Tác động của bụi

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Đánh giá mức độ phát thải của hoạt động đốt rơm rạ và khả năng tác động của chúng đến chất lượng không khíNghiên cứu thí điểm tại đồng bằng Tây Nam Bộ (Trang 104 - 106)

Nồng độ trung bình của PM trong các mẫu nền và mẫu đốt được trình bày trong Hình 3.4, kết quả chi tiết trong bảng Phụ lục 3. Nồng độ PM trong mẫu nền thấp hơn giá trị giới hạn cho phép trung bình ngày của tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh của Việt Nam (200 µg/m3 đối với TSP, 150 µg/m3 đối với PM10 và 50 µg/m3 đối với PM2,5 ) [148]. Điều đó chứng tỏ quá trình đốt rơm rạ làm phát sinh một lượng lớn các chất ô nhiễm dạng bụi vào không khí khu vực nghiên cứu. Kết quả cũng cho thấy không có sự khác biệt rõ ràng về nồng độ PM trong mẫu đốt giữa các địa điểm quan trắc (các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long) và thời điểm quan trắc (năm 2018 và 2019). Các kết quả này tương tự như nghiên cứu của Kim Oanh và cộng sự (2011) ở Thái Lan, trong đó các phương pháp quan trắc và điều kiện đốt là giống nhau giữa hai nghiên cứu.

91

Hình 3.4. Chênh lệch nồng độ của PM trong mẫu nền và mẫu đốt

Tỷ lệ trung bình trong mẫu đốt của PM10/TSP là 0,82 (từ 0,73 đến 0,89) trong khi đó tỷ lệ trung bình của PM2,5 /PM10 là 0,89 (từ 0,8 đến 0,97) (Hình 3.4). Những kết quả này chỉ ra rằng các hạt bụi mịn (PM2,5) có vai trò đóng góp chính so với các hạt bụi có kích thước lớn hơn. Những kết quả này hoàn toàn phù hợp với kết quả được thực hiện ở Thái Lan, trong đó bụi mịn PM2,5 cũng được xác định có đóng góp chính vào thành phần bụi từ quá trình đốt rơm rạ [116]. Phát hiện này rất có ý nghĩa và cần thực hiện các nghiên cứu sâu hơn trong việc đánh giá các nguy cơ đối với sức khỏe của các hạt bụi mịn được phát thải từ quá trình đốt rơm rạ đối với cộng đồng địa phương. N ồng đ ộ (µg /m 3 )

92

Hình 3.5. Tỷ lệ % phân bố giữa các dải bụi trong mẫu đốt tại các địa điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Đánh giá mức độ phát thải của hoạt động đốt rơm rạ và khả năng tác động của chúng đến chất lượng không khíNghiên cứu thí điểm tại đồng bằng Tây Nam Bộ (Trang 104 - 106)