Nếu như phương pháp tiếp cận từ trên xuống tiếp cận tính toán phát thải từ dữ liệu tổng hợp từ trên xuống thông qua quan sát vệ tinh thì phương pháp tiếp cận từ dưới lên thực hiện kiểm kê phát thải dựa trên tính toán chi tiết về lượng phát thải từ tất cả các nguồn riêng lẻ của một khu vực, sau đó được tổng hợp lại để thu được lượng phát thải từ tổng khu vực. Trong cách tiếp cận từ dưới lên, tổng lượng sinh khối bị đốt cháy được xác định dựa trên dữ liệu thống kê (ví dụ: sản lượng cây trồng, tỷ lệ chất thải trên sản lượng sinh khối, tỷ lệ sinh khối khô, tỷ lệ đốt, v.v.). Việc thu thập dữ liệu thống kê đòi hỏi nhiều thời gian hơn để phân tích việc thu thập thông tin. Một số phương pháp như dùng bảng hỏi,
Như vậy, đối với cách tiếp cận từ dưới lên, tổng lượng phát thải được xác định cho từng chất ô nhiễm và do đó, xem xét các yếu tố ảnh hưởng trong đó bao gồm yếu tố kinh tế. Trong khi đó, cách tiếp cận từ trên xuống ước tính phát thải dựa trên các hệ số phát thải của các chất ô nhiễm từ hoạt động đốt ở quy mô quốc gia hoặc địa phương. Cả hai cách tiếp cận này đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định và đôi khi kết quả tính toán có thể là khác nhau [125]. Tuy nhiên, cho dù với cách tiếp cận nào thì lượng chất thải được tính là tích số của lượng sinh khối bị đốt cháy và hệ số phát thải (EF) tương ứng của nó [120]. Do đó hệ số phát thải là thông số quan trọng nhất trong việc thực hiện kiểm kê phát thải các chất ô nhiễm từ quá trình đốt cháy sinh khối. Trong trường hợp đốt hở rơm rạ, diện tích trồng lúa và năng suất lúa, tỷ lệ đốt là các loại dữ liệu hoạt động đầu vào quan trọng do chúng đóng góp đáng kể vào kết quả ước tính phát thải [1]. Tùy thuộc vào mục đích của quá trình kiểm kê và sự sẵn có của các dữ liệu đầu vào, phương pháp tiếp cận từ trên xuống, từ dưới lên hoặc kết hợp sẽ được áp dụng để đạt được các kết quả chi tiết khác nhau.
47
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Căn cứ vào tổng quan về hiện trạng đốt rơm rạ, các chất thải phát sinh từ hoạt động đốt, các tác động của chúng đến chất lượng không khí và các phương pháp xác định phát thải từ quá trình đốt, phương pháp xác định hệ số phát thải và kiểm kê phát thải được trình bày trong chương 1, nghiên cứu đã lựa chọn phương pháp cân bằng cacbon cho việc xác định bộ hệ số phát thải đặc trưng từ hoạt động đốt hở rơm rạ. Trên cơ sở dữ liệu của bộ hệ số phát thải được xây dựng, phương pháp tiếp cận từ dưới lên sẽ được áp dụng để ước tính lượng chất thải phát sinh hàng năm của hoạt động đốt rơm rạ và lượng chất thải phát sinh theo mùa vụ thu hoạch tại miền Tây Nam Bộ. Đồng thời luận án cũng thực hiện việc đánh giá tác động của hoạt động đốt rơm rạ tới chất lượng không khí tại khu vực nghiên cứu. Nội dung cụ thể của các phương pháp thực hiện sẽ được trình bày cụ thể trong chương này.