4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
I.2.4. Rút ranh ững bài học hoặc kinh nghiệm cần tham khảo cho Việt
Nam
*Các nước đều coi tài nguyên khoáng sản là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế. Vì vậy, nhiều nước đã có chính sách quốc gia về tài nguyên khoáng sản nhằm định hướng cho việc phát triển, khai thác, chế biến, sử dụng nguồn lực này có hiểu quả.
*Các nước nghèo TNKS ngoài chính sách nhập khẩu còn có chính sách đầu tư ra nước ngoài giàu TNKS dưới mọi hình thức thích hợp để khai thác khoáng sản nhằm chủ động và đảm bảo cung cấp ổn định nguyên liệu khoáng đáp ứng nhu cầu trong nước (đầu tư trực tiếp, hợp tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực, cho vay vốn, v.v. có điều kiện gắn liền với việc cung cấp nguyên liệu khoáng cho chính quốc).
*Các nước giàu TNKS đi đôi với thực hiện chính sách tăng cường chế biến sâu, phát triển bền vững TNKS còn thực hiện chính sách kết hợp xuất nhập khẩu
hợp lý với mục tiêu tối đa hóa hiệu quả khai thác, sử dụng các nguồn TNKS trong và ngoài nước.
*Tạo môi trường pháp lý rõ ràng và môi trường cạnh tranh cao trong hoạt động khoáng sản nhằm đảm bảo khai thác tài nguyên hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả;
Các nước đều có chính sách đối với hoạt động khoáng sản là: - Đánh thuế tài nguyên tương đối cao;
- Bảo vệ môi trường nghiêm ngặt;
- Sử dụng lao động hợp lý (ưu tiên sử dụng lao động trong nước, cấm sử dụng lao động trẻ em và nữ trong hầm lò hoặc trong các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm);
- Đảm bảo góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn; - Ưu tiên đáp ứng nhu cầu trong nước;
- Cơ chế giá thị trường;
- Đấu thầu các hoạt động khoáng sản, v.v.
- Quản lý chặt chẽ các hoạt động khoáng sản ngay từ khâu cấp phép thăm dò cho đến khâu cuối cùng là chế biến, tiêu thụ khoáng sản.
*Cho phép mọi thành phần kinh tế thực hiện các hoạt động khoáng sản, trong đó nhiều nước rất coi trọng khuyến khích khu vực tư nhân và đầu tư nước ngoài;
*Tùy theo tiềm năng và tầm quan trọng của từng loại TNKS và tình hình, đặc điểm của đất nước mà xác định các chính sách phù hợp với từng loại TNKS;
*Công tác quy hoạch, giám sát hoạt động khoáng sản;
*Chính sách tái định cư, hoàn thổ, phát triển sau khai thác mỏ, v.v. *Chính sách khai thác tài nguyên khoáng sản biển;
Các nước đều tập trung thực hiện chiến lược và chính sách đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, trong đó ngày càng coi trọng vị trí chiến lược của than năng lượng.
CHƯƠNG II
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NHỮNG KẾT QUẢĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG HẠN CHẾ TRONG QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI LUẬT KHOÁNG SẢN, LUẬT SỬA
ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐĐIỀU CỦA LUẬT KHOÁNG SẢN
II.1- Công tác xây dựng, ban hành các văn ban hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và công tác phố biến, tuyên truyền pháp luật về khoáng sản
II.1.1 – Sơ bộ về hiện trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật về
khoáng sản
Luật Khoáng sản được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa IX, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 20 tháng 3 năm 1996. Để triển khai thi hành các quy định của Luật Khoáng sản vào thực tế, các cấp quản lý từ trung ương đến địa phương đã ban hành hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật liên quan. Cụ thể như sau:
II.1.1.a- Văn bản do Quốc hội ban hành
Luật Khoáng sản được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam Khóa IX, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 20 tháng 3 năm 1996. Qua 12 năm
triển khai luật vào thực tế, công tác quản lý nhà nước, cũng như sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực khoáng sản đã đạt được những kết quảđáng khích lệ. Sản lượng khoáng sản hàng hóa để đáp ứng các nhu cầu của nền kinh tế quốc dân ngày càng tăng, số lượng các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khoáng sản ngày càng nhiều. Các thủ tục hành chính trong lĩnh vực khoáng sản ngày càng được đơn giản hóa. Việc sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng được chú ý hơn. Mọi cấp chính quyền từ Trung ương đến cơ sở, mọi công dân, đặc biệt là các tổ chức, cá nhân ngày càng hiểu rõ hơn trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ và sử dụng hợ lý tài nguyên khoáng sản có hạn trong lòng đất. Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khoáng sản ngày càng có ý thức chấp hành pháp luật về khoáng sản.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, Luât Khoáng sản năm 1996 đã để lại những bất cập nhất định trong quá trình triển khai. Để tháo gỡ những bất cập, vướng mắc trong quá trình triển khai Luật Khoáng sản năm
1996, Quốc hội đã ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật Khoáng sản vào năm 2005.
