Phân tích một số yếu tố liên quan tới tình trạng lo âu, trầm cảm của đố

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG LO ÂU, TRẦM CẢM Ở NHÂN VIÊN CỦA HAI TRUNG TÂM Y TẾ TẠI HÀ NỘI NĂM 2021 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN (Trang 69)

tượng nghiên cứu

4.2.1. Một số yếu tố cá nhân liên quan tới tình trạng lo âu, trầm cảm của đối tượng nghiên cứu

Một số nghiên cứu trước đây đã cho thấy yếu tố cá nhân có mối liên quan tới tình trạng biểu hiện lo âu của nhân viên y tế. Trong đó, có thể kể đến nghiên cứu của tác giả Yuan Liu (2020) thực hiện trên 1090 NVYT tại Trung Quốc trong thời điểm dịch Covid-19, nghiên cứu cho thấy tình trạng hôn nhân có mối liên quan với tình trạng biểu hiện lo âu, những NVYT đã kết hôn có nguy cơ lo âu cao gấp 2,3 lần những NVYT chưa kết hôn [50]. Ngoài ra nghiên cứu của tác giả Mostafa A F.Abbas và cộng sự (2013) thì chỉ ra rằng có mối liên quan giữa tình trạng biểu hiện lo âu với yếu tố hôn nhân của NVYT, những điều dưỡng ly hôn/goá thì có tỉ lệ lo âu cao hơn những NVYT có gia đình [38]. Bên cạnh đó, nghiên cứu của tác giả Khalid S (2009) cho thấy giới tính có mối liên quan với tình trạng biểu hiện lo âu, những NVYT nữ có nguy cơ lo âu cao hơn những NVYT nam [55]. Tương tự, nghiên cứu của tác giả Asad Zandi và cộng sự (2011) cũng cho thấy nữ giới có tỉ lệ lo âu cao hơn nam giới và có mối liên quan giữa tình trạng lo âu với tuổi của NVYT [54]. Nghiên cứu của JZ Huang (2020) cũng cho kết quả những nữ nhân viên y tế có tỉ lệ lo âu cao hơn so với các nhân viên nam (25,67% so với 11,63%) [33]. Trong khi đó, nghiên cứu của tác giả Nguyễn Mạnh Tuân (2018) lại chỉ ra rằng không có mối liên quan giữa các yếu

tố cá nhân như: tuổi, giới, tình trạng hôn nhân đến tình trạng biểu hiện lo âu, trầm cảm của NVYT.

Kết quả nghiên cứu của tôi cho thấy có mối liên quan giữa tôn giáo và tình trạng lo âu, trầm cảm của đối tượng nghiên cứu. Cụ thể, những người theo tôn giáo có nguy cơ biểu hiện lo âu cao gấp 2,79 lần (p<0,05) và biểu hiện trầm cảm cao hơn 2,29 lần những người theo tôn giáo (p<0,05). Ngoài ra nghiên cứu không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa các yếu tố cá nhân còn lại là tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân với sự biểu hiện lo âu, trầm cảm của ĐTNC (p>0,05). Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Mạnh Tuân (2018).

4.2.2. Một số yếu tố công việc liên quan tới tình trạng lo âu, trầm cảm của đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu chỉ ra rằng, yếu tố trình độ chuyên môn có liên quan đến tình trạng lo âu, trầm cảm của ĐTNC (p<0,05), NVYT có trình độ trung cấp có tỉ lệ lo âu cao gấp 2,58 lần (p<0,05) và tỉ lệ trầm cảm cao gấp 2,12 lần (p=0,04) so với NVYT có trình độ từ cao đẳng trở lên. Nguyên nhân có lẽ do các đối tượng có trình độ trung cấp khi gặp phải khối lượng công việc nhiều, vượt quá khả năng sẽ dễ dẫn đến áp lực, lo lắng. Nhất là trong thời điểm bùng phát dịch Covid-19, lượng công việc rất nhiều nên phải huy động tối đa lực lượng y tế tham gia chống dịch, NVYT nhiều khi phải thực hiện nhiều các công việc ngoài chức năng nhiệm vụ cũng như vượt quá chuyên môn của mình, gây ra những ảnh hưởng đến tâm lí của các NVYT. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan (2017) về stress, trầm cảm, lo âu của nữ hộ sinh tại Bệnh viện phụ sản Trung Ương cũng cho thấy những nữ hộ sinh có phù hợp giữa công việc và trình độ chuyên môn góp phần làm giảm 5,92 lần nguy cơ mắc lo âu so với những nữ hộ sinh đánh giá công việc và trình độ chuyên môn của họ chưa có sự phù hợp (p<0,05) [9]. Sự phù hợp giữa công việc và trình độ chuyên môn giúp cho những nữ hộ sinh yên tâm và thoải mái làm việc hơn, yên tâm thực hiện nhiệm vụ của mình nâng cao sức khỏe của người bệnh.

