4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
I.2.2- Chính sách khoáng sản của Trung Quốc
1. Tình hình hiện tại của tài nguyên khoáng sản và các mục tiêu sử
dụng hợp lý chúng trong thế kỷ 21
Trung Quốc đã phát hiện 171 loại khoáng sản khác nhau và 158 trong sốđó đã được chứng minh bằng trữ lượng. 10 loại khoáng sản có liên quan đến năng lượng gồm, dầu, khí gas thiên nhiên, than, uran và địa nhiệt; 54 khoáng sản kim loại gồm sắt, măng gan, đồng, nhôm, chì và thiếc; 91 loại khoáng sản phi kim loại gồm graphit, phôt pho, lưu huỳnh và xinvinit; và 2 khoáng sản gồm nước ngầm và nước khoáng. Gần 18.000 mỏ ở Trung Quốc, trong đó hơn 7000 mỏ lớn và vừa.
Các đặc điểm cơ bản của tài nguyên khoáng sản Trung Quốc là:
- Tổng số lượng tài nguyên là rất lớn và rất đa dạng về khoáng sản. Trung Quốc đã phát hiện được nhiều loại khoáng sản khác nhau với số lượng vô cùng đa dạng và phong phú.
- Các quặng có chất lượng cao tồn tại bên cạnh các loại có chất lượng thấp. bao gồm cả hai loại quặng chất lượng cao và loại có hàm lượng thấp và thành phần phức tạp. loại có chất lượng cao như vôn fram, thiếc, đất hiếm, mô lip đen, ăng ti moan, ma giê, graphit và đá tan, trong khi đó sắt, măng gan, nhôm, đồng và phôt pho lại là quặng hàm lượng thấp, quặng sinh khoáng và kết hợp, cứng rắn khó nghiền và nung chảy.
- Một số lượng lớn khoáng sản đã được xác định và phát hiện. Việc phát hiện và xây dựng một khối lượng lớn về dầu và khí gas được công ty Dầu Daqing giới thiệu, đã đưa Trung Quốc từ một nước nghèo về dầu hỏa trờ thành một trong
những nhà sản xuất dầu thô lớn nhất thế giới. Trung Quốc đã phát hiện và mở rộng một số lượng lớn các mỏ khoáng sản gồm mỏ kim loại đất hiếm ở Bayun
Obo, mỏđồng Dexing, mỏ Nickel Jinchuan, Mỏ vôn fram Shizhuyuan, mỏ mô líp
đen Luanchuan, mỏ đồng Ashile, mỏ đồng Yulong, mỏ vàng Jiaojia, mỏ thiếc
Dachang, mỏ chì – kẽm ở Changba và Lanping, mỏ than Dongsheng – Shenmu,
mỏđồng – vàng Zijinshan và địa nhiệt ở Yangbajain.
Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số mâu thuẫn và vấn đề trong điều tra và phát triển khoáng sản ở Trung Quốc, chúng chủ yếu là:
- Sự mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế nhanh và tiêu thụ to lớn của một vài khoáng sản. Có một lỗ hổng khá lớn giữa cung và cầu trong dầu, sắt cao cấp, đồng cao cấp, bô xit và sinvit, crom có chất lượng tốt. Mức độ khó khăn trong việc tìm kiếm khoáng sản bởi những phương tiện địa chất ở những vùng phía đông đã được tăng, và trữ lượng và sản phẩm của chúng giảm xuống theo từng năm
- Sự xả thải và sự ô nhiễm môi trường Nghiêm trọng vẫn còn tồn tại trong khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản. Việc sắp xếp toàn bộ những vùng mỏ là không thoả mãn, và các công nghệ tìm kiếm và thăm dò đang đi giật lùi, và vẫn còn có sự phí phạm nghiêm trọng trong tiêu thụ tài nguyên. Việc bảo vệ môi trường (của) các mỏ yêu cầu cần có sự cải tiến hơn nữa
- Việc thăm dò và khai thác khoáng sản là không cân bằng giữa các vùng. Những vùng về phía tây và những phần xa xôi của vùng trung tâm có rất nhiều tài nguyên, nhưng những điều kiện tự nhiên của họ nghèo, hệ sinh thái họ yếu, và công tác điều tra và đánh giá địa chất còn ở mức độ thấp, vì vậy có những hạn chế về phát triển với tài nguyên.
