III. CÁC THỂ LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ BẰN GY HỌC CỔ TRUYỀN
3. Thể âm dương lưỡng hư: Thường gặp ở người cao tuổi hoặc phụ nữ sau khi hết kinh.
3.1. Triệu chứng: Mệt mỏi, sắc mặt trắng, đau đầu, chóng mặt, ngủ ít, hồi hộp, ù tai, lưng đau, gối
mỏi, đại tiện lỏng, sợ lạnh, chân tay lạnh, tiểu đêm nhiều lần, di tinh, liệt dương (nếu ở nam), chất lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi trắng. Mạch huyền tế hoặc trầm tế.
3.2. Chẩn đoán
- Chẩn đoán bát cương: Lý, hư, hàn.
- Chẩn đoán tạng phủ: Thận âm dương đều hư.
- Chẩn đoán nguyên nhân: Bất nội ngoại nhân (nội thương).
3.3. Pháp: Bổ thận dưỡng âm.3.4. Phương 3.4. Phương
3.4.1. Điều trị bằng thuốc
- Cổ phương: Hữu quy hoàn
Thục địa 16g Sơn thù 12g
Hoài sơn 12g Kỷ tử 12g
Thỏ ty tử 12g Hắc phụ tử 04g
Đương qui 12g Nhục quế 04g
Đỗ trọng 12g Lộc giác giao 16g
Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.
- Đối pháp lập phương: Lựa chọn các vị thuốc thuộc các nhóm thuốc theo pháp điều trị. - Nghiệm phương: Viên thận dương hư (Thuốc nam châm cứu)
Thục địa 160g Sừng hươu 20g
Hồi sơn 160g Ba kích 80g
Tiểu hồi 60g Hắc phụ tử 16g
Nhục quế 30g
Làm viên hoàn cứng, mỗi ngày uống 20g.
3.4.1.2. Điều trị không dùng thuốc
- Châm hoặc cứu: châm bổ các huyệt
Thận du (BL.23) Tam âm giao (SP.6)
Quan nguyên (CV.4) Khí hải (CV.6)
Túc tam lý (ST.36) Nội quan (PC.6)
Thần môn (HT.7)
Lưu kim 20 - 30 phút/lần/ngày, từ 15 đến 20 ngày/liệu trình. - Các kỹ thuật châm: Điện châm, ôn điện châm, ôn châm. Lưu kim 20 - 30 phút/lần/ngày, từ 15 đến 20 ngày/liệu trình. - Xoa bóp bấm huyệt: Như thể can dương vượng.
- Điện nhĩ châm: Điểm hạ áp, Thận.
Chú ý: Tổng số liệu trình điều trị có thể thay đổi tùy theo tình trạng bệnh lý của mỗi người bệnh.