Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại ngô thị hồng gấm lương sơn hòa bình (Trang 42)

Số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện (2010) [32] và trên phần mềm Microsoft Excel.

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn

4.1.1. Công tác chăn nuôi

* Công tác chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái

Trong quá trình thực tập tại trang trại, em đã tham gia chăm sóc nái đẻ, đỡ đẻ, chăm sóc cho lợn con theo mẹ đến cai sữa. Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng theo đúng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng của công ty cổ phần CP Việt Nam được áp dụng tại trại như sau:

- Quy trình chăm sóc - nuôi dưỡng lợn nái mang thai

Cơ thể lợn nái mang thai có nhiều thay đổi cùng với sự phát triển của bào thai nên trong giai đoạn này công tác chăm sóc, nuôi dưỡng phải được chú trọng.

Lợn nái mang thai tại trang trại chia làm 3 thời kỳ nuôi dưỡng: Thời kỳ 1: Từ 1 - 5 tuần sau phối ăn 2.5 kg thức ăn hỗn hợp 567 SF. Ngày cho ăn một bữa vào buổi sáng.

Thời kì 2: Từ 6 - 11 tuần ăn 1,8 kg thức ăn hỗn hợp 566 SF. Ngày cho ăn một bữa vào buổi sáng.

Thời kì cuối: Từ 12 - 14 tuần ăn 3,0 - 3,5 kg thức ăn hỗn hợp 567 SF tùy vào thể trạng con nái. Ngày cho ăn một bữa vào buổi sáng.

Từ tuần 15 chuyển lợn nái lên chuồng đẻ cho ăn đồng loạt 4 kg thức ăn hỗn hợp 567 SF. Ngày cho ăn 2 bữa vào buổi sáng và chiều. Trước ngày đẻ dự kiến 3 - 4 ngày giảm từ từ thức ăn xuống còn 0,5 kg/con/ngày đến ngày đẻ. Ngày cho ăn 2 bữa vào sáng và chiều.

- Chăm sóc lợn nái đẻ và nuôi con

Thông thường lợn nái thường được chuyển về chuồng đẻ trước một tuần để lợn yên tĩnh, dễ dàng quản lí phát hiện lợn sắp đẻ.

Trước khi chuyển lợn lên chuồng đẻ, chuồng phải được dọn dẹp và rửa sạch sẽ, phun sát trùng và phun vôi. Lợn chuyển lên phải được ghi đầy đủ thông tin lên bảng ở đầu mỗi ô chuồng. Thức ăn của lợn chờ đẻ được cho ăn với tiêu chuẩn ăn 4 kg/ngày, chia làm 2 bữa sáng và chiều.

Đối với lợn hậu bị sẽ cho ăn với tiêu chuẩn 2,5kg/ngày, chia làm 2 bữa sáng và chiều.

Trước khi đẻ 3 ngày mỗi ngày giảm 0,5kg/con/ngày đến ngày đẻ cho ăn 2kg/con/ngày và sau khi đẻ tăng 1kg/con/ngày đến khi cho ăn 5kg/con/ngày/3 bữa thì không tăng nữa mà cho ăn đến ngày cai sữa. Ngày cai sữa sẽ cho lợn mẹ nhịn ăn. Quy định về khối lượng thức ăn chuồng đẻ được thể hiện rõ ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Quy định khối lượng thức ăn chuồng đẻ

Lợn nái trước khi đẻ

3 ngày 3,5 kg/con/ng

Lợn nái ngày cai sữa không cho ăn

Chuẩn bị ô đẻ: Sau khi lợn nái cai sữa đuổi về chuồng chờ phối các ô

chuồng phải được vệ sinh từ khung chuồng, sàn nhựa, sàn bê tông và úm lợn con. Để khô 1 ngày rồi phun sát trùng toàn bộ chuồng, quét vôi bột để trống chuồng 2 - 3 ngày mới đuổi nái lên chuồng.