Ngoài ra thâm niên công tác cũng có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với biểu hiện lo âu của ĐTNC (p<0,05), những NVYT có thời gian công tác trong ngành y từ 5 năm trở lên có tỉ lệ lo âu cao hơn 1,97 lần những NVYT có dưới 5 năm công tác. Điều này có thể là do các NVYT có thời gian công tác trong ngành y nhiều thường là người phụ trách chính với nhiều công việc tại Trung tâm, do có nhiều kinh nghiệm làm việc nên lượng công việc phải phụ trách cũng nhiều hơn, dẫn đến các NVYT có thâm niên cao dễ có biểu hiện lo âu hơn.

Nghiên cứu chỉ ra rằng việc thường xuyên phải làm việc ngoài giờ, ngày nghỉ cũng làm tăng nguy cơ mắc các biểu hiện trầm cảm của ĐTNC, những NVYT có thời gian làm việc trung bình trên 8 giờ/ngày (tại thời điểm trước dịch Covid 19) có tỉ lệ biểu hiện trầm cảm cao gấp 2,45 lần so với những NVYT có thời gian làm việc từ 8 giờ trở xuống. Tương tự tại thời điểm dịch Covid-19, những NVYT có thời gian làm việc trung bình trên 8 giờ/ngày có tỉ lệ biểu hiện lo âu cao gấp 4,59 lần và biểu hiện trầm cảm cao gấp 3,99 lần những NVYT có thời gian làm việc từ 8 giờ trở xuống. Điều này cho thấy thời gian làm việc càng dài sẽ gây ra tình trạng lo âu, trầm cảm của NVYT càng nghiêm trọng. Nhất là trong thời điểm dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, khối lượng công việc nhiều, các NVYT phải tăng ca, làm thêm giờ, làm đêm, dẫn đến giờ giấc sinh hoạt bị đảo lộn, không có thời gian nghỉ ngơi hợp lí, cộng với áp lực công việc khiến cho tình trạng lo âu, trầm cảm tăng cao. Kết quả này tương đồng với kết của nghiên cứu của Yu-Xin Zhan (2020) thực hiện trên 2667 điều dưỡng tuyến đầu tại Vũ Hán, Trung Quốc, kết quả cho thấy giờ làm việc hằng ngày và tần suất phải làm việc ca đêm có tương quan thuận với tỉ lệ lo âu của ĐTNC [51]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan (2017) về stress, trầm cảm, lo âu của nữ hộ sinh tại Bệnh viện phụ sản Trung Ương cũng cho kết quả tương tự. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc thỉnh thoảng phải làm việc ngoài giờ hành chính (trên 08 tiếng/ngày) làm tăng nguy cơ mắc các trầm cảm của các nữ hộ sinh gấp 2,77 lần (p<0,05) so với những nữ hộ sinh không phải làm việc ngoài giờ hành chính

[9]. Ngoài ra, kết quả này có nét tương đồng với nghiên cứu của Lê Thành Tài và cộng sự (2008) khi tìm thấy một trong các yếu tố có thể gây căng thẳng cho ĐTNC là làm việc quá nhiều giờ (trên 08 giờ/ngày) [16].

