Tà uất thiếu dương

Một phần của tài liệu 5013_QD-BYT_458502 (Trang 53 - 55)

- Tránh nhiễm lạnh, tránh những nơi gió lùa, giữ ấm vùng cổ về mùa đông Điều trị tích cực bệnh lý viêm tai giữa, viêm tai xương chũm.

4. Tà uất thiếu dương

4.1. Triệu chứng: Ngực sườn chướng, đau, hàn nhiệt vãng lai, đau đầu chóng mặt, miệng đắng họng

khơ, ăn kém, tâm phiền buồn nôn, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc vàng mỏng hơi bẩn. Mạch huyền sác.

4.2. Chẩn đoán

- Chẩn đoán bát cương: Bán biểu bán lý. - Chẩn đoán kinh lạc: Kinh thiếu dương. - Chẩn đoán nguyên nhân: Ngoại nhân.

4.3 Pháp: Hòa giải thiếu dương.4.4. Điều trị: 4.4. Điều trị:

4.4.1. Điều trị dùng thuốc:

* Thuốc uống trong:

- Cổ phương: Tiểu sài hồ thang Sài hồ 10g Bán hạ chế 12g Đảng sâm 15g Hoàng cầm 12g Sinh khương 06g Đại táo 12g Cam thảo 06g

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

- Đối pháp lập phương: Lựa chọn các vị thuốc thuộc các nhóm thuốc theo pháp điều trị. * Thuốc dùng ngồi:

- Cồn xoa bóp xoa tại chỗ đau.

- Hoặc các bài thuốc xông, các bài thuốc dùng ngoài của các cơ sở khám chữa bệnh đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4.4.2. Điều trị không dùng thuốc:

- Châm tả các huyệt

+ Tại chỗ: giống thể Phong hàn. + Toàn thân:

Nội quan (PC.6) Khúc trạch (PC.3) Ngoại quan (TE.5) Chi câu (TE.6) Hành gian (LR.2) Túc tam lý (ST.36) Phong long (SP.40)

- Kỹ thuật châm: Điện châm, điện mãng châm. - Cấy chỉ vào các huyệt trên.

- Xoa bóp bấm huyệt, thủy châm giống thể Phong hàn.

Chú ý: Tổng số liệu trình điều trị có thể thay đổi tùy theo tình trạng bệnh lý của mỗi người bệnh.

5. Huyết ứ

5.1. Triệu chứng: Vùng mạng sườn đau như kim châm, đau cố định, đau tăng về đêm, có thể có vết

sang thương, lưỡi tím hoặc có điểm ứ huyết. Mạch trầm sáp hoặc huyền sáp.

5.2. Chẩn đoán

- Chẩn đoán bát cương: Lý thực. - Chẩn đoán tạng phủ: Huyết ứ.

- Chẩn đốn ngun nhân: Bất nội ngoại nhân.

5.3. Pháp: Hóa ứ thơng lạc.5.4. Điều trị: 5.4. Điều trị:

5.4.1. Điều trị dùng thuốc:

* Thuốc uống trong:

- Cổ phương: Huyết phủ trục ứ thang

Đương quy 12g Sinh địa 12g

Đào nhân 06g Hồng hoa 06g

Sài hồ 10g Xuyên khung 12g

Ngưu tất 12g Xích thược 10g

Cát cánh 06g Chỉ xác 08g

Cam thảo 06g

- Đối pháp lập phương: Lựa chọn các vị thuốc thuộc các nhóm thuốc theo pháp điều trị. * Thuốc dùng ngoài:

- Cồn xoa bóp xoa tại chỗ đau.

- Hoặc các bài thuốc xơng, các bài thuốc dùng ngoài của các cơ sở khám chữa bệnh đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

5.4.2. Điều trị không dùng thuốc:

- Châm tả các huyệt

+ Tại chỗ: giống thể Phong hàn + Toàn thân:

Ngoại quan (TE.5) Chi câu (TE.6) Thái xung (LR.3) Hành gian (LR.2) Huyết hải (SP.10) Cách du (BL.17).

- Kỹ thuật châm: Điện châm, điện mãng châm. - Hoặc cấy chỉ vào các huyệt trên.

- Xoa bóp bấm huyệt, thủy châm giống thể Phong hàn.

Chú ý: Tổng số liệu trình điều trị có thể thay đổi tùy theo tình trạng bệnh lý của mỗi người bệnh.

Một phần của tài liệu 5013_QD-BYT_458502 (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w