Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG LO ÂU, TRẦM CẢM Ở NHÂN VIÊN CỦA HAI TRUNG TÂM Y TẾ TẠI HÀ NỘI NĂM 2021 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN (Trang 34)

2.4.1. Công cụ thu thập thông tin

- Bộ câu hỏi gồm 20 câu hỏi về thông tin nhân khẩu học về cá nhân, nghề nghiệp, 9 câu hỏi đánh giá mức độ trầm cảm theo thang đo PHQ-9, 7 câu hỏi đánh giá mức độ lo âu theo thang đo GAD-7.

Phát bộ câu hỏi tự điền cho đối tượng nghiên cứu với sự có mặt của điều tra viên.

2.4.3. Quy trình thu thập thông tin và sơ đồ nghiên cứu

2.3.4.1. Quy trình thu thập thông tin

- Xây dựng bộ câu hỏi: Các câu hỏi được xây dựng dựa vào các tài liệu tham khảo cũng như sự hiểu biết của nhóm nghiên cứu về nội dung nghiên cứu.

- Thử nghiệm và hoàn thiện bộ công cụ nghiên cứu: sau khi bộ câu hỏi được xây dựng, nhóm nghiên cứu tiến hành phỏng vấn thử 10 đối tượng. Chỉnh sửa lỗi trong nội dung của bộ câu hỏi một cách phù hợp sau đó in ấn phục vụ cho điều tra và tập huấn.

- Tiến hành thu thập số liệu: Lập kế hoạch, thời gian thu thập số liệu tại mỗi Khoa/Phòng/TYT của hai Trung tâm Y tế.

- Tại mỗi Khoa/Phòng/TYT của hai Trung tâm Y tế các NVYT sẽ tập trung tại phòng giao ban. Nghiên cứu viên và điều tra viên giới thiệu về mục đích của nghiên cứu và cách trả lời phiếu điều tra, giải đáp các thắc mắc của đối tượng nghiên cứu. Các NVYT đồng ý tham gia nghiên cứu sẽ được phát phiếu điều tra để tự điền.

- Sau khi đối tượng nghiên cứu trả lời xong, điều tra viên kiểm tra xem các câu hỏi đã được trả lời đầy đủ chưa, nếu còn thiếu hay sai sót cần hướng dẫn đối tượng nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện phiếu nghiên cứu.

Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu

Trung tâm y tế quận Thanh Xuân và Trung tâm y tế Thị xã Sơn Tây

Nhân viên y tế công tác tại hai Trung tâm (có đủ điều kiện tham gia nghiên cứu)

Phỏng vấn, điều tra trên bộ câu hỏi soạn sẵn

Nhập liệu và phân tích kết quả

Thực trạng trầm cảm Thực trạng lo âu

Trầm cảm Không trầm cảm

Lo âu Không lo âu

Tỷ lệ mắc trầm cảm Tỷ lệ mắc lo âu

2.5. Xử lý và phân tích số liệu

Nhập số liệu và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS. Thực hiện các phép thống kê mô tả (số lượng trung bình, tỷ lệ %), và thống kê phân tích, tỷ số chênh OR hiệu chỉnh.

2.6. Sai số và khống chế sai số

- Sai số:

+ Đối tượng nghiên cứu không hiểu rõ câu hỏi hoặc bỏ trống phiếu hỏi. + Câu hỏi nghiên cứu chủ yếu là dựa vào bộ câu hỏi phát vấn, phụ thuộc vào nhiều yếu tố cá nhân người trả lời và có sai số nhớ lại.

+ Điều tra viên giải thích không rõ ràng, chính xác. + Sai số trong quá trình nhập liệu.

- Khống chế sai số:

+ Xây dựng bộ công cụ với bộ câu hỏi có nhiều lựa chọn và thử nghiệm bộ câu hỏi trước khi tiến hành nghiên cứu để chuẩn hóa các nội dung.

+ Các định nghĩa, tiêu chuẩn đưa ra chính xác, rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu. + Nghiên cứu viên trực tiếp giám sát trong suốt thời gian thu thập số liệu. + Quá trình nhập liệu vào máy tính cần thực hiện cẩn thận, kiểm tra kỹ càng bằng đối chiếu phiếu điều tra để phát hiện lỗi.