Bên cạnh thời gian làm việc thì tuần suất đi công tác ngoài trung tâm cũng là yếu tố ảnh hưởng đến lo âu, trầm cảm của ĐTNC. Những NVYT có tần suất đi công tác thường xuyên (thời điểm trước dịch Covid-19) có tỉ lệ lo âu cao gấp 2,2 lần và tỉ lệ trầm cảm cao gấp 2,6 lần những NVYT thỉnh thoảng đi. Ở thời điểm dịch Covid-19, NVYT có tần suất đi công tác thường xuyên có tỉ lệ lo âu cao gấp 2,63 lần và tỉ lệ trầm cảm cao gấp 2,06 lần những NVYT thỉnh thoảng đi.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy mối liên quan giữa thu nhập và tỉ lệ lo âu của ĐTNC. Những NVYT có thu nhập bình quân đầu người trong gia đình dưới 5 triệu có tỉ lệ lo âu cao gấp 2,28 lần những NVYT có thu nhập từ 5 triệu trở lên (OR=2,28; 95%CI:1,51-3,45; p<0,05).

Yếu tố khoa/phòng đang công tác của ĐTNC cũng có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với tỉ lệ lo âu, trầm cảm của ĐTNC (p<0,05). Những NVYT làm việc tại các khoa/phòng khối trung tâm có tỉ lệ lo âu cao gấp 1,7 lần và tỉ lệ trầm cảm cao gấp 2,37 lần những NVYT làm việc tại trạm y tế. Có sự chênh lệch này là do khối Trung tâm chịu trách nhiệm điều hành cũng như chỉ đạo các hoạt động của TTYT, vì vậy mà khối lượng công việc phải triển khai cũng nhiều hơn. Ngoài ra các NVYT làm việc tại khối Trung tâm cũng phải làm tốt công tác quản lí công việc chung và chịu trách nhiệm về tiến độ và chất lượng hoàn thành công việc của các TYT trước ban giám đốc. Do vậy mà áp lực công việc cũng lớn hơn dẫn đến tình trạng lo âu trầm cảm của NVYT khối trung tâm cao hơn.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng những NVYT thường xuyên gặp phải các tình huống phản ứng thái quá khi tiếp xúc với cộng đồng có tỉ lệ lo âu cao gấp 1,73 và tỉ lệ trầm cảm cao gấp 2,03 những NVYT thỉnh thoảng gặp phải các tình huống phản ứng thái quá khi tiếp xúc với cộng đồng (p<0,05). Những tình huống phản ứng thái quá của cộng đồng với các NVYT dẫn đến sự căng thẳng

cũng như bức xúc vè mặt tâm lí cho các NVYT. Nếu thường xuyên gặp phải những tình huống như vậy trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến SKTT của NVYT nói chung và tình trạng lo âu, trầm cảm của NVYT nói riêng. Nghiên cứu có nét tương đồng với kết của nghiên cứu của Trần Thị Thúy (2011), nghiên cứu chỉ ra rằng những đối tượng có mối quan hệ với bệnh nhân là bình thường hoặc không tốt có nguy cơ bị lo âu gấp 4,1 lần những đối tượng xây dựng được mối quan hệ tốt với bệnh nhân [21]