Những biểu hiện của lợn sắp đẻ: Không yên tĩnh, đứng nằm không yên,

phá chuồng, ỉa đái nhiều lần, mỗi lần chỉ có 1 ít, âm hộ sưng và sa thấp, dùng tay vắt sữa bắn ra thành tia, dịch ối tràn ra ngoài. 15 - 30 phút trước khi đẻ, âm hộ tiết ra dịch nhờn màu hồng lẫn phân su.

Đỡ đẻ cho lợn: Khi thấy lợn có biểu hiện sắp đẻ phải vệ sinh cho lợn

mẹ. Nếu mùa đông thì dựa theo ngày đẻ dự kiến, lợn nái sắp đến ngày đẻ thì tiến hành lau phần vú, phần mông cho sạch sẽ. Dùng nước sạch pha sát trùng

loãng tỉ lệ 1:3200. Còn nếu là mùa hè thì tiến hành tắm rửa cho lợn nái và sau đó giữ vệ sinh sạch sẽ cho lợn. Lợn nái trong giai đoạn chờ đẻ giảm dần lượng thức ăn, cho uống nước tự do.

Thường xuyên theo dõi nhiệt độ trong chuồng nuôi mà có biện pháp điều chỉnh quạt thông gió và thắp bóng đèn trong lồng úm lợn con sao cho phù hợp.

Chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ như thuốc sát trùng, cồn iod, kéo, chỉ buộc rốn, bóng úm, tấm lót, lưới lót, bột mistra làm khô và giữ ấm cho lợn con, thuốc oxytoxin.

Khi lợn con đẻ ra dùng tay tuốt sạch nhớt trong mũi và miệng lợn con, bóc màng lau khô rắc bột mistra lên cả người lợn con rồi cho vào lồng úm, sau khi lợn con khô hết lông thì dùng chỉ buộc rốn một đoạn khoảng 4cm rồi dùng kéo cắt cách nút buộc 1cm, sát trùng vết thương bằng cồn iod và cho lên cân, sau khi xong tất cả các thao tác thì cho lợn con ra bú sữa đầu,cho lợn con bú sữa đầu càng sớm càng tốt để tạo kháng thể và kích thích lợn mẹ tiết sữa đẻ nhanh hơn, cần lót thảm chỗ mà lợn con nằm bú để giữ ấm cho lợn con. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong khi đỡ đẻ thấy lợn nái có biểu hiện khó đẻ, đẻ lâu thì tiêm 2ml oxytocin, nếu lợn đẻ bình thường thì có thể đợi đẻ hết con rồi tiêm 2ml oxytoxin để nái tống hết nhau và sản dịch bẩn ra ngoài. Nếu trường hợp mà lợn khó đẻ quá có thể xoa bầu vú để kích thích đẻ, đánh cho lợn mẹ ngồi, đứng dậy hoặc có thể can thiệp bằng cách rửa tay thật sạch bằng nước sát trùng cắt hết móng tay sau đó bôi dầu vazolin để làm trơn, từ từ luồn tay vào âm hộ để móc con ra theo nhịp dặn của lợn mẹ. Sau khi lợn đẻ xong tiêm thêm 15 - 20ml kháng sinh amoxicillin, duy trì 2ml oxytocin + 15 - 20ml kháng sinh trong 3 ngày liên tục sau đẻ để đẩy hết các chất bản trong tử cung ra và chống viêm tử cung cho lợn mẹ, thụt rửa tử cung cho lợn mẹ can thiệp bằng tay 2-3 ngày liên tục sau khi đẻ mỗi ngày 1 lần bằng dung dịch nước muối sinh lí 0,9 %.

* Quy trình chăm sóc - nuôi dưỡng đàn lợn con theo mẹ

Sau khi đẻ cho lợn con bú sữa mẹ, đối với những con còi yếu sẽ vắt sữa đầu cho uống.

Sau khi đẻ được 1 ngày sẽ tiến hành ghép lợn con đẻ cùng ngày để đạt được độ đồng đều về số lượng các đàn, thể trạng và khối lượng trong đàn.