2.7. Đạo đức nghiên cứu

- Trước khi tham gia, đối tượng nghiên cứu được cung cấp rõ ràng, đầy đủ thông tin liên quan đến mục tiêu và nội dung nghiên cứu. Nghiên cứu nhằm mục đích làm nguồn tư liệu phục vụ nghiên cứu khoa học.

- Đề cương nghiên cứu được hội đồng xét duyệt đề cương trường Đại học Thăng Long thông qua. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nghiên cứu có sự đồng ý của cơ sở nghiên cứu và sự tham gia tự nguyện của đối tượng nghiên cứu.

- Đối tượng nghiên cứu có quyền từ chối hoặc rút lui khi tham gia nghiên cứu.

- Trung thực trong xử lý số liệu.

- Đảm bảo trích dẫn chính xác về nguồn tài liệu tham khảo.

2.8. Hạn chế của đề tài

- Nghiên cứu sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang nên chỉ cho thấy được tình trạng lo âu, trầm cảm của NVYT tại một thời điểm và không thể xác định được mối quan hệ nhân quả.

- Nghiên cứu thực hiện trong phạm vi Trung tâm Y tế quận Thanh Xuân và Trung tâm Y tế Thị xã Sơn Tây nên kết quả chỉ có ý nghĩa nội bộ, không đại diện cho các cơ sở, Trung tâm Y tế dự phòng khác.

- Do đặc thù công việc của Trung tâm khá đa dạng nên khó phân tích sâu trong các nhóm khoa phòng.

- Các kết quả về tình trạng trầm cảm, lo âu của nhân viên y tế mới chỉ là các dấu hiệu chủ quan, có ý nghĩa sàng lọc. Ngoài ra, có nhiều yếu tố liên quan tác động như môi trường xã hội, gia đình. Vì vậy nghiên cứu chưa thể tách riêng các yếu tố nguy cơ liên quan đến trầm cảm, lo âu bắt nguồn từ môi trường nghề nghiệp.

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Một số thông tin chung của đối tượng nghiên cứu.

Bảng 3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu theo đặc điểm nhân khẩu học (n = 400 )

Đặc điểm Giá trị Số lượng Tỷ lệ %

Độ tuổi

< 35 tuổi 194 48,5

35-50 tuổi 185 46,2

>50 tuổi 21 5,3

Trung bình : 35,7±7,7; Thấp nhất: 22; Cao nhất: 59 Giới tính

Nam 69 17,2

Nữ 331 82,8

Tình trạng hôn nhân

Chưa kết hôn 78 19,5

Đã kết hôn 310 77,5

Li dị/li thân/góa 12 3,0

Tôn giáo

Không theo tôn giáo 353 88,2

Phật giáo 42 10,5

Khác 5 1,3

Dân tộc

Kinh 395 98,8 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khác 5 1,2

Bảng 3.1 cung cấp thông tin chung về đối tượng nghiên cứu. Tổng đối tượng tham gia nghiên cứu là 400 NVYT. Tuổi trung bình của ĐTNC là 35,7 tuổi, tuổi nhỏ nhất là 22 tuổi và lớn nhất là 59 tuổi. Phần lớn ĐTNC nằm trong độ tuổi dưới 50 tuổi (94,7%), là nữ (82,8%), đã kết hôn (77,5%), là người kinh (98,8%) và không theo tôn giáo (88,2%).

Bảng 3.2. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu theo đặc điểm công việc (n = 400)

Đặc điểm Giá trị Số lượng Tỷ lệ %

Trình độ chuyên môn

Trung cấp 44 11.0

Cao đẳng, đại học, Sau đại

học 355 88.7

Khác 1 0.3

Lĩnh vực chuyên môn

Bác sĩ, Dược sĩ 109 27.3

Y sĩ, Điều dưỡng, Nữ hộ sinh, Kĩ thuật viên, Cử nhân YTCC

266 66.5

Khác 25 6.2

Thâm niên công tác

<5 năm 84 21

5-10 năm 144 36

>10 năm 172 43

Dạng hợp đồng lao động

1 năm 58 14.5

Không thời hạn 320 80

Khác 22 5.5

Chức vụ

Giám đốc/phó giám đốc 6 1.5 Trưởng khoa/phòng/trạm

trưởng 44 11.0

Nhân viên 350 87.5

Khoa/phòng đang công tác

Phòng chứng năng 85 21.2

Khoa/phòng khám bệnh 82 20.5 Khoa chuyên môn dự

phòng khác 81 20.3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trạm y tế 152 38