Trong công việc, lãnh đạo, đồng nghiệp là những người thường xuyên tiếp xúc, trực tiếp giúp đỡ, quan tâm đến công việc cũng như đời sống của mỗi cá nhân các NVYT, do vậy mối quan hệ với những đồng nghiệp xung quanh có ảnh hưởng không nhỏ đến các tình trạng SKTT của các NVYT. Trong nghiên cứu này chúng tôi nhận thấy có mối liên quan giữa sự giúp đỡ của lãnh đạo, đồng nghiệp với tình trạng lo âu, trầm cảm của ĐTNC. Những NVYT không nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ của đồng nghiệp, lãnh đạo, có tỉ lệ lo âu cao gấp 4,01 lần và tỉ lệ trầm cảm cao gấp 5,88 lần những NVYT nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ của đồng nghiệp, lãnh đạo (p<0,05). Nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan (2018) cũng cho kết quả tưởng tự. Nghiên cứu chỉ ra rằng những nữ hộ sinh có mối quan hệ với cấp trên tốt có nguy cơ mắc các biểu hiện trầm cảm thấp hơn 4,5 lần (p<0,05), nguy cơ mắc các biểu hiện lo âu thấp hơn 2,63 lần (p<0,05) so với các nữ hộ sinh còn lại; những nữ hộ sinh có mối quan hệ với những đồng nghiệp xung quanh tốt có thể làm giảm 2,82 lần nguy cơ mắc các biểu hiện trầm cảm so với nhóm nữ hộ sinh còn lại (p<0,05) [9]. Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Ngô Thị Kiều My, nhóm đối tượng có mối quan hệ với cấp trên không tốt có khả năng mắc các biểu hiện trầm cảm cao gấp 3,29 lần, khả năng mắc các biểu hiện lo âu cao gấp 1,71 lần nhóm đối tượng còn lại [12].

Nghiên cứu của tôi cũng chỉ ra có mối liên quan giữa sự hài lòng và yêu thích với công việc với tình trạng lo âu, trầm cảm của ĐTNC. Những NVYT không yêu thích công việc đang làm có tỉ lệ lo âu cao hơn 2,67 lần, tỉ lệ trầm cảm cao hơn 3,9 lần những NVYT yêu thích công việc đang làm (p<0,05).

Những NVYT không hài lòng với công việc đang làm có tỉ lệ lo âu cao gấp 2,87 lần và tỉ lệ trầm cảm cao gấp 3,17 lần những NVYT hài lòng với công việc đang làm (p<0,05). Kết quả này cho thấy sự yêu thích và hài lòng với công việc ảnh hưởng rất lớn đến tâm lí làm việc cũng như tình trạng lo âu, trầm cảm của ĐTNC. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan (2018) cũng cho kết quả tương đồng. Nghiên cứu chỉ ra rằng sự hài lòng trong công việc làm giảm 5,73 lần nguy cơ mắc stress (p<0,05) và 4,58 lần nguy cơ mắc trầm cảm (p<0,05) ở các nữ hộ sinh [9]. Trong thời điểm dịch Covid-19 diến biến phức tạp, NVYT phải ngày đêm tham gia các công tác phòng chống dịch bệnh, với khối lượng công việc lớn rất dễ gây ra những áp lực và ảnh hưởng về mặt tâm lí cho các NVYT. Do đó mà sự yêu thích và sự hài lòng với công việc là yếu tố rất quan trọng, giúp cho NVYT có được sự tận tâm với nghề, với công việc của mình, cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh.

KẾT LUẬN

1. Đối tượng nghiên cứu có tỷ lệ lo âu khá cao (46,2%), trong đó lo âu nhẹ là 28,2%, trung bình là 17,0% và nặng là 1,0%. Tỷ lệ trầm cảm ở các đối tượng nghiên cứu là 14,5%, trong đó trầm cảm nhẹ là 13,7%, trung bình là 0,5% và nặng là 0,3%.

2. Nghiên cứu đã phân tích được một số yếu tố liên quan đến lo âu và trầm cảm ở đối tượng nghiên cứu, gồm:

Lo âu:

- Theo tôn giáo: (OR=2,79, p<0,05)

- Trình độ văn hóa trung cấp (OR= 2,58, p<0,05) - Thâm niên trên 5 năm (OR=1,97, p<0,01)

- Thu nhập dưới 5 triệu/tháng (OR=2,28, p<0,001)

- Thời gian làm việc trên 8 giờ/ ngày (khi có dịch Covid-19) (OR=4,59, p<0,001)

- Thường xuyên đi công tác ngoài Trung tâm (trước dịch Covid-19) (OR=2,2, p<0,01)

- Thường xuyên đi công tác ngoài Trung tâm (thời điểm dịch Covid-19) (OR=2,63, p<0,001)

- Thu nhập bình quân hàng tháng của gia đình dưới 5 triệu đồng (OR=2,28, p<0,05)