Mài nanh, cắt đuôi, thiến: Sau khi đẻ được 1 ngày ta tiến hành mài nanh và cắt đuôi cho lợn con. Tiêm sắt 2ml/con để phòng và chống bệnh thiếu máu ở lợn con kết hợp tiêm amcoli 1ml/con và cho uống amoxicillin 10% + nutriforte để phòng bệnh tiêu chảy và phân trắng lợn con. Mài nanh bằng máy mài, mài đi một nửa răng nanh nhô lên sao cho răng không còn sắc, nhọn để tránh trường hợp lợn con cắn nhau và gây ra vết thương trên vú lợn mẹ, giảm tỉ lệ lợn con chết đè vì khi không cắt nanh lợn con bú lợn mẹ sẽ đau hay đứng lên nằm xuống. Cắt đuôi bằng kìm điện, cắm kìm trước khi cắt khoảng 30 phút cho kìm nóng rồi tiến hành cắt để không bị chảy máu ở vết thương cắt, cắt đi 2/3 đuôi, sát trùng vết thương cắt bằng cồn iod.

Nhỏ kháng sinh amoxicillin kết hợp nutriforte phòng tiêu chảy cho lợn con ở 3 ngày đầu, kết hợp sát trùng vết thương đuôi và chấm rốn bằng cồn iod.

Ngày thứ 4 - 5 sau đẻ thiến lợn đực, trước khi tiến hành nhỏ thuốc cầu trùng 1ml/con kết hợp tiêm amcoli 1ml/con để chống viêm.

Tiến hành thiến lợn đối với những con đực không dùng để làm giống, không nên thiến lợn quá muộn để tránh mất nhiều máu, gây stress. Dùng một tay kẹp hai chân sau cho đầu của lợn con hướng xuống dưới và sao cho dịch hoàn nổi rõ, tay còn lại cầm dao rạch hai vết đứt vào chính giữa của mỗi bên dịch hoàn. Dùng panh kẹp dịch hoàn ra ngoài rồi giật dịch hoàn ra, dùng cồn bôi vào vị trí thiến. Đối với những trường hợp lợn đực con bị héc-ni nhẹ, sau khi thiến sẽ dùng bông và băng dính băng cố định trong 3 - 4h tránh ruột xa xuống. Đối với những trường hợp bị viêm rốn, hecni nặng tiến hành phẫu thuật ngoại khoa ở ngày thứ 12 - 15.

Cho lợn con tập ăn: Cho lợn con tập ăn từ ngày thứ 4 - 6, lắp máng ăn

ở chỗ rộng rãi sao cho lợn mẹ không thể chạm đến được, thường được lắp sau lồng úm. Thức ăn là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh 550SF, sẽ cho ăn làm nhiều bữa trong ngày, có thế trộn thêm thuốc amoxicillin dạng bột để phòng ngừa tiêu chảy và sữa bột để tạo mùi thơm kích thích lợn thèm ăn.

Lợn con được 21 - 25 ngày tuổi tiến hành cai sữa cho lợn con.

Chăm sóc lợn con sau cai sữa: Lợn con sau cai sữa được chuyển đến

chuồng cai sữa riêng, các ô cai sữa trước khi chuyển lợn đến đều phải vệ sinh sạch sẽ sạch rồi phun sát trùng, hoặc có thể cai sữa cho lợn con ngay tại chỗ bằng cách giữ lợn con ở lại ô đẻ và đuổi lợn mẹ về chuồng chờ phối điều này làm giảm stress cho lợn con khi chuyển chuồng hạn chế tiêu chảy. Lợn cai sữa cho ăn tự do bằng thức ăn tập ăn 550SF có trộn thêm amoxicilline 10% với trimixin, có thể trộn thêm men tiêu hóa điện giải vào thức ăn cho lợn con. Tách riêng những con nhỏ, ăn kém ra một ô riêng để có chế độ chăm sóc riêng tạo sự đồng đều tránh tình trạng con ăn nhiều ăn ít do con bé không thể tranh ăn được với con to.

