Giai đoạn khi BTA có hiệu lực đến khi Việt nam gia nhập Tổ

Một phần của tài liệu Tác động của hiệp định thương mại việt nam hoa kỳ đến quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai quốc gia (2001 2021) (Trang 36 - 45)

5. Bố cục của đề tài

2.1.1. Giai đoạn khi BTA có hiệu lực đến khi Việt nam gia nhập Tổ

mại thế giới (2001 - 2006)

BTA được ký kết năm 2000, nhưng đến cuối năm 2001 mới có hiệu lực thực thi. Năm 2006 là năm có ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam, vì năm này phía Việt Nam gia nhập WTO, đồng thời phía Hoa Kỳ trao cho Việt Nam Quy chế Thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR).

Quá trình phát triển

Trao đổi thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ năm 2001: Năm 2001 là năm đầu tiên BTA có hiệu lực, kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ từ Việt Nam năm 2001 là 1.065,3 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ đạt 410 triệu USD năm 2001. Như vậy, tổng trị giá trao đổi thương mại hai chiều Hoa Kỳ - Việt Nam năm này đạt 1.475,3 triệu USD. Nếu so sánh con số này với năm 2000 là 1.190 triệu USD thì tổng trị giá có tăng nhưng không đáng kể vì BTA chưa tác động trên thực tế do Hiệp định này chỉ có hiệu lực từ ngày 10 tháng 12 năm 2001).

quanh việc chính quyền Mỹ chậm thông qua bản Hiệp định này. Như đã biết, sự tác động đến việc hoạch định chính sách kinh tế - thương mại ở Hoa Kỳ rất phức tạp, các chính sách được thể hiện qua các đạo luật hay Hiệp định thương mại phải được Quốc hội thông qua thì mới có hiệu lực thực hiện. Đối với vấn đề ký kết Hiệp định thương mại, dù tổng thống có quyền hạn rất lớn nhưng những năm gần đây (sau năm 1994), Quốc hội Mỹ đã hạn chế bớt quyền lực của Tổng thống. Mặt khác, sự tác động của nhân tố khác biệt chính trị đến quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ là rất lớn. Do đó, việc thông qua BTA đã bị kéo dài, một mặt do chủ trương của chính quyền Tổng thống G. Bush muốn gắn BTA với một kế hoạch thương mại “trọn gói” phức tạp, nên mất nhiều thời để gian dàn xếp. Mặt khác, “chính quyền Mỹ chịu ảnh hưởng và áp lực từ giới bảo thủ ở đây về vấn đề nhân quyền, tự do tôn giáo và những nhóm họat động tôn giáo quá khích” [113]. Sự chậm trễ thông qua BTA của phía Hoa Kỳ đã gây tâm lý bức xúc trong giới doanh nghiệp hai nước nhất là Hoa Kỳ “Sự chậm trễ của Hiệp định sẽ ảnh hưởng xấu đến sự hợp tác của các doanh nghiệp Mỹ với thị trường Việt Nam và doanh nghiệp Việt Nam với thị trường Mỹ” [113]. Dù bị chậm trễ những đến ngày 10 tháng 10 năm 2011, Quốc hội Mỹ (lưỡng viện) đã thông qua BTA. Tuy vậy, trước đó (9/2001) Hạ viện Mỹ đã thông qua cái gọi là Đạo luật Nhân quyền Việt Nam (H.R.2833) nhằm gắn các vấn đề về sự khác biệt giá trị giữa hai nước với vấn đề quan hệ kinh tế. Tại kỳ họp thứ 10 ngày 28 tháng 11 năm 2001, Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã phê chuẩn BTA.

Trong năm này, nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế song phương, phía Việt Nam đã cử phái đoàn cấp cao do Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đã sang thăm và làm việc với Hoa Kỳ (9 - 14/12/2001). Đây là chuyến thăm đầu tiên của phái đoàn cấp cao nhất Việt Nam đến Hoa Kỳ kể từ khi bình thường hóa quan hệ, và chương trình làm việc với nhiều nội dung quan trọng về kinh tế.

Trao đổi thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ năm 2002 và năm 2003: Năm 2002 là năm BTA thực sự có hiệu lực thực thi, vì vậy tác động tích cực của BTA đến kết quả quan hệ kinh tế song phương được thể hiện rõ nét.

Trị giá xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam đạt 2.452,8 triệu USD, tăng gần gấp 2,4 lần năm 2001, trong đó đứng đầu là nhóm hàng dệt may, gỗ và sản phẩm gỗ,

thủy sản... Xuất khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ sang Việt Nam đạt 457,48 triệu USD Tổng trị giá trao đổi thương mại hai chiều Hoa Kỳ - Việt Nam trong năm này đạt gần 3 tỷ USD, tăng gấp hơn 2 lần năm 2001. Như vậy, tác động tích cực của BTA đã được thể hiện rất rõ qua kết quả của thương mại song phương, điều này chứng minh vai trò quyết định của nhân tố chính sách trong quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam.