- Làm việc ở Khoa/phòng tại TTYT (OR=1,7, p<0,05)

- Thường xuyên gặp phải các tình huống phản ứng thái quá khi tiếp xúc với cộng đồng (OR=1,73, p<0,05)

- Không có sự giúp đỡ, hỗ trợ của đồng nghiệp, lãnh đạo (OR=4,01, p<0,001)

- Không yêu thích với công việc đang làm (OR=2,67, p<0,01) - Không hài lòng với công việc đang làm (OR=2,87, p<0,001)

Trầm cảm

- Theo tôn giáo (OR= 2,29, p< 0,05)

- Trình độ văn hóa trung cấp (OR=2,12, <0,05)

- Thời gian làm việc trên 8 giờ/ ngày (trước dịch Covid-19) (OR=2,45, p< 0,01

- Thời gian làm việc trên 8 giờ/ ngày (thời điểm dịch Covid-19) (OR=3,99, p<0,001)

- Thường xuyên đi công tác ngoài Trung tâm (trước dịch Covid-19) (OR=2,6, p<0,01)

- Thường xuyên đi công tác ngoài Trung tâm (thời điểm dịch Covid-19) (OR=2,06, p<0,05)

- Làm việc ở Khoa/phòng tại TTYT (OR=2,37, p< 0,01)

- Thường xuyên gặp phải các tình huống phản ứng thái quá khi tiếp xúc với cộng đồng (OR=2,03, p<0,05)

- Không có sự giúp đỡ, hỗ trợ của đồng nghiệp, lãnh đạo (OR=5,88, p< 0,001)

- Không yêu thích với công việc đang làm (OR=3,9, p< 0,001) - Không hài lòng với công việc đang làm (OR=3,17, p<0,001)

KHUYẾN NGHỊ

Từ kết quả, bàn luận và kết luận của nghiên cứu, chúng tôi đưa ra một số khuyến nghị như sau:

Từ kết quả, bàn luận và kết luận của nghiên cứu, chúng tôi đưa ra một số khuyến nghị như sau:

1. Đối với Trung tâm y tế quận Thanh Xuân và Trung tâm y tế Thị xã Sơn Tây:

- Phân công công việc theo đúng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các nhân viên.

- Tổ chức lao động hợp lý để nhân viên không làm việc quá 8 giờ/ngày - Cải thiện các mối quan hệ nghề nghiệp: tăng cường sự trao đổi giữa cán bộ quản lý cấp khoa phòng và các nhân viên y tế để tăng cường hỗ trợ nhân viên kịp thời từ các cán bộ quản lý trực tiếp, tổ chức các lớp đào tạo về giao tiếp ứng xử.

2. Đối với nhân viên y tế:

- Sắp xếp công việc một cách khoa học, hợp lý.

- Có hiểu biết nhất định về sức khỏe tinh thần để tự bảo vệ mình trước các khó khăn hoặc các tình huống gây căng thẳng, stress kéo dài

- Tham gia các hoạt động giải trí, rèn luyện thể dục thể thao đều đặn, chế độ dinh dưỡng hợp lý để có một sức khoẻ tốt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Trần Văn Bình, “Sự hài lòng của nhân viên y tế tại các bệnh viện thuộc

tỉnh Kon Tum năm 2016”, Web sở y tế Kon Tum, 2016.

2. Nguyễn Thành Chung (2017), “Thực trạng stress, lo âu, trầm cảm và một số yếu tố liên quan trong sinh viên trường đại học Y tế công cộng năm 2017 và khảo sát bằng bộ công cụ DASS21”.

3. Cục thống kê thành phố Hà Nội (2018). Niên giám thống kê thành phố Hà Nội năm 2017.

4. Quàng Mạnh Cường (2019), “Thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của

nhân viên y tế Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Sơn La năm 2019”, Luận

văn Thạc sĩ Y tế Công Cộng, Trường Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG LO ÂU, TRẦM CẢM Ở NHÂN VIÊN CỦA HAI TRUNG TÂM Y TẾ TẠI HÀ NỘI NĂM 2021 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)