Quy trình xuất bán lợn

Thời gian thực tập tại trại em đã được tham gia vào công tác xuất lợn con của trại. Thường thì lợn con tại trại sau 21 ngày sẽ được tách mẹ và nuôi thêm 2 - 3 ngày nữa rồi xuất bán. Trước khi xuất lợn, kỹ sư của trại sẽ đi đánh dấu những con lợn nào khỏe mạnh, đủ tiêu chuẩn xuất bán bằng xanh methylen để thuận tiện cho công nhân lúc bắt. Công nhân sẽ bắt những con lợn nào được đánh dấu rồi tiêm 1ml ceftocil để phòng tiêu chảy rồi thả ra ngoài ô chuồng, sau đó tất cả lợn con đủ tiêu chuẩn sẽ được đuổi chạy theo đường hành lang của khu chuồng nuôi và đi ra khu vực xuất lợn ở bên ngoài cách xa khu chuồng nuôi. Ở đây lợn con được cân, ghi chép số lượng và đưa lên xe tải kẹp chì để vận chuyển đi.

4.1.2. Công tác vệ sinh thú y và phòng bệnh bằng vắc xin

Quy trình vệ sinh phòng bệnh của trang trại được thực hiện nghiêm ngặt nhằm đem lại hiệu quả phòng bệnh cho đàn lợn nái nuôi tại trại.

Đối với cán bộ, công nhân: Tất cả cán bộ, công nhân phải mặc quần áo

bảo hộ lao động, đi ủng trong khi làm việc và phải vệ sinh sạch sẽ ngăn nắp sau khi xong việc. Mọi sinh hoạt của cán bộ, công nhân như ăn uống, tắm giặt hoàn toàn ở trong trại, hạn chế ra ngoài. Trong trường hợp ra ngoài, khi vào sẽ phải đi qua sát trùng ở cổng, sau đó tắm, gội mặc quần áo của trại và ngâm quần áo trong nước sát trùng (tỉ lệ 1/400), đồ cá nhân phải cho vào tủ UV diệt khuẩn trên 30 phút, cách ly 2 ngày trước khi vào chuồng.

Đối với chuồng trại, trang thiết bị, dụng cụ: các dụng cụ lao động,

dụng cụ thú y sau khi sử dụng xong đều được rửa sạch sẽ và sát trùng được để vào đúng nơi quy định. Chuồng trại hàng ngày được vệ sinh xịt rửa, rắc vôi bột ở lối đi, quét mạng nhện, hệ thống máng ăn thì được lau rửa sạch sẽ mỗi khi ăn xong, tiến hành xịt gầm 1 lần/ngày vào 10h sáng đối với chuồng đẻ và 2h chiều đối với chuồng bầu. Phun sát trùng định kỳ gầm chuồng bằng thuốc sát trùng dung dịch APA clean , pha với tỷ lệ 320ml sát trùng/1000 lít nước.

Tổng vệ sinh 5s mỗi tuần 1 lần đánh thuốc chuột để diệt chuột và phun thuốc ruồi perin 50 để hạn chế mầm bệnh qua vật chủ trung gian lối đi khu vực xung quanh trại được quét dọn sạch sẽ phun sát trùng và rắc vôi bột hàng ngày.

Hiện nay, trang trại đã lắp hệ thống lưới chống ruồi, chuột bọ ngăn chặn vật chủ trung gian truyền bệnh điều này cực kì quan trọng trong công tác phòng dịch nhất là với dịch tả Châu Phi hiện nay.

Hàng ngày, trước khi vào chuồng làm việc công nhân cũng như sinh viên đều phải đi qua phòng sát trùng và tắm sạch sẽ, mặc quần áo lao động, đi ủng chuyên dùng rồi mới vào chuồng.

Việc đầu tiên vào chuồng là kiểm số lượng lợn con để giao ca và cào phân tránh lợn mẹ nằm đè phân.

