối phó với những thách thức và khai thác các cơ hội đầu tư và thương mại tầm cỡ quốc tế;

- Sửa đổi, bổ sung các điều khoản, luật pháp đi kèm hướng tới sựphát triển bền vững. Tổ chức và tham gia các hội nghị khoa học, các diễn đàn kinh tế về tài nguyên khoáng sản nhằm tăng cường hiểu biết, trao đổi kinh nghiệm, trao đổi và tìm kiếm cơ hội đầu tư và hợp tác. Thực hiện các chương trình khoáng sản địa phương, ưu đãi cho các công ty tư nhân có khả năng tài chính thực hiện đầu tư ra nước ngoài.

Ngoài ra, có những chính sách riêng biệt và đặc biệt cho các loại khoáng sản hóa thạch như than và dầu khí, các khoáng sản chứa nguyên tố phóng xạ, hướng tới việc thăm dò và khai thác khoáng sản ngoài biển và đại dương.

* n Độ

Bên cạnh các quốc gia trên, một trong các quốc gia ở khu vực Nam Á cũng có các chính sách khá mềm dẻo nhưng cũng khá phức tạp trong lĩnh vực khoáng sản đó là Ấn Độ, là một quốc gia đông dân thứ 2 trên thế giới, có tài nguyên khoáng sản phong phú, nhưng chính sách khoáng sản của Ấn Độ lại được xem là khá phức tạp. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do xã hội Ấn Độ rất phức tạp, nhiều bang, nhiều đảng phái và đặc biệt là rất nhiều tôn giáo và các ngôn ngữ dù rằng quốc ngữở đây dược sử dụng là tiếng Anh. Chính phủ Ấn Độ đã đưa ra khá nhiều chính sách khoáng sản của mình như Bảo tồn và phát triển khoáng sản, các phương pháp khoa học về khai thác, các qui tắc sản xuất, chế biến và tuyển khoáng, tái chế các phế liệu kim loại và chất thải khoáng sản, Máy móc và trang bị khai thác, phát triển nguồn nhân lực, các liên kết, phổ biển thông tin về thay đổi công nghệ, kết cấu hạ tầng khu vực cho khai thác, Hỗ trợ tài chính, Các mỏ nhỏ, Phát triển khoáng sản và bảo vệ môi trường, An toàn mỏ, Hoàn thổ các mỏđóng cửa, tái định cư cho những người bị di dời. Thông qua các chính sách này, chính phủ Ấn Độ muốn hướng tới phát triển bền vững, đạt các mục tiếu tăng trưởng kinh tế xã hội, đảm bảo việc làm, nâng cao tay nghề, tăng cường hiểu biết, trao đổi kinh nghiệm, đảm bảo các phúc lợi xã hội cho cộng đồng dân cưđịa phương, coi khoáng sản là nguồn thu ngoại tệ quan trọng, tăng cường các ứng dụng công nghệ mới trong khai thác và tuyển khoáng, đồng thời tận thu, tái chế cặn quặng, các bãi thải quặng, hoặc tái chế các phế phẩm kim loại, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, đường sá tại các khu vực có hoạt động khoáng sản. Vì rằng, hoạt động khoáng sản thường diễn ra tại các vùng sâu, vùng xa, nơi có trình độ dân trí thấp. Hướng tới các công nghệ, nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên khoáng sản biển và đại dương; các công nghệ khai thác thân thiện với môi trường, đảm bảo an toàn cho người lao động vì hoạt động khai thác mang tính rủi ro cao. Đảm bảo việc khai thác có hiệu quả, ứng dụng công nghệ cao, tránh lãng phí tài nguyên, có thể áp dụng các công nghệ tiên tiến, thu hồi tối đa các khoáng vật đi kèm.