Các mục tiêu chung của Trung Quốc đối với việc bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản trong thế kỷ 21 là:
- Để tăng khả năng khoáng sản để bảo đảm nền tảng của một xã hội phồn vinh theo hướng toàn diện. Trung Quốc sẽ cũng thiết lập một hệ thống dự trữđối với những tài nguyên chiến lược, đặt những dự trữ khoáng sản cần thiết lên trên vì sự sống còn đối với những nền kinh tế quốc dân và cách sinh sống của nhân dân,
và bảo đảm sự an toàn của kinh tế cũng như sự cung cấp ổn định và an toàn của hàng hóa khoáng vật. Tạo ra một môi trường đầu tư công bằng và an toàn
- Để tăng cường cải thiện môi trường sinh thái của mỏ. Trung Quốc sẽ giảm và kiểm soát lượng chất thải và nguy hại tới môi trường của tài nguyên khoáng sản gây ra từ các hoạt động sản xuất như khai thác, nghiền & sàng, nấu chảy & tuyển luyện và mang lại một môi trường ổn định trong khai thác khoáng sản và bảo vệ môi trường hệ sinh thái; cải tổ luật và các qui định đối với việc bảo vệ môi trường trong khu vực khai thác, và thực hiện việc kiểm tra chặt chẽ hơn và xem xét thong qua áp dụng luật liên quan đến việc kiểm soát môi trường sinh thái của mỏ; và tăng cương tuyên truyền và giáo dục và naangc ao nhận thức các doang nghiệp khai thác và toàn xã hội quan tâm đến tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường tài nguyên
Để đạt được các mục tiêu trên Trung Quốc cần tiếp tục thắt chặt các qui định sau:
- Tiếp tục trong chiến lược phát triển bền vững. Thực hiện chắt chẽ các qui định luật pháp về tài nguyên khoáng sản. Trung Quốc sẽ thực hiện những biện pháp để bảo vệ những tài nguyên và giải quyết đúng đắn những quan hệ giữa phát triển kinh tế và việc bảo vệ tài nguyên; khai thác tài nguyên trong quá trình bảo vệ và bảo vệ chúng trong quá trình khai thác; tăng cường thăm dò khoáng sản; Khai thác khoáng sản một cách hợp lý và tiết kiệm dựa trên việc tăng hiệu quả trong sử dụng tài nguyên.
- Gắn chặt vào sự định hướng của cải cách theo hướng thiết lập một hệ thống kinh tế thị trường. Dưới sự chỉ đạo của chính sách và kế hoạch công nghiệp nhà nước, chúng tôi sẽ đóng vai trò cơ bản đầy đủ của thị trường trong sự phân phối khoáng sản, và thiết lập một cơ chế cho sự phân bố nguồn tài nguyên tối ưu kết hợp điều khiển vỹ mô chính phủ với hoạt động thị trường.
- Tiếp tục sự phát triển cân bằng giữa sự tìm kiếm và thăm dò khoáng sản thác khu vực và công tác bảo vệ môi trường.
- Tiếp tục Mở rộng và hợp tác với những nước khác, cải thiện môi trường đầu tư, động viên và thu hút những nhà đầu tư nước ngoài để thăm dò cho và khai
thác khoáng sản ở Trung Quốc, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong khoáng sản, và hợp tác song phương tác động và lợi ích bổ sung qua lại và có lợi theo những quy tắc WTO và công ước quốc tế
- Tiếp tục sáng tạo và tạo qui trình công nghệ cao, thực hiện chiến lược trẻ hóa đất nước; nỗ lực giải quyết những vấn đề kỹ thuật chủ chốt và áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật trong điều tra và đánh giá khoáng sản và tìm kiếm và khai thác chúng, ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm môi trường trong những vùng mỏ.
2. Tăng khả năng nội địa về việc cung cấp tài nguyên khoáng sản và
định hướng chính sách khoáng sản
2.1. Tăng khả năng tự cung cấp nội địa
Trung Quốc tin tưởng về sự phát triển sở hữu tài nguyên khoáng sản của mình và các tài nguyên tự nhiên khác để phát triển kinh tế. Để xây dựng một xã hội phồn thịnh, theo hướng toàn diện, Trung Quốc sẽ tăng cường khả năng cung cấp cho nhu cầu nội địa. Trung Quốc củng cố thêm tiềm năng to lớn trong việc tìm kiếm và khai thác khoáng sản. Đã phát hiện được hơn 200.000 mỏ khoáng sản và các thành tạo khoáng hóa trên cả nước. Hơn thế nữa, 20.000 mỏ trong đó đã được đánh giá và thăm dò. Từ thập kỷ 80, 72.000 dị thường khoáng hóa đã được phát hiện, 25.000 trong sốđó đã được kiểm tra, kết quả là phát hiện thêm 217 mỏ khoáng sản. những mỏ chưa được kiểm chứng thì vẫn giữở mức tiềm năng để tìm kiếm khoáng sản. Công tác địa chất vẫn còn ở mức độ thấp ở các vùng phía Tây và các vùng xa phần phía Đông và vùng biển dưới quyền quản lý của Chính phủ Trung Quốc và ở đó có nhiều vùng chưa được biết tới. Tất cả những điều này chỉ ra các định hướng cho công tác tìm kiếm và khai thác khoáng sản nội địa Trung Quốc trong tương lai.
