Công tác vệ sinh thú y và phòng bệnh bằng vắc xin

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại ngô thị hồng gấm lương sơn hòa bình (Trang 48 - 53)

Quy trình vệ sinh phòng bệnh của trang trại được thực hiện nghiêm ngặt nhằm đem lại hiệu quả phòng bệnh cho đàn lợn nái nuôi tại trại.

Đối với cán bộ, công nhân: Tất cả cán bộ, công nhân phải mặc quần áo

bảo hộ lao động, đi ủng trong khi làm việc và phải vệ sinh sạch sẽ ngăn nắp sau khi xong việc. Mọi sinh hoạt của cán bộ, công nhân như ăn uống, tắm giặt hoàn toàn ở trong trại, hạn chế ra ngoài. Trong trường hợp ra ngoài, khi vào sẽ phải đi qua sát trùng ở cổng, sau đó tắm, gội mặc quần áo của trại và ngâm quần áo trong nước sát trùng (tỉ lệ 1/400), đồ cá nhân phải cho vào tủ UV diệt khuẩn trên 30 phút, cách ly 2 ngày trước khi vào chuồng.

Đối với chuồng trại, trang thiết bị, dụng cụ: các dụng cụ lao động,

dụng cụ thú y sau khi sử dụng xong đều được rửa sạch sẽ và sát trùng được để vào đúng nơi quy định. Chuồng trại hàng ngày được vệ sinh xịt rửa, rắc vôi bột ở lối đi, quét mạng nhện, hệ thống máng ăn thì được lau rửa sạch sẽ mỗi khi ăn xong, tiến hành xịt gầm 1 lần/ngày vào 10h sáng đối với chuồng đẻ và 2h chiều đối với chuồng bầu. Phun sát trùng định kỳ gầm chuồng bằng thuốc sát trùng dung dịch APA clean , pha với tỷ lệ 320ml sát trùng/1000 lít nước.

Tổng vệ sinh 5s mỗi tuần 1 lần đánh thuốc chuột để diệt chuột và phun thuốc ruồi perin 50 để hạn chế mầm bệnh qua vật chủ trung gian lối đi khu vực xung quanh trại được quét dọn sạch sẽ phun sát trùng và rắc vôi bột hàng ngày.

Hiện nay, trang trại đã lắp hệ thống lưới chống ruồi, chuột bọ ngăn chặn vật chủ trung gian truyền bệnh điều này cực kì quan trọng trong công tác phòng dịch nhất là với dịch tả Châu Phi hiện nay.

Hàng ngày, trước khi vào chuồng làm việc công nhân cũng như sinh viên đều phải đi qua phòng sát trùng và tắm sạch sẽ, mặc quần áo lao động, đi ủng chuyên dùng rồi mới vào chuồng.

Việc đầu tiên vào chuồng là kiểm số lượng lợn con để giao ca và cào phân tránh lợn mẹ nằm đè phân.

Rắc vôi lối đi giữa, xung quanh chuồng và dưới hành lang đường tra thức ăn.

Thu phân vào bao và quét dọn sạch sẽ quanh chuồng.

Ở chuồng đẻ sau khi cai sữa, lợn mẹ được chuyển lên chuồng nái chửa 1. Sau khi xuất lợn con, các tấm đan chuồng này được tháo mang ngâm ở hố sát trùng bằng dung dịch NaOH 10%, ngâm trong 1 ngày sau đó được cọ sạch, phơi khô. Khung chuồng cũng được cọ sạch, xịt bằng dung dịch NaOH pha với nồng độ loãng, sau đó xịt lại bằng dung dịch vôi xút. Gầm chuồng cũng được vệ sinh sạch sẽ, tiêu độc khử trùng kỹ sau đó rắc vôi bột. Để khô 1 ngày rồi tiến hành lắp đan vào, sau đó đuổi lợn chờ đẻ từ chuồng nái chửa 2 xuống.

Lịch sát trùng được trình bày qua bảng 4.2

Bảng 4.2. Lịch phun thuốc sát trùng của trại

Thứ Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7

(Nguồn: Phòng kỹ thuật trại)

- Thực hiện vệ sinh phòng bệnh và sử dụng các chế phẩm/thuốc/vắc xin theo đúng quy định. Quy trình này được thực hiện rõ qua bảng 4.3:

Bảng 4.3. Lịch phòng vắc xin của trại lợn nái Tuổi Hậu bị Lợn nái Toàn đàn

(Nguồn: Phòng Kỹ Thuật công ty CP Việt Nam)

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại ngô thị hồng gấm lương sơn hòa bình (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w