Phương pháp tiếp cận từ trên xuống (top-down)

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Đánh giá mức độ phát thải của hoạt động đốt rơm rạ và khả năng tác động của chúng đến chất lượng không khíNghiên cứu thí điểm tại đồng bằng Tây Nam Bộ (Trang 59 - 60)

Cách tiếp cận từ trên xuống thường đề cập đến việc chia nhỏ một hệ thống tổng quan để có được cái nhìn sâu sắc về các hệ thống thành phần, nó giống như thiết kế ngược. Trong trường hợp kiểm kê, đó là việc sử dụng các quan sát vệ tinh trong không khí, thường kết hợp với mô hình khí quyển, để ước tính lượng phát thải. Cách tiếp cận từ trên xuống cung cấp một phương pháp đáng tin cậy để định lượng đốt sinh khối một cách nhất quán trên các khu vực rộng lớn, chẳng hạn như đốt rừng và đốt xavan hay đồng cỏ. Dữ liệu về diện tích của đám cháy (m2), chủ yếu được lấy từ dữ liệu MODIS [122, 123]. Dữ liệu ảnh MODIS có các kênh phổ có bước sóng trong khoảng cho phép tính toán được nhiệt độ của bề mặt đất, do đó các đám cháy ngoài thực tế lúc sắp hoặc mới xảy ra đều phát sinh nhiệt rất lớn, sensor của vệ tinh thu các ảnh trong khu vực có cháy và sử dụng các thuật toán để đoán đọc ảnh cho phép xác định khu vực có xảy ra hoạt động đốt cháy. Đối với hoạt động đốt hở rơm rạ ngoài đồng ruộng thì diện tích các đám cháy thường ở quy mô nhỏ (khoảng 1ha ở miền Tây Nam Bộ [124]) và ở các vị trí phân tán, nên khó đánh giá tốt qua vệ tinh. Do đó, mặc dù cách tiếp cận từ trên xuống cho kết quả kiểm kê tổng thể, nhanh gọn nhưng nó cũng có thể có những sai số nhất định và không phản ánh chính xác điều kiện địa phương. Do vậy, khi áp dụng cách tiếp cận này cho việc kiểm kê phát thải từ hoạt động đốt hở rơm rạ ngoài đồng ruộng người ta thường phải xác định độ không chắc chắn của phương pháp, để từ đó có những giá trị tính toán có độ tin cậy cao.

46

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Đánh giá mức độ phát thải của hoạt động đốt rơm rạ và khả năng tác động của chúng đến chất lượng không khíNghiên cứu thí điểm tại đồng bằng Tây Nam Bộ (Trang 59 - 60)