CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu 194612_3532-tm-khtk (Trang 34 - 35)

- Cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn cần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động.

- Nhà nước đầu tư vốn nhiều hơn để phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp và nông thôn như: điện, bưu chính viễn thông, đường giao thông, thủy lợi, trường học, trạm xá, chợ, huy động nguồn nhân lực của các thành phần kinh tế, thực hiện chính sách "Nhà nước và nhân dân" cùng tham gia phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp và nông thôn.

- Phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, hình thành và phát triển công nghiệp nông nghiệp nông thôn với quy mô thích hợp cho từng ngành; khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống. Thực hiện nguyên tắc “giỏi nghê nào làm nghề ấy”, “ly nông bất ly hương” trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động. Phẫn đấu giảm lao động nông nghiệp còn khoảng 57% vào năm 2005, 50% năm 2010.

- Nâng cao năng suất và hiệu quả trong nông nghiệp, tăng nhanh giá trị sản lượng trên mỗi héc ta canh tác và doanh thu của từng lao động. Đây là cơ sở để chuyển lao động trồng trọt sang chăn nuôi, chuyển lao động nông nghiệp sang các ngành nghề công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

thức cho nhân dân trong việc định hướng nghề nghiệp, đặc biệt coi trọng các ngành lao động kỹ thuật (công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ). Huy động nguồn lực của các thành phần kinh tế, thực hiện chính sách “Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân” cùng tham gia đào tạo nguồn nhân lực.

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

1. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính cung cấp tài chính cho Bộ Thương mại xây dựng và phát triển mạng thông tin thị trường, dự báo và xúc tiến thương mại.

2. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính tăng thêm kinh phí cho hoạt động thông tin thị trường, dự báo và xúc tiến thương mại (trong đó có hoạt động của Tham tán Thương mại Việt Nam tại nước ngoài). Trong kế hoạch giao chi ngân sách cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần ghi rõ phần giành cho hoạt động xúc tiến thương mại.

3. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính tăng thêm kinh phí cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại như: Trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, kho tàng bảo quản nông sản, trung tâm giao dịch nông sản...

4. Thành lập ngân hàng Xuất khẩu, nhập khẩu để hỗ trợ cho vay sản xuất hàng xuất khẩu, bán chịu, trả chậm...

5. Xây dựng và phát triển Quỹ hỗ trợ Xúc tiến thương mại để trợ giúp thương nhân tìm kiếm thị trường, bán hàng xuất khẩu, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm theo tinh thần Quyết định số

94/2002/QĐ-TTg ngày 17/7/2002 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX. 6. Đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xúc tiến thành lập các quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, bến bãi, các trung tâm thương mại giới thiệu sản phẩm, tư vấn thương mại, đầu tư và cung cấp thông tin thị trường trong nước và ngoài nước theo tinh thần Quyết định số 94/2002/QĐ-TTg (đã dẫn).

7. Chính phủ có chính sách thưởng, hỗ trợ cho các hàng hóa xuất khẩu có hàm lượng chế biến sâu. Hiện nay chính sách này mới chỉ dừng ở mức thưởng, hỗ trợ cho một số loại hàng hóa xuất khẩu dựa trên chỉ tiêu số lượng và chưa tính đến hàm lượng chế biến trong nước.

8. Chính phủ tiếp tục hỗ trợ Bộ Thương mại triển khai một số dự án nghiên cứu, triển khai các hoạt động về thương mại dịch vụ, là một lĩnh vực được Đảng và Nhà nước quan tâm và đang trong giai đoạn đầu phát triển ở nước ta, cần được tăng cường nghiên cứu, tổ chức và quản lý.

Một phần của tài liệu 194612_3532-tm-khtk (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w