Cho nên, chính phủ Ấn Độđã đề ra các mục tiêu cơ bản của chính sách về khoáng sản như sau:

(a) Thăm dò để xác định giá trị khoáng sản trên đât liền và biển nông; (b) Phát triển tài nguyên khoáng sản theo chiến lược đểđảm bảo cung cấp ổn định, sử dụng có hiệu quả nhất về các nhu cầu hiện tại và tương lai;

(c) Thúc đẩy các kiên kết cần thiết để việc phát triển suôn sẻ và không ngắt quãng về ngành công nghiệp khoáng sản để đáp ứng nhu cầu cần thiết của đất nước;

(d) Thúc đẩy nghiên cứu và phát triển khoáng sản;

(e) Đảm bảo việc thành lập các tiện nghi giáo dục và đào tạo tương xứng để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng các nhu cầu nhân lực cho phát triển ngành công nghiệp khoáng sản;

(f) Tối thiểu hóa các tác động xấu từ phát triển khoáng sản đối với rừng, môi trường và sinh thái thông qua các giải pháp bảo vệ tương xứng; và

(g) Đảm bào việc hướng dẫn các hoạt động khoáng sản sản với việc xem xét an toàn và sức khỏe về tất cả các vấn đề liên quan. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

*Uganda

Uganda là một quốc gia ở Châu Phi, kinh tế phát triển kém, nhưng lại được thiên nhiên ban tặng cho nhiều loại khoáng sản quý, trữ lượng lớn. Vì vậy, sự nghiệp phát triển kinh tế của Uganda dựa chính vào việc khai thác và bán các loại khoáng sản dưới dạng quặng thô, quặng nguyên liệu chứ chưa có được các nhà máy luyện quặng, tuyển quặng. Chính sách của chính phủ Uganda được đưa ra dựa trên việc tiến hành lấy ý kiến của các chủ mỏ trong và ngoài nước hiện đang

thăm dò, khai thác các mỏ trên toàn lãnh thổ Uganda. Chính phủ Uganda cho

rằng, việc thực hiện phát triển kinh tế cũng như phát triền bền vững nguồn tài nguyên khoáng sản trong nước phải được các chủ sở hữu này thực hiện. Vì vậy, các chính sách của Uganda cũng rất ưu đãi cho các nhà đầu tư. Tuy vậy, trong lĩnh vực khai khoáng, việc sử dụng nhân công lao động là nữ giới, trẻ em, thổ dân bản xứ thường được thực hiện. Các chế độ đãi ngộ đối với các nhân công này thấp, họ thường bị bóc lột sức lao động thậm tệ, bị ngược đãi, hành hạ. Cho nên chính phủ Uganda cũng đưa ra nhiều biện pháp quyết liệt để nhằm giảm tình trạng trên như cấm sử dụng lao động khai thác là nữ hay trẻ em, đồng thời đưa ra các

biện pháp trừng phạt nghiêm khắc, mạnh mẽ và quyết liệt nhằm cố gắng xóa bỏ tình trạng này. Đến nay đã có một số cải thiện đáng kể. Đối với lĩnh vực khoáng sản, chính phủ Uganda đã ban hành một số chính sách nhằm thu hút đầu tư, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chất phục vụ khai thác, chế biến khoáng sản cho sự nghiệp phát triển kinh tế và xã hội của Uganda ", mục đích phát triển khoáng sản là để đóng góp cho sự nghiệp tăng trưởng kinh tế và xã hội bền vững. Chính sách phát triển khoáng sản của Uganda hướng tới việc xóa đói, giảm nghèo, tạo cơ hội việc làm, cũng như phát triển kinh tế, nâng cao nhận thức của người dân, đặc biệt trong việc giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường khi thực hiện các hoạt động khoáng sản góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xây dựng đất nước, nâng cao trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm, hiểu biết cho các lao động bản địa. Để thực hiện được điều này, Chính phủ Uganda đã cho ban hành 7 mục tiêu cơ bản trong chính sách phát triển khoáng sản gồm:

- Thúc đẩy việc phát triển lĩnh vực khai thác bằng việc khuyến khích khu vực tư nhân tham gia;

- Tăng cường sự đóng góp của ngành khai thác khoáng sản cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;

- Tuân thủ quy định của pháp luật và đảm bảo khai thác tài nguyên hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả, tăng cường khai thác các mỏ qui mô nhỏ và tận thu;

- Tối thiểu hóa và giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường và xã hội của hoạt động khai thác khoáng sản;

- Xóa bỏ việc sử dụng lao động nữ và trẻ trong khai thác khoáng sản; - Phát triển và tăng cường sử dụng năng lực địa phương đối với phát triển khoáng sản;

- Nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm khoáng sản thông qua chế biến sâu.

