DỰ BÁO TÌNH HÌNH TIÊU THỤ MỘT SỐ NÔNG SẢN CHỦ YẾU CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM

Một phần của tài liệu 194612_3532-tm-khtk (Trang 28 - 30)

ĐẾN NĂM 2010

Gạo

Giá gạo thế giới có xu hướng vững dần lên so với năm 2000 do cầu có triển vọng tăng nhanh hơn cung. Tuy nhiên giá gạo xuất khẩu bình quân có thể vẫn thấp hơn năm 1998. Cạnh tranh giữa Việt Nam, Thái lan và ấn Độ trong việc bán gạo càng gay gắt hơn. Dự báo xuất khẩu 3 - 4 triệu tấn/năm, đạt gần 1 tỷ USD/năm.

Cần chủ động đàm phán để ký hợp đồng cấp Chính phủ đối với các thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam, nghiên cứu áp dụng biện pháp đổi hàng, xuất trả chậm, để duy trì và ràng buộc khách hàng nhập khẩu lớn. Chú trọng cải tạo giống đi đối với đầu tư khoa học công nghệ sau thu hoạch, chống thất thoát trong quá trình giao hàng, đầu tư chế biến tốt để nâng cao chất lượng, giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh: phấn đấu đạt giá gạo xuất khẩu xấp xỉ với giá gạo của Thái Lan.

Dự kiến xuất khẩu vào khu vực Châu Á - Thái Bình Dương chiếm khoảng 51% (trong đó các nước ASEAN chiếm 48%); vào thị trường Trung Đông và Châu Phi 35%; Châu Mỹ 10% và Châu Âu 4%.

Cà phê

Giá cà phê thế giới ở mức thấp do nhu cầu tăng chậm hơn sản lượng cà phê thế giới (sản lượng cà phê tăng nhanh tại một số nước sản xuất chủ yếu như Brazil, Colombia, Inđônêsia, Việt Nam...). Dự báo số lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam tăng khoảng 0,7%/năm; năm 2001 đạt 931 nghìn tấn, năm 2010 đạt 1 triệu tấn; giá cà phê sẽ xấp xỉ với cà phê Inđônêsia và các nước khác; các thị trường xuất khẩu chủ yếu là EU, Hoa Kỳ, Singapore, Nhật Bản.

Nhân điều

Dự báo nhân điều Việt Nam sẽ bị nhân điều ấn Độ và Brazil cạnh tranh gay gắt. Tuy vậy, nhu cầu và giá hạt điều thế giới đang vững lên; tốc độ tăng xuất khẩu nhân điều hàng năm khoảng 10%; năm 2001 đạt 44 nghìn tấn, năm 2010 đạt 70nghìn tấn. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu là: Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Australia, ASEAN, Nhật Bản.

Cao su

So kinh tế thế giới hồi phục nên nhu cầu ô tô sẽ tăng lên, công nghiệp sản xuất săm lốp cũng tăng tương ứng. Dự báo nhu cầu cao su thời kỳ này sẽ cao hơn thời kỳ 1996 - 2000 tốc độ tăng xuất khẩu cao su hàng năm 8%; giá xuất khẩu đạt xấp xỉ giá của cả nước.

Với Trung Quốc, sẽ tiếp tục chỉ định thầu mối xuất khẩu và áp dụng phương thức hàng đổi hàng để đảm bảo ổn định giá bán, tránh rủi ro. Tiếp tục củng cố và mở rộng các thị trường có nhu cầu lớn về cao su nguyên liệu như Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, EU, Nga... Dự kiến xuất khẩu cao su tăng hàng năm 4,9%; năm 2001 đạt 308 nghìn tấn, năm 2010 đạt 500 nghìn tấn. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc, Singapore, EU, Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Liên Bang Nga.

Chè

Dự báo số lượng chè xuất khẩu tăng 3,9%/năng; năm 2001 đạt 68 nghìn tấn, năm 2010 đạt 100 nghìn tấn; giá xuất khẩu sẽ cao hơn thời kỳ 1996 - 2000 do có khả năng tìm được một số thị trường tiêu thụ với khối lượng lớn. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là: Irắc, Nga, EU, Nhật Bản, Đài Loan, ASEAN, Hoa Kỳ.

Hạt tiêu

Việt Nam có sản lượng sản xuất chiếm khoảng trên 10% và sản xuất chiếm 15% tổng lượng hạt tiêu buôn bán trên toàn thế giới. Dự báo giá hạt tiêu thế giới sẽ đứng ở mức thấp, xuất khẩu hạt tiêu của nước ta tăng 3,4%/năm; năm 2001 đạt 57 nghìn tấn, năm 2010 đạt 80 nghìn tấn; giá xuất khẩu đạt xấp xỉ giá xuất khẩu của các nước. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là: Singapore, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, EU...

