Tiến trình đàm phán và nội dung của hiệp định

Một phần của tài liệu Tác động của hiệp định thương mại việt nam hoa kỳ đến quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai quốc gia (2001 2021) (Trang 27)

5. Bố cục của đề tài

1.3. Tiến trình đàm phán và nội dung của hiệp định

Sau hơn 20 năm gián đoạn kể từ khi kết thúc chiến tranh Việt Nam, Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton tuyên bố chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào ngày 11 tháng 7 năm 1995 và nâng cấp Văn phòng Liên lạc Hợp chúng quốc Hoa Kỳ thành Đại sứ quán Hợp chúng quốc Hoa Kỳ tại Hà Nội. Đại sứ quán Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Hợp chúng quốc Hoa Kỳ được đặt tại thủ đô Washington D.C., cùng với các tổng lãnh sự quán tại San Francisco (tiểu bang California), Houston (tiểu bang Texas) và New York (tiểu bang New York). Hợp chúng quốc Hoa Kỳ hiện đặt tổng lãnh sự quán tại Thành phố Hồ Chí Minh và dự kiến mở thêm một tổng lãnh sự quán tại Đà Nẵng.

1.3.1. Tiến trình đàm phán

Trong lịch sử đàm phán và kí kết các Hiệp định kinh tế, có lẽ q trình đàm phán để ký kết Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ là kéo dài lâu hơn cả và đầy thử

thách, trong vòng 5 năm với 11 vòng đàm phán. Cụ thể. Vòng 1: Từ 21/6/1996 đến 26/9/1996 tại Hà Nội Vòng 2: Từ 9/12/1996 đến 11/12/1996 tại Hà Nội

Vòng 3: Từ 12/4/1997 đến 17/4/1997: Mỹ đã trao cho ta văn bản dự thảo của Hiệp định.

Vòng 4: Từ 6/10/1997 đến 10/10/1997 tại Oasinhtơn: Hai bên sơ bộ trao đổi về những quy định chung và thương mại hàng hố trong Hiệp định.

Vịng 5: Từ 16/5/1998 đến 22/5/1998 tại Oasinhton. Vòng 6: Từ 15/9/1998 đến 22/9/1998 tại Hà Nội. Vòng 7: Từ 15/3//1999 đến 19/3/1999 tại Hà Nội.

Nội dung các vòng tròn đàm phán 5,6,7: hai bên đã tập trung trao đổi tổng thể về thương mại dịch vụ và đầu tư.

Vòng 8: Từ 14/6/1999 đến 18/6/1999 tại Oasinhton

Vòng 9: Từ 23/7/1999 đến 25/7/1999 tại Hà Nội: gặp mặt cấp bộ trưởng_ hiệp định đã được thoả thuận vơ ngun tắc.

Vịng 10: Từ ngày 28/8/1999 đến ngày 2/9/1999 tại Oasinhton hai bên hoàn tất Hiệp định.

Cuối cùng, ngày 13/7/2000 tại Oasinhtơn, hai bên hoàn tất Hiệp định.

Cuối cùng, ngày 13/7/2000 hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ đã ngồi vào bàn ký bản Hiệp định tại thành phố Hồ Chí Minh kết thúc 5 năm đàm phán đầy cam go, thử thách.

Trong suốt q trình đàm phán, hai bên cịn lần lượt đạt được những kết quả sau: Từ ngày 6 - 8/4/1997 Bộ trưởng tài chính Hoa Kỳ Robert Rubin thăm Việt Nam. Hai bên ký Hiệp định giải quyết nợ cũ của Chính quyền Sài Gịn - một bước để Việt Nam hồ nhập vào cộng đồng tài chính quốc tế.

Ngày 10/3/1998: Tổng thống Hoa Kỳ B.Clintơn lần đầu tiên tuyên bố miễn áp dụng điều luật bổ sung Jackson - Vonik đối với Việt Nam (Đây là điều luật hạn chế một số quyền lợi kinh tế, tài chính bởi các nước mà Mỹ cho rằng chưa có tự do di cư).

Ngày 19/3/1998: Hoa Kỳ chính thức ký Hiệp định để OPIC (Quỹ đầu tư Tư nhân hải ngoại - Cơ quan bảo hiểm và xúc tiến đầu tư Mỹ - Sang các nước đang

phát triển) được hoạt động tại Việt Nam. Ngày 26/3/1998 Việt Nam cũng chính thức ký Hiệp định này.

Ngày 2/6/1999: Tổng thống Hoa Kỳ B.Clintơn ra hạn miễn áp dụng điều luật bổ sung Jackson - Vonik với Việt Nam.

