Công tác xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách

Một phần của tài liệu 78959_BXD (Trang 46 - 47)

- Các Bộ, ngành chủ động phối hợp thực hiện, rà soát, tổng hợp những nội dung còn chồng chéo, bất cập trong quá trình thực thi các văn bản quy phạm pháp luật để kiến nghị Chính phủ ban hành kế hoạch phối hợp thực hiện giữa các Bộ, ngành nhằm sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế. Đối với công tác triển khai các đề án, chương trình, kế hoạch của Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan phải tích cực chia sẻ thông tin, trao đổi làm rõ trong quá trình xin ý kiến đối với các nội dung liên quan và chủ động đề xuất tham gia triển khai thực hiện các nội dung thuộc lĩnh vực quản lý của từng Bộ, ngành.

- Đối với Bộ Xây dựng:

+ Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách về quy hoạch xây dựng và quản lý phát triển đô thị đảm bảo sự đồng bộ thống nhất, quản lý và kiểm soát chặt chẽ quá trình đầu tư phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch, trọng tâm là xây dựng để Chính phủ trình Quốc hội ban hành Luật Quản lý phát triển đô thị sau năm 2020; Xây dựng Nghị định về quản lý đầu tư xây dựng khu đô thị (sửa đổi, bổ sung Nghị định số 11/2013/NĐ-CP về quản lý đầu tư phát triển đô thị) trong năm 2020.

+ Nghiên cứu, xây dựng dự án Luật Cấp nước; Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng không gian ngầm.

+ Tiếp tục rà soát, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng, đảm bảo tính thống nhất, thông suốt, đồng bộ, phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam, từng bước tiếp cận với thông lệ quốc tế; Trình Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền các nghị định, thông tư hướng dẫn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng sau khi được ban hành [79].

+ Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về nhà ở và thị trường bất động sản; xây dựng hệ thống công cụ để quản lý, kiểm soát sự phát triển của thị trường bất động sản theo hướng ổn định, bền vững, có cấu trúc hoàn chỉnh và đồng bộ, kết nối liên thông với các thị trường khác của nền kinh tế; chủ động xây dựng các kịch bản và các giải pháp để điều tiết, kiểm soát, bình ổn thị trường. Nghiên cứu, sửa đổi bổ sung các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở năm 2014 (bao gồm: Nghị định số 99/2015/NĐ-CP, Nghị định số 100/2015/NĐ-CP, Nghị định số 101/2015/NĐ-CP) để trình Chính phủ ban hành dự kiến trong năm 2020- 2021. Dự kiến năm 2021-2022, Chính phủ sẽ đề xuất sửa đổi Luật Nhà ở, trong đó sẽ đề xuất sửa đổi các nội dung liên quan đến việc quản lý và vận hành nhà chung cư, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ đầu tư, ban quản trị, doanh nghiệp quản lý, quy trình vận hành và bảo trì nhà chung cư...

+ Tiếp tục hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng. - Các địa phương thường xuyên rà soát những tồn tại, hạn chế, khó khăn, bất cập trong quá trình áp dụng văn bản quy phạm pháp luật và các quy định có liên quan đến lĩnh vực xây dựng. Chủ động, thường xuyên liên hệ các Bộ quản lý xây dựng chuyên ngành về những tồn tại, hạn chế, khó khăn, bất cập để được hướng dẫn, tháo gỡ.

Một phần của tài liệu 78959_BXD (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w