Rau quả

Dự báo nhu cầu rau, quả trên thị trường thế giới sẽ tăng khoảng 5%/năm; xuất khẩu rau, quả (không kể hạt tiêu và gia vị) của Việt Nam sẽ tăng 11,7%/năm; năm 2001 đạt 330 triệu USD, năm 2010 đạt 1 tỷ USD. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu là: Trung Quốc, Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ, Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông, ASEAN, Autralia, Nga.

Cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại để tìm và mở thị trường tiêu thụ. Chú trọng liên doanh sản xuất, bảo quản, chế biến, vận chuyển với các đối tác nước ngoài (ở những thị trường lớn nêu trên). Khi đã tổ chức được thị trường ổn định cần quy hoạch giành diện tích thích đáng cho sản xuất rau, quả.

Thuỷ - hải sản

Dự báo giá thủy - hải sản trên thị trường thế giới có xu hướng vững lên những thuỷ - hải sản Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt với các nước trong khu vực như: Thái Lan, Inđônêxia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... dự kiến kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này tăng 5,3%/năm, năm 2001 đạt 1.778 triệu USD, năm 2010 đạt 3 tỷ USD.

Tiếp tục nâng cao chất lượng thủy - hải sản để có vị thế ổn định trên thị trường thế giới, nhất là với các nước EU. Tiếp tục đàm phán với EC để đưa thêm một số doanh nghiệp Việt Nam vào nhóm I các nước xuất khẩu thuỷ sản vào EU. Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng tôm sú và tôm càng xanh vào hai thị trường lớn là Nhật Bản và Hoa Kỳ; tận dụng cơ hội Trung Quốc cấm đánh bắt cả ở một số khu vực biển để đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản vào Trung Quốc.

Các thị trường xuất khẩu chủ yếu là: Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc.

Hàng thủ công mỹ nghệ

Dự báo nhu cầu hàng thủ công mỹ nghệ trên thị trường thế giới có xu hướng tăng, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sẽ tăng hàng năm 15,5%/năm, năm 2001 đạt 235 triệu USD, năm 2010 1 tỷ USD. Đây là nhóm sản phẩm góp phần giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động nên ý nghĩa xã hội của ngành hàng này rất lớn. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là: Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, ASEAN, Australia, Nga.

Cần quy hoạch vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất; có chính sách đối với làng nghề, nghệ nhân, đào tạo thợ thủ công truyền thống kết hợp mở rộng hình thức Liên doanh với nước ngoài để nâng cao chất lượng, mẫu mã hàng hóa. Đa dạng hóa phương thức xuất khẩu, hỗ trợ mạnh xúc tiến thương mại mở thị trường mới. Nhà nước cần đầu tư thích đáng xây dựng các cơ sở sản xuất với trang bị đầy đủ và hiện đại ở rộng khắp ba miền nhất là những trung tâm đông dân cư.

Lạc nhân

Năm 2001 xuất khẩu 78 nghìn tấn, năm 2010 xuất khẩu 100 nghìn tấn, tăng bình quân mỗi năm 2,5%. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là: Singapore, Thái Lan, Malaysia, Inđônêsia, Philippines, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga.

Thịt

Năm 2001 xuất khẩu 32 nghìn tấn, năm 2010 dự kiến xuất khẩu 100 nghìn tấn tăng bình quân mỗi năm 12%. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là: Hồng Kông, Malaysia, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc, EU, Hoa Kỳ.

Đường

Sản xuất chủ yếu phục vụ nhu vầu trong nước, sản lượng đường các loại đến năm 2010 đạt 1,5 triệu tấn. Do giá thành sản xuất còn quá cao nên trong thời kỳ 2001 - 2010, đường của Việt Nam sản xuất chưa thể xuất khẩu được.

Phần 3

CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ MỘT SỐ NÔNG SẢN CHỦ YẾU CỦA VIỆTNAM THỜI KỲ ĐẾN NĂM 2010 NAM THỜI KỲ ĐẾN NĂM 2010

Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có quan hệ hết sức chặt chẽ và là hệ quả của nhau. Do vậy, để có thể đẩy mạnh tiêu thụ được sản phẩm, cần phải gắn liền với việc tìm ra hướng đi đúng cho khâu sản xuất. Xuất phát từ định hướng đó, Bộ Thương mại xin đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ một số nông sản chủ yếu của Việt Nam thời kỳ đến 2010.

Một phần của tài liệu 194612_3532-tm-khtk (Trang 28 - 30)