Ngày 9/12/1999: Tại Hà Nội Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng xuất nhập khẩu Mỹ (EXIMBANK) ký 2 Hiệp định bảo lãnh khung và khuyến khích các dự án đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam. EXIMBANK có chức năng trợ cấp tín dụng cho các cơng ty Mỹ xuất khẩu hàng hoá của Mỹ.

Ngày 2/6/2000: Tổng thống Hoa Kỳ B. Clitơn tiếp tục quyết định ra hạn miễn áp dụng điều luật bổ sung Jackson - Vonik với Việt Nam.

Ngày 11/12/2001: Hiệp định Thương mại được ký kết và chính thức có hiệu lực đối với cả hai bên

Đó là các mốc lịch sử quan trọng trong quan hệ Thương mại giữa hai nước. Qua đây ta thấy nhờ vào sự bình thường hố quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước, trong những năm tới quan hệ thương mại của Việt Nam và Hoa Kỳ có triển vọng rất lớn.

1.3.2. Một số nội dung của Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ có nội dung rất phong phú, đề cập đến rất nhiều lĩnh vực khác nhau như: thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ… Với Hiệp định này, Việt Nam sẽ có điều kiện để đẩy nhanh tiến trình hội nhập quốc tế, đặc biệt là việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)

Vào ngày 13/7/2000, Hiệp định giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chúng quốc Hoa Kỳ về quan hệ thương mại (viết tắt là ‘BTA’) đã được kí kết. Hiệp định đã đưa quan hệ thương mại và đầu tư song phương giữa hai nước lên tầm cao mới. Hiệp định đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào các thị trường lớn tại Hoa Kỳ và khuyến khích Việt Nam cải thiện mơi trường kinh doanh. BTA có hiệu lực từ ngày 10/12/2001. BTA đặt nền tảng cho việc tiến hành và tăng cường các quan hệ thương mại và đầu tư. Với hơn 100 trang và bảng biểu, BTA quy định các nghĩa vụ chi tiết trong các lĩnh vực hợp tác thương mại chủ yếu của hai bên, như: thương mại hàng hoá, bảo hộ IPRs, thương mại dịch vụ, đầu tư, tạo thuận lợi cho kinh doanh, tính minh bạch và giải quyết tranh chấp.

theo đó là một loạt các phụ lục và thư trao đổi. Hiệp định được cấu trúc như sau: Phần mở đầu: nêu rõ quyết tâm của 2 chính phủ để đi đến thiết lập và phát triển quan hệ kinh tế thương mại đơi bên cùng có lợi trên cơ sở tơn trọng độc lập chủ quyền của nhau. Cần lưu ý rằng tại phần mở đầu này Hoa Kỳ cũng thừa nhận Việt Nam là một quôc gia đang phát triển, đang trong quá trình chuyển đổi kinh tế (như vậy Việt Nam sẽ được hưởng những điều kiện ưu đãi mà các nguyên tắc của WTO quy định).

Chương I: quy định về lĩnh vực thương mại (gồm 9 điều) Chương II: quy định về quyền sở hữu trí tuệ (gồm 18 điều) Chương III: Quy định về Thương mại dịch vụ (gồm 11 điều) Chương IV: quy định về phát triển quan hệ đầu tư (gồm 15 điều)

Chương V: quy định về tạo thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh (gồm 3 điều) Chương VI: quy định về các vấn đề liên quan đến sự minh bạch, tính cơng khai của luật pháp và quyền khiếu kiện (gồm 8 điều)

Chương VII: quy định về những điều khoản chung (gồm 8 điều).

Bên cạnh đó, gắn liền với hiệp định cịn có một loạt các phụ lục và các thư trao đổi, thư xác nhận của đại diện thương mại.

Cơ sở cho các qua hệ thương mại xuyên suốt Hiệp định là 2 nguyên tắc cơ bản của hệ thống thương mại đa phương (của WTO): quy chế tối huệ quốc và quy chế đối xử quốc gia. Cả hai quy tắc này được áp dụng hầu hết ở các chương của Hiệp định, ngoại trừ các trường hợp có trong phụ lục.