Chính phủ Trung Quốc khuyến khích và đưa ra các hướng dẫn đối với triển vọng thương mại mà theo yêu cầu lập kế hoạch, tạo đà cho yêu câu thị trường và chú trọng vào kết quả kinh tế. khuyến khích phát triển thương mại ở vung trung tâm và phía tây, biên giới và vùng xa và khu vực dân tộc thiểu số cũng như các khu vực kém phát triển kinh tế khác với tiềm năng về tài nguyên.
Trung Quốc cũng sẽ áp dụng các biện pháp sau để tăng khả năng cung cấp khoáng sản nội địa:
- Tăng cường thăm dò và khai thác tài nguyên năng lượng. Trung Quốc là một quốc gia rất giàu về than và sẽ không có thay đổi gì lớn về vị trí của than là nguồn năng lượng chính trong tương lai gần. Tuy nhiên, sử dụng than là nguồn năng lượng chính sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng vì vậy cần có sựđiều chỉnh hợp lý. Trung Quốc sẽ sử dụng hết nguồn năng lượng thủy điện và than và phát triển các công nghệ sạch đối với than bao gồm than rửa, nghiền, hóa lỏng và công nghệ khí hóa.
- Chính phủ Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cường việc tìm kiếm và khai thác tài nguyên dầu và khí, trong các khu vực này và hướng dẫn nghiên cứu vào các tài nguyên khoáng sản khác, tham gia các hoạt động quốc tế về tìm kiếm, nghiên cứu và khai thác tài nguyên.
- Tăng cường việc điều chỉnh cơ cầu khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản. Mức độ chiều sâu và hiện đại hóa về sử dụng hợp lý và khai thác khoáng sản ở Trung Quốc vẫn còn tương đối thấp và cần thiết có các bước thay đổi cơ cấu, sáng tạo công nghệ và cải tiến quản lý về vấn đề này.
- Tăng mức độ sử dụng hợp lý đa mục đích tài nguyên khoáng sản. Trung Quốc có một số lượng lớn tài nguyên hàm lượng thấp gây khó khăn cho việc sử dụng theo các điều kiện công nghệ và kinh tế hiện tại. Việc khai thác và sử dụng các tài nguyên này thực sự quan trọng để giải quyết việc cung cấp nguyên liệu cho các ngành kinh tế khác. Nhà nước Khuyến khích các doanh nghiệp khai thác, đóng góp những nỗ lực để giải quyết các khó khăn công nghệ và đeo đuổi việc chuyển giao công nghệ cho việc sử dung hợp lý đa mục đích “3 thải” (xỉ thải, khí thải và nước thải). Nhà nước cũng khuyến khích tái chế kim loại phế liệu và các tài nguyên thứ cấp, cũng như khai thác năng động các khoáng sản phi truyền thống. Trung Quốc đã ban hành “Các điều khoản tạm thời về sử dụng đa mục
đích có hiệu quả tài nguyên” năm 1985, ban hành “các ý kiến Tạo dựng việc sử dụng đa mục đích có hiệu quả tài nguyên” và xuất bản “Danh mục các tài nguyên sử dụng đa mục đích có hiệu quả” năm 1996. Chấp nhận sựưu đãi đối
với việc sử dụng đa mục đích có hiệu quả tài nguyên trong lĩnh vực thuế doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng, và khuyến khích các doanh nghiệp khai khoáng tăng mức độ sử dụng đa mục đích có hiệu quả tài nguyên bằng việc sáng tạo và tiến trình khoa học và công nghệ.
- Tiết kiệm năng lượng và giảm tiêu thụ. Trung quốc khuyến khích phát triển công nghệ cho chế biến sâu các sản phẩm khoáng sản, nguồn năng lượng mới, các nguyên vật liệu mới cũng như công nghệ và kỹ thuật chế biến mà có thể tiết kiệm năng lượng, nước, nguyên vất liệu và giảm tiêu thụ và tăng hiệu quả việc sử dụng hợp lý tài nguyên.