Quan hệ kinh tế Việt Nam - Hoa Kỳ trong năm này nổi lên vấn đề “Cuộc chiến catfish của Mỹ chống cá tra và cá basa Việt Nam” [33, tr. 25]. Bởi lẽ BTA vừa được Tổng thống G. Bush ký chưa ráo mực thì thế giới đã phải chứng kiến những hành động trái ngược hẳn tình thần Hiệp định của một nhóm nhà kinh doanh Mỹ, trong một chiến dịch chống lại nhập khẩu cá tra và cá ba sa của Việt Nam vào thị trường này. Vấn đề này đã bắt đầu được khởi xướng từ cuối năm 2000 và căng thẳng nhất vào năm 2002, “Catfish là tên tiếng Anh chỉ tất cả các loại cá da trơn (không có vẩy), gồm cá trê, cá nheo, cá tra, ba sa, cá lăng, cá bông lau...” [33, tr. 25]. Các loại cá này được xếp vào các loại cá khác nhau trong đó họ cá nheo Mỹ và họ cá da trơn châu Á. Lớn tiếng nhất trong cuộc chiến catfish năm này là Hiệp hội các chủ trại nuôi cá nheo Mỹ (CFA). Nguyên nhân chính của vụ kiện là sự bất bình của CFA trước sự cạnh tranh của những sản phẩm cá da trơn nhập khẩu vảo Mỹ có chất lượng tốt hơn, giá bán rẻ hơn, đang chiếm lĩnh thị trường Mỹ. CFA đã vận động các nghị sĩ trong Quốc hội Mỹ nhằm dấy lên chiến dịch bôi nhọ hạ thấp uy tín cá da trơn Việt Nam, kêu gọi Quốc hội Mỹ thông qua Dự luật H.R 2439 với tên gọi “Ghi nhãn về Nguồn gốc xuất xứ” đối với cá nuôi nhập khẩu trong khâu bán lẻ. Thậm chí, “trong bài viết cho tờ Bưu điện Washington,Thượng nghị sĩ Marion Barry còn vô lý nói rằng cá da trơn nuôi ở sông Mekong có thể chứa cả dư lượng chất độc màu da cam mà quân đội Mỹ đã rải xuống...” [33, tr. 26]. Mặc dù gặp khó khăn trên thị trường Hoa Kỳ, nhưng cá da trơn Việt Nam vẫn đứng vững và ngày càng thu hút các giới tiêu thụ có yêu cầu chất lượng cao không phải chỉ ở thị trường Mỹ mà ở cả thị trường các nước khác. Do đó, “hóa ra cuộc chiến cá ba sa của một số giới kinh Mỹ đang quảng bá cho cá ba sa Việt Nam trên thị trường thế giới” [33, tr. 26]. Điều này có thể thấy qua con số nhập khẩu hàng thủy sản của Hoa Kỳ từ

Việt Nam năm 2002 đạt 673,7 triệu USD (so với năm 2001 đạt 482,4 triệu USD). Tiếp tục phát huy tác dụng của BTA, năm 2003 trao đổi thương mại Hoa Kỳ - Việt Nam tiếp tục thu được thành tựu lớn.

Kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Hoa Kỳ năm 2003 là 3.938,6 triệu USD, tăng gần gấp 4 lần con số của năm 2001, và nhiều hơn 1,5 tỷ USD so với năm 2002. Trong khi đó, xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Việt Nam đạt 1.144,23 triệu USD, tăng gấp hơn hai lần năm 2002. Như vậy, tổng trị giá trao đổi thương mại Hoa Kỳ - Việt Nam năm 2003 đạt trên 5 tỷ USD. Đây là con số khích lệ, chứng minh hiệu ứng tích cực của BTA trên thực tiễn quan hệ kinh tế song phương Hoa Kỳ - Việt Nam.

BTA có hiệu lực đã đưa mức thuế trung bình đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam vào Hoa Kỳ từ khoảng 40% xuống còn 4%, (tác động của MFN/NTR) tạo cơ sở cho mối quan hệ thương mại tiếp tục tăng mạnh nhờ ưu đãi hai bên dành cho nhau. Tốc độ và quy mô tăng trưởng là một điều bất ngờ đối với nhiều chuyên gia kinh tế (vì họ cho rằng, với tốc độ phát triển của nền kinh tế Việt Nam, phải mất nhiều thời gian chuẩn bị để tận dụng lợi thế của BTA và nâng cao hiệu quả xuất khẩu, hoặc nếu tăng được xuất khẩu vào Hoa Kỳ thì Việt Nam phải giảm xuất khẩu sang các thị trường khác. Trên thực tế từ khi có BTA, Việt Nam vừa tăng xuất khẩu vào Hoa Kỳ cũng như vào các thị trường khác, đây là một thành công lớn của nền sản xuất hàng hóa xuất khẩu Việt Nam.