* Về thương mại hàng hóa: Ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực, hàng Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ được hưởng mức thuế MFN trung bình khoảng 3% so với mức thuế hiện tại rất cao trên 40%. Việt Nam cam kết cắt giảm mức thuế một số mặt hàng trong biểu thuế nhập khẩu và từng bước hủy bỏ hàng rào phi thuế quan để mở cửa thị trường hàng hóa. Cụ thể:

- Về thuế quan: trong vòng 3-6 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực, giảm

trung bình 30% mức thuế suất của 224 mặt hàng và giữ nguyên mức thuế hiện hành đối với 20 mặt hàng

- Về quyền xuất nhập khẩu và quyền phân phối: trong vòng 3-10 năm cho

phép kinh doanh xuất nhập khẩu hoặc phân phối đối với 225 nhóm hàng theo mã HS 4 số, tức khoảng 2890 mặt hàng theo mã số HS 8 số (bao gồm cả các nhóm mặt

hàng Việt Nam đưa vàolịch trình nhưng khơng cam kết).

- Về giá trị tính thuế: sau hai năm sẽ thực hiện theo Hiệp định định giá hải

quan (CVA) của WTO.

* Về dịch vụ: từng bước mở cửa thị trường dịch vụ cho nước ngoài tham gia

theo những quy định của Hiệp định về thương mại dịch vụ GATTs trong WTO. Đặc biệt đối với dịch vụ viễn thơng, Việt Nam cam kết một lộ trình từ 2-6 năm mới cho phép thành lập liên doanh 49% với dịch vụ viễn thông cơ bản, 50% với dịch vụ viễn thông trị giá gia tăng. Các liên doanh và công ty của Hoa Kỳ kinh doanh tại Việt Nam sẽ phải thuê đường trục và cổng vào của các công ty cung cấp dịch vụ viễn thông của Việt Nam.

* Về đầu tư: cam kết trong vòng 9 năm từng bước thực hiện việc đăng ký

thay cho chế độ cấp giấy phép đầu tư, tuy nhiên bảo lưu đãi ngộ quốc gia đối với một số lĩnh vực nhạy cảm như văn hóa, vận tải, khai thác khống sản.

- Cụ thể về phía Việt Nam là bảo lưu chế độ đối xử quốc gia theo một số lĩnh vực nhất định như đầu tư trong phát thanh truyền hình, ngân hàng, đánh bắt cá và hải sản, kinh doanh bất động sản… duy trì khơng thời hạn chế độ cấp giấy phép đầu tư với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ

- Tương ứng với các cam kết của Việt Nam, Hoa Kỳ cũng duy trì hoặc có thể ban hành một số ngoại lệ về đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong những lĩnh vực như thủy sản, ngân hàng, vận tải, chứng khoán… Đây cũng là các ngoại lệ mà Hoa Kỳ duy trì với hầu hết các nước có các hiệp định song phương về đầu tư với Hoa Kỳ.

* Về sở hữu trí tuệ: Luật pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Hoa Kỳ có thể

coi là phát triển nhất thế giới. Vấn đề tồn tại chính là các cam kết bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và cơng tác thực thi chúng tại Việt Nam. Hiệu quả thực hiện Hiệp định bản quyền Việt Nam - Hoa Kỳ ký năm 1997 cịn rất khiêm tốn vì khâu thi hành quá yếu. Chương Sở hữu trí tuệ trong Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ sẽ thay thế hiệp định bản quyền đã ký

Về cơ bản, hai bên cam kết từng bước thực hiện những quy định TRIPs về những nội dung sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại. Ngoài ra để thi hành tốt các cam kết và vì quyền lợi của chính mình, Hoa Kỳ cam kết trợ giúp Việt Nam trong q trình hồn thiện hệ thống luật pháp và thực thi Hiệp định.

Việc ký kết Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã mở ra những cơ hội to lớn cho Việt Nam trong việc tăng trưởng xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngồi, trong đó, việc hưởng Quy chế Tối huệ quốc (MFN) của Hoa Kỳ là một trong những lợi ích quan trọng đối với Việt Nam.

Do hiệp định được các cơ quan lập pháp của hai nước thơng qua nên phía Hoa Kỳ đã áp dụng thuế suất phù hợp với cho hàng hóa của Việt Nam, tháo gỡ các rào cản phi thuế quan hạn chế định lượng và mở đường cho hàng hóa Việt Nam vào thị trường Mỹ. Riêng hàng dệt may, phía Mỹ đề nghị quy định quy chế thương lượng về quota nhập khẩu hàng dệt may từ Việt Nam trong Chương I, Điều 1, Khoản 4. Quy định này đã được thỏa thuận trong các Hiệp định thương mại song phương giữa Mỹ với các nước như Trung Quốc, Bungari, Mông Cổ… Song quota này cũng sẽ bổ sung thị phần ở mức độ đáng kể cho hàng dệt may của Việt Nam.