II.1.1.b- Các văn bản do Chính phủ ban hành:
Chính phủ đã ban hành 07 Nghị định nhằm triển khai quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các quy định của Luật Khoáng sản. Trong đó có 04 Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và 03 Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về khoáng sản:
- Nghị định của Chính phủ 68/CP ngày 01/11/1996 Quy định chi tiết việc thi hành Luật Khoáng sản;
- Nghị định của Chính phủ số 76/2000/NĐ-CP ngày 01/11/1996 Quy định chi tiết việc thi hành Luật Khoáng sản (sửa đổi)
- Nghị định của Chính phủ 160/2005/NĐ-CP 27/12/2005 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật Khoáng sản;
- Nghị định số 07/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 1 năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Nghịđịnh số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật Khoáng sản
- Nghị định của Chính phủ 35/CP 23/4/1997 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về khoáng sản
- Nghị định của Chính phủ số150/2004/NĐ-CP 29/7/2004 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản;
- Nghị định của Chính phủ số 77/2007/NĐ-CP ngày 10/5/2007 về sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Nghị định của Chính phủ số150/2004/NĐ-CP 29/7/2004 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản.
Về cơ bản, các nghịđịnh của Chính phủđã kịp thời đưa ra những quy định chi tiết và hướng dẫn chi tiết các nôi dung của Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật Khoáng sản.
Nhằm tăng cương và nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý nhà nước và thức đẩy phát triển sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực khoáng sản, sau ngày Luật Khoáng sản (1996) có hiệu lực thi hành, Thủ Tướng Chính phủ đã ban hành 09 Chỉ thị và Quyết định.
II.1.1.d - Văn bản do Bộ và Bộ trưởng ban hành theo thẩm quyền
Để triển khai thi hàn Luật Khoáng sản, các Nghị định của Chính phủ, Quyết định và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ và Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan đã ban hành các văn bản hướng dẫn. Trong đó:
- 10 Thông tư Liên tịch và Thông tư; - 47 Quyết định và Chỉ thị
II.1.1.đ - Văn bản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo thẩm quyền
Để triển khai Luật Khoáng sản, Nghị định của Chính phủ, Quyết định và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ cũng như các Thông tư, Quyết định và Chỉ thị cấp Bộ, Bộ trưởng, Ủy bân nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành các văn bản theo thẩm quyền nhằm quán triệt hướng dẫn thực hiện các quy định của các văn bản quy phạm pháp luật do cấp có thẩm quyền cao hơn ban hành. Nội dung của các văn bản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành nhằm mục đích cụ thể hóa các nội dung các văn bản quy phạm pháp luật cao hơn cho phù hợp với đặc điểm về khoáng sản và điều kiện phát triển kinh tế xã hội tại đại phương. Theo thống kê chưa đầy đủ (xem phụ lục số ), bình quân mỗi tỉnh từ năm 1996 đến nay đã ban hành khoảng trên 10 văn bản. Như vậy, tổng số các văn bản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành trong toàn quốc lên đến trên 600.
II.1.2- Những kết quảđạt được, những hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế về công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật về khoáng sản
II.1.2.a- Những kết quảđạt được
Để kịp thời đưa Luật Khoáng sản vào cuộc sống, việc ban hành các văn bản quy phạm dưới luật là một đòi hỏi khách quan. Luật Khoáng sản được thông
qua ngày 20 tháng 3 năm 1996, ngày 01/11/1996 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 68/CP Quy định chi tiết việc thi hành Luật Khoáng sản, ngày 23 tháng 4 năm 1997 Chính phủ ban hành Nghị định số 35/CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về khoáng sản. Tuy nhiên, do sự phát triển kinh tế của đất nước cùng với quá trình hội nhập của nền kính tế nước ta với các nền kinh tế thế giới, một số qu định trong Luật Khoáng sản năm 1996 cần được cụ thể hoa hơn, đặc biệt à những quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản được quy định trong Nghị định số 68/CP của Chính phủ cần được sửa đổi, điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế. Để đáp ứng nhu cầu trên, ngày 01/11/1996 Chính phủđã ban hành Nghịđịnh số 76/2000/NĐ- CP Quy định chi tiết việc thi hành Luật Khoáng sản (sửa đổi) để thay thế Nghị định số 68/CP. Nghịđịnh số 76/2000/NĐ-CP đã cụ thể hóa hơn một số quy định của Luật Khoáng sản cho phù hợp hơn với thực tế phát triển kinh tế của đất nước, với đặc thù của tài nguyên khoáng sản.