- Thiết lập một hệ thống để dự trữ khoáng sản chiến lược. Trung quốc sẽ từng bước đưa những tài nguyên chiến lược chính vào sắc lệnh dự trữ và nhóm lại, trên cơ sở của hoàn cảnh hiện tại về việc cung và cầu khoáng sản, cũng như sức mạnh của quốc gia
- Giải quyết từng bước vấn đề về tài nguyên thay thếở các mỏ cũ. Các mỏ qui mô lớn và vừa do nhà nước quản lý ở Trung Quốc sẽ giải quyết dần dần và có tài nguyên thay thế kém hiệu quả. Một số doanh nghiệp khai thác cũ có thể sẽ không hoạt động thêm vì tài nguyên cạn kiệt. Chính phủ Trung Quốc sẽ tăng chính sách hỗ trợ cho họ bằng việc thành lập cơ chế tài chính hợp lý và chính sách thuế theo đặc điểm tìm kiếm và khai thác khoáng sản để tạo điều kiện bên ngoài tốt vì sự tồn tại và phát triển của họ.
2.2. Định hướng chính sách khoáng sản
- Ban hành và cải thiện đáng kể luật và các qui định về quản lý tài nguyên khoáng sản. Trung Quốc đã lập một hệ thống luật về tài nguyên khoáng sản bao gồm “Luật tài nguyên Khoáng sản” và các luật và qui định có liên quan, với hiến pháp khi thành lập. Từ năm 1982, Trung Quốc đã ban hành thành công “Luật tài nguyên Khoáng sản”, “Luật Quản lý Đất đai”, “Luật Than”, “Luật về An toàn Mỏ”, “Luật Bảo vệ Môi trường”, “Luật Bảo vệ Môi trường Biển” và “Luật Quản lý và Sử dụng các vùng Biển”. Chính phủ Trung Quốc đã ban hành hơn 20 đạo luật và qui định bổ sung, bao gồm “Các qui định chi tiết về việc thực hiên Luật tài nguyên Khoáng sản”, “Các qui định về khai thác tài nguyên dầu ở vùng biển nông
trong việc hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài”, “các qui định về khai thác đầu ngoài khơi hợp tác với nước ngoài”, “Các giải pháp quản lý và đăng ký các vùng đối với điều tra tài nguyên khoáng sản”, “Các giải pháp quản lý hành chính về chuyển nhượng các quyền tìm kiếm và khai thác”, “Các điều khoản về quản lý hành chính về thu phí bồi thường tài nguyên khoáng sản”, “Các giải pháp tạm thời về theo dõi và kiểm soát tài nguyên khoáng sản” và “Các qui định về quản lý cơ sở dữ liệu địa chất”. Thêm vào đó, Các tỉnh khác nhau, các vùng tự trị và các thành phố tự trị chịu sự quản lý trực tiếp từ Chính quyền Trung ương đã hình thành các đạo luật địa phương. Các luật và qui định này được đưa vào hệ thống cơ sở Luật của Trung Quốc đối với việc quản lý tìa nguyên khoáng sản và cung cấp bảo đảm luật để thực hiện quản lý hành chính tài nguyên khoáng sản và các mỏ đang hoạt động theo luật.
- Cải thiện hệ thống đền bù cho việc sử dụng tài nguyên khoáng sản. “Luật Tài nguyên Khoáng sản” Trung Quốc đã cung cấp đầy đủ cho hệ thống đền bù cho việc sử dụng tài nguyên khoáng sản. Chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu thu chi phí đền bù đối với tài nguyên khoáng sản từ các chủ sở hữu quyền khai thác từ năm 1994, đã xác định được lịch sử đền bù khai thác tự do ở Trung Quốc. Việc thu phí đến bù tài nguyên (phí sử dụng khai thác tài nguyên trong việc phát triển hợp tác tài nguyên dầu khí ở biển nông hoặc ngoài khơi) bao gồm các quyền và lợi ích của nhà nước về sở hữu tài nguyên khoáng sản và sẽ có lợi để thành lập một cơ chế khuyến khích kinh tế thúc đẩyviệc bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên khoáng sản.
- Để khuyến khích thêm việc dầu tư nước ngoài vào Trung Quốc. Trung Quốc đã ban hành “các ý kiến về khuyến khích tăng khả năng đầu từ nước ngoài thời điểm hiện tại” tháng 8 năm 1999, xem xét “Định hướng các ngành công