Tình hình mắc bện hở lợn nái sinh sản

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại ngô thị hồng gấm lương sơn hòa bình (Trang 59 - 61)

Tên bệnh

Viêm tử cung Viêm vú Sót nhau

Qua bảng 4.8 có thể thấy: Trong tổng số 56 lợn nái em theo dõi trong thời gian thực tập, có 2 lợn nái bị viêm tử cung sau đẻ chiếm tỷ lệ 3,57%; có 3 lợn nái bị bệnh viêm vú, chiếm tỷ lệ 5,36% và có 1 lợn bị sót nhau chiếm tỷ lệ 1,79%.

Theo Trần Tiến Dũng và cs (2006) [6] lợn nái bị viêm tử cung chiếm 30 - 50%; theo kết quả công bố của Nguyễn Văn Thanh (2007) [29] lợn nái có tỷ lệ viêm tử cung sau đẻ là 42,4%. Nguyễn Văn Thanh và cs. (2016) [31] cho biết: Tỷ lệ viêm tử cung sau đẻ của lợn nái biến động từ 62,10 - 86,96 %. So sánh với kết quả nghiên cứu của chúng em thì thấy rằng lợn nái trong trại Ngơ Thị Hồng Gấm có tỷ lệ viêm tử cung thấp hơn. Điều này có thể giải thích là do trại áp dụng tốt quy trình vệ sinh thú y và lợn nái ở trại chủ yếu đẻ bình thường.

b. Trên lợn con

* Hội chứng tiêu chảy ở lợn con

- Nguyên nhân:

+ Vú lợn mẹ dính phân lợn con.

+ Sàn chuồng có phân lợn lỏng, màu vàng hoặc màu trắng. + Trong chuồng có hiện tượng lợn nơn ra sữa.

+ Người lợn con bị bẩn do dính phân.

- Triệu chứng: Bệnh thường gặp ở lợn con từ 5 - 21 ngày tuổi. Lợn tiêu chảy phân màu vàng trắng, sau đó là vàng xanh, mùi phân hôi tanh. Lợn mất

nước và chất điện giải gầy sút nhanh. Lông xù, nếu khơng điều trị kịp thời thì lợn con chết nhanh.

* Bệnh viêm phổi

- Nguyên nhân: Do quá trình vệ sinh chuồng ni chưa được tốt, khơng khí trong chuồng ni nhiều bụi bẩn và các loại vi sinh vật gây bệnh, thức ăn quá khô hoặc bị mốc sinh nhiều bụi nên khi ăn lợn phải hít từ một số bệnh khác cũng dẫn tới viêm phổi.

- Triệu chứng:

+ Thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 1 - 3 ngày.

+ Lợn con kém ăn, ủ rũ hoặc sốt nhẹ, lợn thở nhanh và thở thể bụng sờ tay vào gốc tay nóng.

* Bệnh viêm khớp

- Lợn con đi khập khiễng từ 3 - 4 ngày tuổi, khớp chân sưng lên vào ngày 7 - 15 sau khi sinh nhưng tử vong thường xảy ra lúc 2 - 5 tuần tuổi.

- Thường thấy viêm khớp cổ chân, khớp háng và khớp bàn chân.

- Lợn ăn ít, hơi sốt, chân lợn có hiện tượng què, đi đứng khó khăn, chỗ khớp viêm tấy đỏ, sưng, sờ nắn vào có phản xạ đau (Nguyễn Ánh Tuyết, 2015) [40].

Như vậy, đối với lợn con thường gặp nhất là bệnh tiêu chảy, viêm phổi, viêm khớp.

Do trong quá trình thực tập tại trang trại em chủ yếu làm các công việc về kỹ thuật như mài nanh, bấm số tai, cắt đuôi, cho lợn con uống thuốc..., thời gian đứng chuồng ít nên số lượng lợn con theo dõi từ khi đẻ ra đến khi cai sữa còn thấp. Kết quả theo dõi đàn lợn con theo mẹ được trình bày ở bảng 4.9.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại ngô thị hồng gấm lương sơn hòa bình (Trang 59 - 61)