Ngoài những thuận lợi do việc ký kết Hiệp định thương mại đem lại, các doanh nghiệp Việt Nam phải ý thức đầy đủ về một cuộc cạnh tranh rất gay gắt, trước hết là với các hàng hóa của Trung Quốc và các nước ASEAN đã có mặt trên thị trường Hoa Kỳ trước Việt Nam rất lâu. Đặc biệt về yêu cầu chất lượng hàng hóa, các quy định luật pháp khá phức tạp về cửa khẩu, Luật thuế của Liên bang và tiểu bang ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Hiệp định đã mở ra cơ hội cơ bản cho các doanh nghiệp Việt Nam. Cộng đồng nguời Việt đông đảo, nhiều người được đào tạo tốt và khá thành đạt trên các lĩnh vực khác nhau về kỹ thuật và kinh doanh sẽ là một khả năng hỗ trợ và hợp tác rất có ích trong việc mở rộng quan hệ giữa hai nước.

TIỂU KẾT

Từ sau năm 1975 đến năm 2000, chiến tranh kết thúc, Việt Nam được hồn tồn độc lập, hịa bình thống nhất tồn vẹn lãnh thổ nhưng do những di chứng từ cuộc chiến tranh để lại nên quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam ở vào tình trạng “đóng băng”, chính sách cấm vận được phía Hoa Kỳ áp dụng để chống lại Việt Nam. Đây là tác động tiêu cực làm chậm lại tiến trình của quan hệ kinh tế song phương. Tuy vậy, với nỗ lực của cả hai phía q trình bình thường hóa ngoại giao được khởi động mở đường cho quan hệ chính trị Hoa Kỳ - Việt Nam được thiết lập và phát triển. Trên cơ sở đó, quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia tường bước được xác lập.

Như vậy, có thể khẳng định q trình bình thường hóa ngoại giao thắng lợi đã đánh dấu mốc để hai nước bình thường hóa quan hệ chính trị, đồng thời khi nhân tố chính trị được khai thơng đã tạo điều kiện cho quan hệ kinh tế nẩy nở. Hiệp định Thương mại tự do giữa hai nước được ký kết đã tạo nền tảng để mở ra một chương mới trong việc thúc đẩy hợp tác trên lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là thương mại và đầu tư.

CHƯƠNG 2

SỰ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ VIỆT NAM – HOA KỲ DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI

SONG PHƯƠNG (2001-2021)

2.1. Quan hệ thương mại

Quan hệ kinh tế nói chung, quan hệ thương mại nói riêng, là mối quan hệ giữa hai chủ thể có sự chênh lệch rất lớn về quy mơ và trình độ phát triển. Vào thời điểm BTA bắt đầu có hiệu lực, chúng ta có thể so sánh một vài chỉ số kinh tế quan trọng của hai quốc gia như sau:

Hoa Kỳ là siêu cường duy nhất thế giới, số liệu của năm 2003 cho thấy, dân số có khoảng 290 triệu, GDP: 11.000 tỷ USD, giá trị xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ 2.000 tỷ USD, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 123,5 tỷ USD và trong khoảng 25 năm qua Hoa Kỳ luôn nhập siêu mỗi năm hàng trăm tỷ USD [121, tr. 1].

Trong khi đó, phía chủ thể Việt Nam, dân số khoảng 80 triệu (2003), GDP khoảng 40 tỷ USD, tổng xuất nhập khẩu hàng hoá gần 50 tỷ USD, đầu tư ra nước ngồi khơng đáng kể (đến hết năm 2003, tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài là 215,718 triệu USD) [121, tr. 2].

Như vậy, về GDP Việt Nam chỉ bằng khoảng 0,35% của Hoa Kỳ, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam bằng 2,5% của Hoa Kỳ, dân số bằng khoảng 30% dân số Hoa Kỳ. Về diện tích tự nhiên, Hoa Kỳ chiếm 9.373.000 km2 thì Việt Nam chỉ chiếm 329.560 km2 - chỉ xấp xỉ bằng 1/30 diện tích của Hoa Kỳ hoặc xấp xỉ bằng tiểu bang New Mexico [92, tr. 5]. Qua vài số liệu trên cho thấy, bất cứ lĩnh vực nào Hoa Kỳ cũng vượt trội hơn Việt Nam rất nhiều lần.

Về trao đổi thương mại, Hoa Kỳ là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam và Việt Nam là bạn hàng đứng thứ 52 của Hoa Kỳ. So sánh về quan hệ xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam với Hoa Kỳ có thể thấy: năm 2002, Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Tác động của hiệp định thương mại việt nam hoa kỳ đến quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai quốc gia (2001 2021) (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)