Số liệu chính thức cho thấy, trong vòng 5 năm trước BTA, Hoa Kỳ nhập khẩu từ Việt Nam một lượng hàng hoá với giá trị 3.424,834 triệu USD và xuất khẩu vào Việt Nam 1.671,270 triệu USD, Hoa Kỳ nhập siêu 1.753,564 triệu USD. Trong thời kỳ này, Hoa Kỳ chủ yếu nhập hàng sơ chế và xuất khẩu hàng công nghiệp chế tạo. Điều này thể hiện trình độ phát triển cao của nền kinh tế Hoa Kỳ và thực trạng nền kinh tế Việt Nam: chưa có hàng chế tạo có sức cạnh tranh đáng kể để chen chân vào thị trường Hoa Kỳ .

Từ khi có BTA, chỉ tính riêng trong hai năm (2002 và 2003), Hoa Kỳ đã nhập tới gần 6,4 tỷ USD từ Việt Nam và xuất khẩu sang Việt Nam trên 1,5 tỷ USD (Hoa Kỳ nhập siêu gần 5 tỷ USD so với 1,7 tỷ USD của cả 5 năm trước BTA). Qua

những số liệu trên, có thể thấy quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ phát triển thật nhanh chóng: mức nhập khẩu trung bình trong hai năm 2002 và 2003 của Hoa Kỳ cao hơn mức của cả 5 năm trước BTA (1995 - 2000) gấp 5 lần. Trong 3 năm sau BTA mức nhập khẩu của Hoa Kỳ từ Việt Nam càng tăng nhanh qua hàng năm, năm 2002 tăng 230 % so với năm 2001, năm 2003 tăng 190 % so với năm 2002 và năm 2003 tăng 433% so với năm 2001. Xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Việt Nam năm 2002 tăng 130 % so với năm 2001, năm 2003 tăng gần 230 % so với năm 2002 và năm 2003 tăng 287% so với năm 2001 [121, tr. 6]. Sự tăng trưởng đột biến này là do hiệu ứng tích cực của BTA mang lại. Điều này chứng minh vai trò động lực không thể thiếu của chính sách trong quan hệ kinh tế song phương.

Bước sang năm 2003, vụ kiện của CFA về cá da trơn Việt Nam vẫn tiếp tục, ngày 27 tháng 1 năm 2003, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) ra kết luận phía Việt Nam đã “bán dưới giá” sản phẩm của mình vào nước này, tiếp đó Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (USITC) đã phê chuẩn việc áp đặt thuế chống phá giá đối với mặt hàng phi lê cá tra, cá ba sa đông lạnh của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ với mức rất cao từ 36,84% đến 63,88%. Cuộc chiến thương mại tiếp tục mở rộng khi sang năm 2003, Hoa Kỳ chuẩn bị kiện Việt Nam bán phá giá tôm sú. Đây là điều minh chứng về tác động khó khăn của sự chênh lệch về trình độ phát triển trong chính sách quản lý kinh tế và hệ thống luật pháp của hai chủ thể quan hệ Hoa Kỳ và Việt Nam.

Nhân tố khác biệt chính trị tiếp tục tác động đến quan hệ song phương khi ngày 16 tháng 7 năm 2003, Hạ viện Mỹ thông qua Dự luật chuẩn chi về quan hệ đối ngoại của Bộ Ngoại giao Mỹ trong năm tài chính 2004 - 2005 mang ký hiệu HR.1950. Đây thực chất là ý đồ của một bộ phận thiếu thiện chí trong chính giới Hoa Kỳ nhằm luồn lách để đưa một phần của “Dự luật nhân quyền Việt Nam 2003” (HR.1587) thành điều khoản bổ sung cho Dự luật HR 1950, nhằm gắn việc viện trợ nhân đạo với việc “hỗ trợ” dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam. Đây có thể xem là tác động khó khăn của nhân tố chính trị đối với quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ.

Trao đổi thương mại Hoa Kỳ - Việt Nam năm 2004: Kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ từ Việt Nam năm 2004 là 5.024,6 triệu USD tăng gần gấp 5 lần con số của năm 2001, và nhiều hơn 1,1 tỷ USD so với năm 2003, trong đó đứng đầu là