Cũng như các quốc gia khác, đi kèm các mục tiêu này đều có các văn bản hướng dẫn thực hiện; đồng thời để đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu này chặt chẽ, có hiệu quả Chính phủ Uganda đã cho thành lập một Nhóm công tác gồm đại diện của các các Bộ Tài chính, Kế hoạch và Phát triển Kinh tế, Bộ Tòa án và Lập

pháp và Cục Địa chất và Mỏ. Nhóm công tác này có trách nhiệm xây dựng các chính sách thích hợp để chính phủ ban hành.

* Australia

Chính sách của Chính phủ Australia về khai khoáng và khoáng sản được

thể hiện trong Tuyên bố Chính sách Khoáng sản và Dầu khí năm 1998. Tuyên

bố chứa đựng một khung chiến lược cho sự phát triển bền vững của công nghiệp khai thác và đưa vào để thi hành những nguyên lý do chính phủ làm cho những quyết định tương lai ảnh hưởng lĩnh vực tài nguyên.

Năm mục tiêu quốc gia:

- Yêu cầu ở mức độ cao với các nhà đầu tư cả về quyền lợi và trách nhiệm, và chắc chắn trong lập các quyến định đem lại sự tin cậy cho môi trường đầu tưở Australia;

- Cung cấp một môi trường cạnh tranh cao;

- Để hỗ trợ các cố gắng của ngành công nghiệp để đạt được phát sinh các giá trị bền vững thông qua tăng trưởng, sáng tạo và tăng cương giá trị;

- Để thúc đẩy ứng dụng hiệu quả nhất của thế giới trong quản lý môi trường, sức khỏe và an toàn và, cung như vậy để thúc đẩy quản lý có trách nhiệm về các lợi ích môi trường và cộng đồng; và

- Để giúp đỡ ngành công nghiệp đối diện với những thách thức mang tầm quốc tế, các cơ hội đầu tư và thương mại tầm cỡ quốc tế.

Khung chính sách này sẽ bảo đảm rằng Australia có thể bảo đảm là một nhà cung cấp đáng tin cậy, dài hạn về tài nguyên và năng lượng của thế giới cho các thị trường, và một trong những trung tâm công nghiệp chủ chốt về khai khoáng thế giới. Lĩnh vực tài nguyên sẽ tiếp tục là một đóng góp rất quan trọng tới sự thịnh vượng kinh tế và xã hội của Australia. Bên trong sự tuyên bố của những qui định này, Khối thịnh vượng chung theo đuổi một số chính sách trên cơ sở tài nguyên khác

Những chính sách và những chương trình của Chính phủ Australia liên quan với công nghiệp khai khoáng cũng được mô tả sơ lược trong "Phát triển và thăm dò Khoáng sản và Dầu mỏ: Một Hướng dẫn cho những nhà đầu tư", đã

được cập nhật vào Tháng 7 năm 2002. "Hướng dẫn" tổng quan những tài nguyên vật lý (của) Australia và cung cấp thông tin cho Chính phủ, chính phủ sẽ hỗ trợ lĩnh vực tài nguyên, luật Úc, những sự sắp xếp tài chính và những sự tiếp xúc thích hợp.

Các chương trình khoáng sản địa phương

Từ năm 1996, Chương trình khoáng sản Khu vực đã khuyến khích sự phát

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, xác lập cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ sửa đổi luật khoáng sản (Trang 49 - 60)