Rắc vôi lối đi giữa, xung quanh chuồng và dưới hành lang đường tra thức ăn.

Thu phân vào bao và quét dọn sạch sẽ quanh chuồng.

Ở chuồng đẻ sau khi cai sữa, lợn mẹ được chuyển lên chuồng nái chửa 1. Sau khi xuất lợn con, các tấm đan chuồng này được tháo mang ngâm ở hố sát trùng bằng dung dịch NaOH 10%, ngâm trong 1 ngày sau đó được cọ sạch, phơi khô. Khung chuồng cũng được cọ sạch, xịt bằng dung dịch NaOH pha với nồng độ loãng, sau đó xịt lại bằng dung dịch vôi xút. Gầm chuồng cũng được vệ sinh sạch sẽ, tiêu độc khử trùng kỹ sau đó rắc vôi bột. Để khô 1 ngày rồi tiến hành lắp đan vào, sau đó đuổi lợn chờ đẻ từ chuồng nái chửa 2 xuống.

Lịch sát trùng được trình bày qua bảng 4.2

Bảng 4.2. Lịch phun thuốc sát trùng của trại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7

(Nguồn: Phòng kỹ thuật trại)

- Thực hiện vệ sinh phòng bệnh và sử dụng các chế phẩm/thuốc/vắc xin theo đúng quy định. Quy trình này được thực hiện rõ qua bảng 4.3:

Bảng 4.3. Lịch phòng vắc xin của trại lợn nái Tuổi Hậu bị Lợn nái Toàn đàn

(Nguồn: Phòng Kỹ Thuật công ty CP Việt Nam)

4.1.3. Tình hình đẻ, số lượng và khối lượng lợn con của lợn nái

4.1.3.1. Tình hình đẻ của đàn lợn nái tại trại

Theo dõi tình hình đẻ của lợn nái là chỉ tiêu quan trọng để có những biện pháp tác động, điều chỉnh kịp thời nhằm mang lại kết quả cao. Trong thời gian thực tập em đã theo dõi được tình hình đẻ của 56 lợn nái tại trại và thu được kết quả sau:

Bảng 4.4. Tình hình đẻ của đàn lợn nái Lứa đẻ Lứa 1 Lứa 2 - 5 Lứa ≥ 6 Tổng

Trong thời gian thực tập tại cơ sở, em đã trực tiếp đỡ đẻ cho 56 lợn nái, trong đó có 47 trường hợp đẻ thường và 9 trường hợp đẻ khó phải can thiệp. Tỉ lệ lợn nái đẻ khó phải can thiệp chiếm tỷ lệ thấp và trung bình. Qua đây, ta có thể thấy quá trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái được thực hiện tốt vì việc lợn đẻ khó chủ yếu là do lợn ăn nhiều vào kỳ chửa cuối làm thai quá to, hay do ngôi thai không thuận, do lợn mẹ ít được vận động, sức khỏe của con mẹ không tốt, thời tiết cũng tác động một phần nhỏ đối với tình hình đẻ của lợn nái.

Từ bảng 4.4 ta có thể thấy, số lợn nái đẻ khó phải can thiệp chủ yếu là lợn nái ở lứa ≥ 6 có 5/14 con, chiếm tỷ lệ khá cao 35,71% do lợn già và sức khỏe không tốt. Nhưng nhìn chung tình hình đẻ của lợn nái khá tốt. Số nái đẻ bình thường có 47/56 con, chiếm tỷ lệ cao 83,93%. Đẻ khó can thiệp bằng kích tố có 6/56 con, chiếm tỷ lệ 10,71% và đẻ khó can thiệp bằng tay có 3/56 con, chiếm tỷ lệ 5,36%.

Như vậy, có thể thấy tình hình đẻ của đàn lợn ở trại lợn Ngô Thị Hồng Gấm tương đối tốt, tuy nhiên tỷ lệ đẻ khó can thiệp vẫn còn khá cao, do đó

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại ngô thị hồng gấm lương sơn hòa bình (Trang 42)