Trong số NVYT tham gia nghiên cứu có đến 88,7% có trình độ chuyên môn là cao đẳng/đại học/sau đại học. Phần lớn thuộc nhóm Y sĩ, Điều dưỡng, Nữ hộ sinh, Kĩ thuật viên, Cử nhân YTCC (66,5%), có thâm niên công tác trên 10 năm (43%) và kí hợp đồng không thời hạn (80%).

Tỷ lệ ĐTNC giữ chức vụ lãnh đạo là 12,1%, còn lại là nhân viên chiếm đa số với 87,5%. Trong số các ĐTNC tại hai TTYT thì có 21,2% làm việc tại các phòng chức năng, 20,5% làm việc tại khoa/phòng khám bệnh, 20,3% tại các khoa chuyên môn dự phòng khác và 38% làm việc tại các Trạm y tế.

Bảng 3.3. Đặc thù công việc của đối tượng nghiên cứu (n=400)

Đặc điểm Giá trị Số lượng Tỷ lệ %

Thời gian làm việc hằng ngày (trước dịch covid)

< 8 giờ 2 0,5

8 – 9 giờ 381 95,2

> 9 giờ 17 4,3

Thời gian làm việc hằng ngày (thời điểm dịch covid)

< 8 giờ 1 0,3

8 – 9 giờ 230 57,5

> 9 giờ 169 42,2

Mức thu nhập bình quân đầu người hàng tháng

< 2 triệu 19 4,8

2 – 5 triệu 277 69,2

> 5 triệu 104 26,0

Tuần suất gặp phải các tình huống phản ứng thái quá khi tiếp xúc với cộng đồng

Rất thường xuyên 12 3,0

Thường xuyên 89

22,3

Thỉnh thoảng 228 27,0

Không bao giờ 71 17,7

Tần suất phải đi công tác ngoài Trung tâm (trước dịch covid)

Rất thường xuyên 3 0,8

Thường xuyên 56

14,0

Thỉnh thoảng 240 60,0

Không bao giờ 101 25,2

Tần suất phải đi công tác ngoài Trung tâm (thời điểm dịch covid) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Rất thường xuyên 55 13,7

Thường xuyên 147

36,8

Thỉnh thoảng 155 38,8

Không bao giờ 43 10,7

Sự giúp đỡ, hỗ trợ của đồng nghiệp, lãnh đạo

Có 371 92,7

Không 29 7,3

Bảng 3.3 cho thấy tỉ lệ ĐTNC có thời gian làm việc từ 8-9 giờ chiếm đa số với 95,2% tại thời điểm trước dịch Covid-19. Thời gian làm việc trung bình

của ĐTNC là 8,22 ± 0,56 giờ/ngày, thời gian làm việc ít nhất là 7 giờ và nhiều nhất là 12 giờ. Tuy nhiên vào thời điểm dịch Covid-19, tỉ lệ các NVYT phải làm việc trên 9 giờ đã tăng lên khá cao là 42,2%. Cùng với đó thời gian làm việc trung bình cũng tăng lên 9,39 ± 1,41 giờ/ngày, thời gian làm việc ít nhất và nhiều nhất lần lượt là 7 giờ và 16 giờ.

Mức thu nhập bình quân đầu người hàng tháng của ĐTNC trong khoảng từ 2-5 triệu chiếm đa số với 69,2%, tỉ lệ ĐTNC có thu nhập dưới 2 triệu là 4,8% và thu nhập trên 5 triệu là 26,0%. Mức thu nhập bình quân đầu người trung bình của ĐTNC là ~ 4,61 ± 2,26 triệu/tháng, mức thu nhập thấp nhất là 1 triệu đồng và cao nhất là 12 triệu đồng một tháng.