nhóm hàng dệt may, gỗ và sản phẩm gỗ, thủy sản.... Trong khi đó xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Việt Nam đạt 1.127,39 triệu USD [xem bảng 8]. Như vậy, tổng trị giá trao đổi thương mại Hoa Kỳ - Việt Nam năm 2004 đạt trên 6,1 tỷ USD. Trong năm này, Hãng hàng không Mỹ United Airlines mở đường bay thương mại trực tiếp nối Việt Nam và Mỹ lần đầu tiên sau 30 năm gián đoạn. Ngày 25 tháng 10 năm 2004, Hoa Kỳ và Việt Nam đã khởi động vòng đàm phán về việc Việt Nam gia nhập WTO. Cũng trong năm này, đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phúc Thanh dẫn đầu đến thăm và làm việc tại Hoa Kỳ, đồng thời ra mắt “Nhóm nghị sĩ vì quan hệ Việt – Mỹ”. Tiếp đó, Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC) họp Hội nghị thường niên Ban Giám đốc USABC tại Hà Nội (12-13/7/2004) nhằm thảo luận các biện pháp tăng cường hợp tác trong lĩnh vực đầu tư, thương mại, công nghệ giữa Việt Nam, các nước ASEAN và Mỹ. Tại buổi tiếp đoàn USABC, Thủ tướng Phan Văn Khải đã phát biểu rằng, Việt Nam luôn coi Hoa Kỳ là một trong những đối tác quan trọng, các doanh nghiệp Việt Nam và Hoa Kỳ cần đẩy mạnh sự giao lưu để hiểu biết lẫn nhau hơn, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác cùng có lợi.

Trong năm 2004, vấn đề thương mại song phương tiếp tục nổi lên những thách thức từ vụ kiện bán phá giá tôm của Việt Nam vào thị trường Mỹ. Ngày 06 tháng 07 năm 2004, DOC đưa ra phán quyết sơ bộ về vụ kiện 6 nước (trong đó có Việt Nam) bán phá giá tôm vào Mỹ, theo đó, Hoa Kỳ áp dụng mức thuế 93% đánh vào tôm nhập khẩu từ Việt Nam và 112% đối với Trung Quốc. Đây là một khó khăn lớn cho sản phẩm tôm của Việt Nam vì bị cạnh tranh về giá gay gắt so với sản phẩm tôm từ các nước khác (trong đó có Thái Lan), lượng tôm xuất khẩu vào Mỹ năm này giảm 20%. Vì vậy, để vượt qua khó khăn trong các vụ kiện bán phá giá vào Mỹ, Việt Nam cần nỗ lực xây dựng thương hiệu cho thủy sản. Đồng thời phía Việt Nam, đặc biệt là Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cần phải đẩy mạnh việc đấu tranh nhằm giành lại công bằng cho sản phẩm tôm Việt Nam.

Mặt khác, ngày 20 tháng 7 năm 2004, Hạ viện Mỹ đã thông qua “Dự luật nhân quyền Việt Nam” HR.1587. Theo đó, Dự luật yêu cầu Nhà Trắng phải chi 4 triệu USD trong năm tài chính 2004 – 2005 nhằm thúc đẩy dân chủ, nhân quyền tại

Việt Nam, 10 triệu USD hỗ trợ Đài châu Á tự do phát sóng vào Việt Nam. Tháng 9 năm 2004, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ra Báo cáo hàng năm về tự do tôn giáo, trong đó xếp Việt Nam vào danh sách “nước đặc biệt quan tâm” (CPC). Đây là một quyết định sai trái dựa trên những thông tin sai lệch về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam, gây bất lợi cho quan hệ song phương giữa hai nước.

Trao đổi thương mại Việt Nam – Hoa kỳ năm 2005: Kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ từ Việt Nam năm 2005 là 5.924 triệu USD, tăng gần gấp 6 lần con số của năm 2001, và vượt gần 1 tỷ USD so với năm 2004. Trong khi đó xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Việt Nam giảm nhẹ còn 864,42 triệu USD. Như vậy, tổng trị giá trao đổi thương mại Hoa Kỳ - Việt Nam năm 2005 đạt gần 7 tỷ USD. Nhóm hàng dệt may, gỗ và sản phẩm gỗ, thủy sản...từ Việt Nam vẫn đứng đầu danh sách trị giá mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ. Vấn đề các vụ kiện chống bán phá giá các mặt hàng thủy sản của Việt Nam vào Mỹ đã bị DOC và USITC áp thuế nhập khẩu cao, tác động xấu đến tình hình xuất khẩu và đời sống sản xuất của người dân Việt Nam. Trong năm này, phía Hoa Kỳ còn kiện Việt Nam vì cho rằng phi lê cá ba sa Việt Nam chứa dư lượng kháng sinh. Như vậy, sau BTA, trước sự cạnh tranh quyết liệt của hàng hóa Việt Nam, phía Mỹ đã cố tình dựng “các rào cản thương mại” nhằm bảo hộ cho hàng hóa Mỹ. Phía Việt Nam cam kết hợp tác với Hoa Kỳ nhằm hạn chế

Một phần của tài liệu Tác động của hiệp định thương mại việt nam hoa kỳ đến quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai quốc gia (2001 2021) (Trang 36 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)