Bên cạnh các văn bản pháp luật do Quốc hội, Chính phủ ban hành, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành các văn bản theo thẩm quyền như Chỉ thị, Quyết định nhằm chẩn chỉnh các hoạt động khoáng sản không phù hợp với quy định của pháp luật, đưa các hoạt động khoáng sản cũng như hoạt động quản lý nhà nước về khoáng sản từ Trung ương đến cấp địa phương vào nền nếp, khuôn khổ của pháp luật.
Một trong những mắt xích quan trọng để triển khai pháp luật về khoáng sản có hiệu quả là các văn bản do cấp Bộ ban hành. Trong những năm qua, liên quan đến vấn đề quản lý nhà nước trong lĩnh vực khoáng sản Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương), Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành hoặc phối hợp liên bộ ban hành theo quy định trên 10 Thông tư, Thông tư liên tịch. Các văn bản pháp luật được Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, Bộ trưởng ban hành trong thời gian qua đã tạo ra được môi trường ngày càng thông thoáng cho các hoạt động sản xuất liên quan. Đồng thời các văn bản pháp luật trên đã cũng tạo ra những khung pháp lý để các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khoáng sản ngày càng có ý thức tự giác chấp hành pháp luật hơn.
Đồng thời, các văn bản quy phạm pháp luật về khoáng sản được Quốc hội (Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật Khoáng sản); Chính phủ; Thủ tướng Chính phủ (Nghị định, Quyết định và Chỉ thị) và Bộ và Bộ trưởng (Thông tư, Thông tư liên tịch, quyết định và Chỉ thị) ban hành trong thời gian qua đã từng bước thể chế hóa chính sách, đường lối và chiến lược phát triên kinh tế - xã hội của Đảngvà nhà nước ta, trong đó có chính sách phát triển ngành công nghiệp khai khoáng gắn liền với việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên có hạn và bảo về sự bền vững môi trường sinh thái. Bên cạnh đó, do Luật Khoáng sản (1996) được xây dựng trong giai đoạn đầu của thời ký mở cửa, hội nhập của nền kinh tế nước ta, trong giai đoạn nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn kém phát triển nên nhu cầu đầu tư váo hoạt động khoáng sản cũng như nhu cầu về nguyên liệu khoáng của các ngành kinh tế cũng rất lớn. Vì vậy, Luật Khoáng sản (1996) có những quy định rất thoáng nhằm vừa đáp ứng được nhu cầu về vốn đầu tư, vừa đáp ứng được nhu cầu về khoáng sản của các ngành kinh tế. Đặc biệt là trong những năm gần đây, Đảng và nhà nước yêu cầu cải cách hành chính trong tất các các ngành kinh tế. Vì vậy, những quy định trong các văn bản pháp luật về khoáng sản cũng luôn được điều chỉnh, sửa đổi bổ sung cho phù hợp với yêu cầu của sự phát triển theo hướng hội nhập với các nền kinh tế. Một trong những điểm nổi bật nhất của yêu cầu về cải cách thủ tục hành chính trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản là việc phân công, phân cấp phải được đẩy mạnh, cụ thể và phù hợp với đặc thù của tài nguyên khoáng sản. Việc ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản là một bước tiến lớn trong quá trình cải cách hành chính. Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật Khoáng sản đã phân cấp mạnh cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản. Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 56 (sửa đổi, bổ sung) của Luật Khoáng sản Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền và trách nhiệm cấp giấy phép giấy phép khảo sát, giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác, giấy phép chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn; giấy phép khai thác, giấy phép chế biến khoáng sản đối với khu vực đã được điều tra, đánh giá hoặc
thăm dò, phê duyệt trữ lượng khoáng sản mà không nằm trong quy hoạch khai thác, chế biến khoáng sản của cả nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc không thuộc diện dự trữ tài nguyên khoáng sản quốc gia. Đông thời, teo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 6 của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền và trách nhiệm phê duyệt trữ lượng trong báo cáo thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn. Thẩm uyền và trách nhiệm trên là hoàn toàn mới so với quy định của Luật Khoáng sản (1996). Việc phân cấp mạnh đã tạo điều kiện cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đẩy nhanh được tiến độ đáp ứng các nhu cầu về khoáng sản cho sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Đồng thời, việc phân cấp mạnh không những làm giảm đáng kể chi phí của các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vào hoạt động khoáng sản, mà còn giảm được khá lớn chi phí quản lý nhà nước trong hoạt động cấp phép.
Ngoài việc phân cấp mạnh cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản cũng đã phân công cụ thể hơn giữa các bộ, ngành có liên quan trong hoạt động quản lý nhà nước về khoáng sản. Điều 55 (sửa đổi, bổ sung) của Luật khoáng sản quy định về sự phân công trách nhiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực khoáng sản như sau: