5. Bố cục của đề tài
3.2. Những hạn chế
3.2.1. Về thương mại
Với kim ngạch nhập khẩu hàng hóa mỗi năm lên tới trên 1.250 tỷ USD, Hoa Kỳ là thị trường khổng lồ đối với tất cả các loại hàng hóa mà Việt Nam có thể xuất khẩu. Tuy vậy, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ mới chiếm tỷ trọng khá nhỏ so với tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa của thị trường này. Có thể thấy vấn đề này qua vài con số năm 2009: kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước là 14,36 tỷ USD, trong đó Hoa Kỳ nhập khẩu từ Việt Nam 11,36 tỷ USD, xuất sang Việt Nam 3 tỷ USD, con số này cho thấy Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn nhất và là thị trường cung cấp hàng hóa lớn thứ 7 của Việt Nam. Nhưng ở chiều ngược lại, trị giá buôn bán hai chiều giữa Việt Nam với thị trường này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ: thứ hạng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam so với các khu vực thị trường xuất nhập khẩu khác của Hoa Kỳ chỉ đứng ở vị trí thứ 30 với thị phần 0,6%, trong đó Việt Nam là nhà xuất khẩu đứng thứ 45 sang Hoa Kỳ với tỷ trọng 0,3% và là thị trường nhập khẩu đứng thứ 26 của Hoa Kỳ với tỷ trọng 0,8%.
Đối với phía Hoa Kỳ, nhiều doanh nghiệp của họ chưa quan tâm đến nhập khẩu từ Việt Nam hoặc còn nhập hàng từ Việt Nam thông qua các công ty trung gian ở nước thứ ba. Nguyên nhân của thực trạng này là do năng lực cung ứng và tiếp thị xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam cịn yếu, chủng loại hàng hóa cịn
nghèo nàn, chất lượng và mẫu mã chưa phù hợp, giá cả khơng cạnh tranh. Đồng thời, phía Việt Nam quy mơ sản xuất còn nhỏ và khả năng liên kết giữa các doanh nghiệp trong sản xuất và xuất khẩu cịn yếu. Vì vậy, hoạt động xuất khẩu gặp khó khăn trong việc đáp ứng các đơn hàng lớn, với yêu cầu thời gian giao hàng nhanh của khách hàng Hoa Kỳ.
Đến năm 2012, với hơn 300 triệu dân (chiếm 1/23 dân số thế giới) nhưng Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn nhất thế giới. Vì vậy, cả thế giới đều hướng vào thị trường này, do đó cạnh tranh xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ rất gay gắt và quyết liệt. Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, quan hệ kinh tế với Hoa Kỳ vừa mới được xác lập, nên gặp bất lợi lớn khi cạnh tranh với các đối thủ xuất khẩu khác vào thị trường Hoa Kỳ. Các nước trong khu vực gần gũi với Việt Nam (ASEAN) đã có chiến lược cơng nghiệp hóa hướng về xuất khẩu từ vài thập niên trước, do đó những nước này cũng có ưu thế hơn Việt Nam trong chiến lược cạnh tranh hàng xuất khẩu.
Trong các đối thủ cạnh tranh hàng xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ thì Trung Quốc là một trong những đối thủ cạnh tranh quyết liệt nhất. Cạnh tranh diễn ra gay gắt đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như: dệt may, giầy dép, hải sản, thủ công mỹ nghệ. Mặt khác, “cuối năm 2010, Trung Quốc đã vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau Mỹ, và hiện là nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu và dự trữ ngoại tệ với hơn 3000 tỷ USD” [149, tr. 14], đây có thể coi là chướng ngại và thách thức lớn cho hàng hóa Việt Nam trong việc thâm nhập thị trường Hoa Kỳ.
Sau khi thực hiện BTA, phía Hoa Kỳ đã trao cho Việt Nam NTR nên đã tạo một động lực lớn cho hàng xuất khẩu Việt Nam vào thị trường này. Nhưng phía Hoa Kỳ vẫn còn một rào cản nữa đối với hàng hóa Việt Nam, đó là Việt Nam chưa được hưởng Quy chế GSP, do Hoa Kỳ vẫn chưa cơng nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường đầy đủ. GSP là mức thuế ưu đãi Hoa Kỳ dành cho các nước đang phát triển, hiện nay, có khoảng 3.500 loại sản phẩm từ trên 140 quốc gia và vùng lãnh thổ được được hưởng Quy chế GSP của Hoa Kỳ - tức là được nhập khẩu miễn thuế vào Hoa Kỳ. Đại đa số các mặt hàng được hưởng GSP là những mặt hàng thuộc
nhóm nơng, hải sản, thực phẩm và đồ uống, nhựa và sản phẩm nhựa, cao su, đồ gỗ, đồ da, mây tre đan, đồ tiện nghi trong nhà... Đây cũng là nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Mặt khác, những nước được hưởng Quy chế GSP là những nước có cơ cấu hàng xuất khẩu tương tự Việt Nam, hơn nữa trong số các nước đó lại có lịch sử quan hệ và trình độ phát triển kinh tế cao hơn Việt Nam (Thái Lan, Malaysia, Philipines, Indonesia...)
Trong cạnh tranh hàng xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, Việt Nam còn gặp nhiều hạn chế khác so với các đối thủ cùng đẳng cấp trên thế giới. Đó là các nước châu Phi (khoảng 40 nước) được hưởng ưu đãi thương mại theo Luật cơ hội phát triển châu Phi, các nước khu vực Lòng chảo Caribea được hưởng ưu đãi theo Luật sáng kiến khu vực Lòng chảo Caribea..v.v.
Mặc dù Hoa Kỳ là nước đi tiên phong trong tự do thương mại, nhưng các biện pháp bảo hộ sản xuất nội địa của Hoa Kỳ đang có chiều hướng gia tăng. Một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã và đang gặp phải sự cản trở của những chính sách bảo hộ này. Đây là một thực tế, vì thương mại tự do rất có lợi cho những nền kinh tế lớn mạnh như Hoa Kỳ, nhưng “lĩnh vự nào tự do thương mại có thể đem lại lợi ích cho Mỹ, thì Mỹ thúc đẩy các nước khác phải thực hiện tự do hóa thương mại, cịn lĩnh vực nào, mặt hàng nào mà Mỹ không thể cạnh tranh nổi, hoặc khó cạnh tranh thì Mỹ thực hiện bảo hộ” [96, tr. 32].
Những thành tựu thương mại đạt được trong quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam (2000 – 2012) là rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, nếu đặt nó trong tiềm năng của hai nền kinh tế thì cịn khiêm tốn, địi hỏi hai quốc gia phải có biện pháp khắc phục, tháo gở để quan hệ thương mại tiếp tục phát triển trong những năm tới.
3.2.2. Về đầu tư
FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam thời gian qua tuy có tăng trưởng về số dự án và tổng vốn nhưng vẫn khiêm tốn so với tiềm năng của cả hai phía. Đến hết năm 2012, Hoa Kỳ chỉ đứng thứ 7 trong danh sách các quốc gia vùng lãnh thổ có FDI vào Việt Nam, điều này phản ánh sự mất cân đối giữa kết quả thương mại và đầu tư song phương. Nguyên nhân của tình trạng trên là do tác động của nhân tố chính trị khi giữa Hoa Kỳ và Việt Nam vẫn còn nhiều khác biệt, độ tin cậy lẫn nhau giữa hai
chủ thể (nhất là phía Hoa Kỳ chưa cao). Bởi lẽ, nếu như lĩnh vực thương mại quan hệ diễn ra có tính “mua đứt bán đoạn” và tạm thời trước mắt, đáp ứng đòi hỏi của thị trường thì trên lĩnh vực đầu tư của Hoa Kỳ, yếu tố ràng buộc và phụ thược lẫn nhau, gắn bó lâu dài trên cơ sở an ninh cho dòng vốn của Hoa Kỳ là điều kiện đi kèm với lợi nhuận.
Đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam vẫn cịn có sự mất cân đối về ngành nghề và vùng lãnh thổ. Các nhà đầu tư Hoa Kỳ chỉ quan tâm đầu tư vào những lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận cao và thường tập trung vào những địa phương có cơ sở hạ tầng tốt. Điều này không đáp ứng chủ trương phát triển kinh tế - xã hội một cách công bằng, toàn diện và bền vững của phía Việt Nam, do đó những năm qua, tuy nền kinh tế Việt Nam phát triển nhưng tình trạng phân hóa khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng miền, giữa nông thôn và thành thị chưa được giải quyết. Ở chiều ngược lại đầu tư của Việt Nam sang Hoa Kỳ tuy bắt đầu có những chuyển biến nhưng khơng đáng kể, điều này phản ánh quy mô nhỏ bé và tiềm lực kinh tế, khoa học – cơng nghệ cịn thấp kém của phía Việt Nam.
Vấn đề chuyển giao công nghệ thông qua đầu tư tuy đã có tác dụng nhất định, song vẫn chưa đáp ứng nhu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam. Một số nhà đầu tư Hoa Kỳ lợi dụng sự yếu kém trong quản lý kinh tế của Việt Nam để nhập vào Việt Nam một số máy móc, thiết bị có cơng nghệ thấp.
3.3. Một số vấn đề đặt ra
3.3.1. Về thương mại
25 năm là thời gian đủ dài để nhìn lại một số vấn đề chủ yếu cần được các nhà hoạch định chính sách, cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp lưu ý.
• Các vụ kiện thương mại
Trong quan hệ thương mại với Mỹ, doanh nghiệp Việt Nam đã phải đương đầu với các vụ kiện bán phá giá tại thị trường Mỹ, đầu tiên là vụ cá ba sa (2002), tiếp đó là vụ tơm (2004) cùng với 11 nước khác.
Vụ kiện cá basa đã cho chúng ta bài học quý báu về thị trường Mỹ. Vụ kiện này xuất phát từ lợi ích của khoảng 3.000 chủ trại ni cá da trơn ở Mỹ, thông qua một Nghị sĩ Quốc hội kiện những nhà xuất khẩu cá basa Việt Nam về tên loài cá và
việc bán phá giá tại Mỹ. Do chưa có nhận thức đầy đủ về luật pháp, quy trình, thủ tục vụ kiện này, nên Việt Nam bị động đối phó, kết cục bất lợi.
Cục quản lý xuất nhập khẩu (IA) thuộc Bộ thương mại Mỹ là cơ quan quản lý việc thi hành Luật chống bán phá giá. IA thường xuyên khai thác các quy định của luật về việc bảo vệ lợi ích trong nước và thực hiện những phán quyết của tòa án Mỹ theo hướng đó. Cần lưu ý rằng, khơng phải vụ kiện bán phá giá nào xảy ra trên nước Mỹ cũng có thể đưa ra xét xử tại Hội đồng trọng tài của WTO.
Do vậy, cách tốt nhất là phòng và tránh xảy ra các vụ kiện, bởi vì khi vụ kiện đã được khởi xướng thì tốn nhiều chi phí và mất nhiều thời gian do quá trình tố tụng của Mỹ rất phức tạp, tiền th các cơng ty luật có uy tín rất cao, khả năng thua kiện khá lớn và việc bồi thường thiệt hại do thua kiện rất tốn kém.
Trong trường hợp khơng thể tránh xảy ra vụ kiện thì tìm cách lobby để đơn kiện không được gửi đến Bộ Thương mại Mỹ (DOC) và Tòa Trọng tài Mỹ (ITC), thực hiện biện pháp hoà giải với bên nguyên đơn bằng các khoản bồi thường hợp lý. Trường hợp đơn kiện đã gửi đến ITC và DOC thì doanh nghiệp Việt Nam phải tiến hành đồng thời hai loại việc để đối phó với vụ kiện: 1) Căn cứ vào các quy định của luật pháp Mỹ, cơ quan điều tra sẽ đòi hỏi bên bị đơn cung cấp những tài liệu, trả lời các câu hỏi điều tra; cần chuẩn bị đầy đủ số liệu kế tốn, tài chính và các luận cứ để phản bác lại lập luận của cơ quan điều tra; 2) Th một cơng ty luật có năng lực và uy tín trong lĩnh vực mà vụ kiện xảy ra, để chuẩn bị đối chất với luật sư bên nguyên đơn trước các cơ quan xét xử vụ kiện.
• Kinh tế thị trường
Liên quan đến việc xử lý các vụ kiện thương mại là vấn đề công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Theo quan điểm của Mỹ thì phải có đủ sáu yếu tố: (1) Mức độ mà đồng tiền của quốc gia nước ngồi có khả năng chuyển đổi sang đồng tiền các nước khác; (2) Mức độ mà tiền lương tại quốc gia nước ngoài được xác định bởi sự mặc cả tự do giữa người lao động và nhà quản lý lao động; (3) Mức độ mà các liên doanh hoặc các hình thức đầu tư của các nước khác được cho phép tại quốc gia nước ngoài; (4) Mức độ sở hữu hoặc kiểm sốt của Chính phủ đối với các phương tiện sản xuất chủ yếu; (5) Mức độ kiểm sốt của Chính phủ đối với việc
phân bổ các nguồn lực, cũng như các quyết định về giá cả và sản lượng của các doanh nghiệp và (6) Những nhân tố khác mà cơ quan thẩm quyền xem là thích hợp.
Tại thỏa thuận về việc Việt Nam gia nhập WTO, Mỹ cam kết sẽ áp dụng các biện pháp dành cho một nước có nền kinh tế phi thị trường đối với Việt Nam trong các vụ kiện chống bán phá giá trong vòng 12 năm sau khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO; có nghĩa là sau thời gian đó mặc nhiên Việt Nam được đối xử như các nước có nền kinh tế thị trường.
Đối chiếu với 6 yếu tố trên đây thì nền kinh tế của Việt Nam đã là kinh tế thị trường, nhưng đáng tiếc cho đến nay Mỹ chưa cơng nhận thực tế khách quan đó.
• Quy tắc xuất xứ
Để được hưởng ưu đãi về thuế quan của Mỹ, doanh nghiệp Việt Nam phải đáp ứng được tiêu chuẩn cao về chất lượng sản phẩm và hàng rào kỹ thuật thương mại; đồ gỗ của Việt Nam muốn vào thị trường Mỹ thì cần có xuất xứ là gỗ rừng trồng (có Chứng chỉ gỗ từ rừng trồng được phép khai thác); hải sản xuất khẩu sang Mỹ không được khai thác bất hợp pháp…
Cũng theo Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan của Tổng cục Hải quan thì một số doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ tăng đột biến, trong đó có 19 nhóm mặt hàng có nguy cơ gian lận về xuất xứ. Cục Kiểm tra sau thông quan đã trực tiếp kiểm tra 9 doanh nghiệp và chỉ đạo 9 Cục Hải quan tỉnh, thành phố kiểm tra 24 doanh nghiệp. Một ví dụ điển hình là Cơng ty TNHH xe đạp Excel, 100% vốn đầu tư của Trung Quốc, thành lập năm 2018, chuyên lắp ráp xe đạp, xe đạp điện; nhập khẩu 100% linh kiện xe đạp, xe đạp điện từ Trung Quốc về Việt Nam để lắp ráp đơn giản ở giai đoạn cuối cùng thành sản phẩm hồn chỉnh, khơng qua bất kỳ công đoạn gia công sản xuất nào; xuất khẩu từ Việt Nam sang Hoa Kỳ lấy nguồn gốc xuất xứ Việt Nam để được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi do chính phủ Hoa Kỳ dành cho Việt Nam đối với mặt hàng xe đạp và xe đạp điện xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ được hưởng thuế suất 5 -10% trong khi cùng loại hàng này xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ là 75%.
Tổng cục Hải quan đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với hình thức phạt tiền và xử phạt bổ sung tịch thu toàn bộ tang vật là sản phẩm hoàn chỉnh, các bán
thành phẩm và các linh kiện chưa xuất khẩu đang lưu trong kho của doanh nghiệp. Doanh nghiệp Việt Nam cần nghiêm túc thực hiện quy định về xuất xứ hàng hóa để khơng vi phạm, đồng thời khơng vì lợi ích cục bộ tiếp tay cho doanh nghiệp nước ngồi lợi dụng ưu đãi thuế hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ, gây tổn hại cho quan hệ thương mại giữa hai nước.
• Mơi trường đầu tư
Mặc dù mơi trường đầu tư của Việt Nam được cải thiện, an ninh chính trị, kinh tế, an tồn cho nhà đầu tư được đánh giá cao, nhưng có ba vấn đề chưa đáp ứng đòi hỏi của các nhà đầu tư Mỹ (và EU): (1) Hệ thống luật pháp công khai, minh bạch, ổn định, dễ dự báo được thực thi nghiêm chỉnh trong cả nước; đảm bảo chi phí cơ hội là địi hỏi có tính ngun tắc của TNCs của Mỹ khi đầu tư vào nước ta; (2) Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ mà nước ta đã cam kết trong nhiều hiệp định liên quan đến đầu tư với những quy định khắt khe và phạm vi rộng hơn là vấn đề nổi lên trong thu hút FDI từ TNCs của Mỹ, bởi vì đây là ưu thế nổi trội của họ, trong khi tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, ăn cắp bản quyền, thương quyền, làm hàng giả, hàng nhái đang là vấn nạn Việt Nam và (3) Giảm thiểu thời gian tiến hành các thủ tục hành chính từ thẩm định cấp Giấy Chứng nhận Đầu tư, triển khai thực hiện dự án. Chi phí bơi trơn, tham nhũng là những tệ nạn không được chấp nhận đối