Thời điểm trước dịch Covid-19 tần suất phải đi công tác ngoài trung tâm của ĐTNC với các mức độ rất thường xuyên, thường xuyên, thỉnh thoảng và không bao giờ lần lượt là: 0,8%, 14%, 60% và 25,2%. Tại thời điểm dịch Covid-19 thì tỉ lệ phải đi công tác ngoài trung tâm ở mức độ rất thường xuyên và thường xuyên tăng lên lần lượt là 13,7% và 36,8%, mức độ thỉnh thoảng giảm xuống còn 38,8% và không bao giờ chỉ còn 10,7%. Đa số NVYT nhận được sự giúp đỡ từ đồng nghiệp, lãnh đạo với 92,7%.

Bảng 3.4. Thái độ đối với công việc của đối tượng nghiên cứu (n=400)

Đặc điểm Giá trị Số lượng Tỷ lệ %

Yêu thích với công việc đang làm

Có 343 85,8

Không 57 14,3

Hài lòng với công việc đang làm

Có 327 81,8

Không 73 18,3

Tỉ lệ ĐTNC yêu thích công việc đang làm chiếm đa số với 85,8%. Tỉ lệ ĐTNC hài lòng với công việc đang làm cũng chiếm tỉ lệ cao với 81,8%.

Bảng 3.5. Thực trạng lo âu, trầm cảm của đối tượng nghiên cứu (n = 400) Tình trạng lo âu,

trầm cảm

Lo âu Trầm cảm

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %

Không có dấu hiệu 215 53,8 342 85,5

Có dấu hiệu: 185 46,2 58 14,5

- Nhẹ 113 28,2 55 13,7

- Vừa 68 17,0 2 0,5

- Nặng 4 1,0 1 0,3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.5 cho ta thấy tỉ lệ không có dấu hiệu trầm cảm của ĐTNC chiếm đa số với 85,5%, có 14,5% ĐTNC có dấu hiệu trầm cảm. Tỉ lệ biểu hiện lo âu của ĐTNC là 46,2% và có 53,8% ĐTNC không có biểu hiện lo âu.

Biểu đồ 3.1: Tỉ lệ lo âu ở đối tượng nghiên cứu (n=400)

Biểu đồ 3.1 mô tả tỉ lệ lo âu của ĐTNC theo các mức độ từ không lo âu tới lo âu nặng. Đối với tình trạng lo âu, chủ yếu ĐTNC không lo âu, chiếm 53,8%, tiếp đến là tỉ lệ có biểu hiện lo âu ở mức độ nhẹ (28,2%), sau đó là tỉ lệ

0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 53,8% 28,2% 17,0% 1,0%

lo âu ở mức độ vừa (17,0%), và cuối cùng là tỉ lệ lo âu ở mức độ nặng chỉ chiếm 1,0%.

Biểu đồ 3.2: Tỉ lệ trầm cảm ở đối tượng nghiên cứu (n=400)

Biểu đồ 3.2 mô tả tỉ lệ trầm cảm của ĐTNC theo các mức độ từ không trầm cảm tới trầm cảm nặng. Đối với tình trạng trầm cảm, chủ yếu ĐTNC không trầm cảm, chiếm 85,5%, trong những đối tượng có biểu hiện trầm cảm đa số là trầm cảm mức độ nhẹ (13,7%), trầm cảm ở mức độ nặng chỉ chiếm 0,3%.

Biểu đồ 3.3: Tỉ lệ đối tượng nghiên cứu biểu hiện theo các nhóm lo âu, trầm cảm (n=400) 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00% 85,50% 13,70% 0,50% 0,30% Không trầm cảm Trầm cảm nhẹ Trầm cảm vừa Trầm cảm nặng 32,8% 14,0% 0.0% 5.0% 10.0% 15.0% 20.0% 25.0% 30.0% 35.0%

Có một trong hai rối loạn Có cả hai rối loạn Tỉ lệ đối tượng nghiên cứu biểu hiện theo các nhóm lo âu, trầm cảm

Trong 400 đối tượng tham gia nghiên cứu, tỉ lệ NVYT có một biểu hiện rối loạn tâm thần (lo âu hoặc trầm cảm) là 131 NVYT chiếm 32,8%, có cả hai biểu hiện rối loạn là 56 NVYT, chiếm 14,0%.

Bảng 3.6. Mức độ lo âu của đối tượng nghiên cứu theo đặc điểm cá nhân (n = 400)

Đặc điểm

Lo âu Không lo âu

Số lượng % Số lượng % Tuổi < 35 tuổi 82 42,3 112 57,7 35-50 tuổi 92 49,7 93 50,3 >50 tuổi 11 52,4 10 47,6 Giới tính Nam 28 40,6 41 59,4 Nữ 157 47,4 174 52,6 Tình trạng hôn nhân

Chưa kết hôn 32 41,0 46 59,0

Đã kết hôn 145 46,8 165 53,2

Li dị/ Ly thân/ Goá 8 66,7 4 33,3 Tôn giáo Không theo tôn giáo 153 43,3 200 56,7 Phật giáo 29 69,0 13 31,0 Khác 3 60,0 2 40,0 Dân tộc Kinh 184 46,6 211 53,4 Khác 1 20,0 4 80,0

Bảng 3.6 mô tả kết quả tình trạng lo âu theo một số đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu cho thấy tình trạng lo âu tập trung chủ yếu ở độ tuổi trên 50 tuổi (52,4%). Tỉ lệ lo âu ở giới nữ cao hơn so với nam (47,4% so với 40,6%); Nhóm Li dị/li thân/góa có tỉ lệ lo âu là 66,7%, cao hơn so với 2 nhóm là đã kết hôn (46,8%) và chưa kết hôn (41%). Tỉ lệ lo âu ở nhóm theo phật giáo là cao nhất với 69,0%, tiếp đến là tôn giáo khác (60%) và không theo tôn giáo là thấp nhất với 43,3%. Dân tộc kinh có tỉ lệ lo âulà 46,6%, cao hơn so với dân tộc khác (20%).

Bảng 3.7. Mức độ lo âu của đối tượng nghiên cứu theo đặc điểm chuyên môn (n = 400)

Đặc điểm

Lo âu Không lo âu

Số lượng % Số lượng % Trình độ chuyên môn Trung cấp 30 68,2 14 31,8 Cao đẳng, đại học, Sau đại học 155 43,7 200 56,3 Khác 0 0 1 100 Lĩnh vực chuyên môn Bác sĩ, Dược sĩ 49 45,0 60 55,0 Y sĩ, Điều dưỡng, Nữ hộ sinh, KTV,

YTCC

129 48,5 137 51,5

Khác 7 28,0 18 72,0

Bảng 3.7 mô tả thực trạng lo âu của đối tượng nghiên cứu theo đặc điểm chuyên môn. Kết quả cho thấy biểu hiện lo âu tập trung ở nhóm có trình độ chuyên môn trung cấp (62,2%). Tỉ lệ lo âu ở nhóm Bác sĩ, Dược sĩ và nhóm Y sĩ/điều dưỡng/nữ hộ sinh/KTV là tương đương nhau (45% và 48,5%), nhóm có chuyên môn khác có tỉ lệ lo âu thấp hơn (28%).

Bảng 3.8. Mức độ lo âu của đối tượng nghiên cứu theo một số đặc điểm vị trí công việc (n = 400)

Đặc điểm

Lo âu Không lo âu

Số lượng % Số lượng % Dạng hợp đồng lao động 1 năm 31 53,4 27 46,6 Không thời hạn 151 47,2 169 52,8 Khác 3 13,6 19 86,4 Khoa/phòng đang công tác Phòng chứng năng 46 54,1 39 45,9 Khoa/phòng khám bệnh 33 40,2 49 59,8 Khoa chuyên môn dự phòng khác 48 59,3 33 40,7 Trạm y tế 58 38,2 94 61,8 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.8 mô tả thực trạng lo âu của đối tượng nghiên cứu theo vị trí công việc. Kết quả cho thấy tỉ lệ lo âu ở nhóm có hợp đồng lao động 1 năm là cao nhất với 53,4%. Tỉ lệ lo âu cũng tập trung cao ở nhóm công tác tại các khoa chuyên môn, dự phòng khác với 59,3%, tiếp theo đó là phòng chức năng với 54,1%. Tỉ lệ lo âu ở khoa/phòng khám bệnh và trạm y tế là tương đương nhau

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG LO ÂU, TRẦM CẢM Ở NHÂN VIÊN CỦA HAI TRUNG TÂM Y TẾ TẠI HÀ NỘI NĂM 2021 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN (Trang 34)