Tình hình đẻ của đàn lợn nái

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại ngô thị hồng gấm lương sơn hòa bình (Trang 53)

Lứa đẻ Lứa 1 Lứa 2 - 5 Lứa ≥ 6 Tổng

Trong thời gian thực tập tại cơ sở, em đã trực tiếp đỡ đẻ cho 56 lợn nái, trong đó có 47 trường hợp đẻ thường và 9 trường hợp đẻ khó phải can thiệp. Tỉ lệ lợn nái đẻ khó phải can thiệp chiếm tỷ lệ thấp và trung bình. Qua đây, ta có thể thấy q trình chăm sóc ni dưỡng lợn nái được thực hiện tốt vì việc lợn đẻ khó chủ yếu là do lợn ăn nhiều vào kỳ chửa cuối làm thai quá to, hay do ngôi thai khơng thuận, do lợn mẹ ít được vận động, sức khỏe của con mẹ không tốt, thời tiết cũng tác động một phần nhỏ đối với tình hình đẻ của lợn nái.

Từ bảng 4.4 ta có thể thấy, số lợn nái đẻ khó phải can thiệp chủ yếu là lợn nái ở lứa ≥ 6 có 5/14 con, chiếm tỷ lệ khá cao 35,71% do lợn già và sức khỏe khơng tốt. Nhưng nhìn chung tình hình đẻ của lợn nái khá tốt. Số nái đẻ bình thường có 47/56 con, chiếm tỷ lệ cao 83,93%. Đẻ khó can thiệp bằng kích tố có 6/56 con, chiếm tỷ lệ 10,71% và đẻ khó can thiệp bằng tay có 3/56 con, chiếm tỷ lệ 5,36%.

Như vậy, có thể thấy tình hình đẻ của đàn lợn ở trại lợn Ngô Thị Hồng Gấm tương đối tốt, tuy nhiên tỷ lệ đẻ khó can thiệp vẫn cịn khá cao, do đó cần hạn chế hơn nữa những trường hợp lợn nái đẻ khó phải can thiệp bằng kích tố và tay, vì điều này làm ảnh hưởng khá nhiều đến tình trạng sức khỏe của lợn mẹ và có thể gây viêm tử cung.

4.1.3.2. Số lượng lợn con của đàn lợn nái

Số con sơ sinh (số con đẻ ra) nhiều hay ít cịn phụ thuộc vào kỹ thuật thụ tinh, số trứng rụng, số hợp tử được hình thành và khả năng ni thai của lợn mẹ, cùng với trình độ ni dưỡng chăm sóc lợn mẹ của người chăn ni.

Trong vòng 24 giờ sau khi sinh ra, những lợn con khơng đạt khối lượng sơ sinh trung bình của giống, khơng phát dục hồn tồn, dị dạng… thì sẽ loại thải, hoặc lợn mẹ đè chết con do lợn con mới sinh ra chưa nhanh nhẹn.

Số lợn con cai sữa/lứa là chỉ tiêu quan trọng, quyết định năng xuất trong chăn ni lợn nái. Chỉ tiêu này nói lên khả năng ni con của lợn nái, khả năng tiết sữa và trình độ chăn ni. Tỷ lệ ni sống càng cao thì càng tốt, điều này nói lên được trình độ chăm sóc và ni dưỡng của người chăn ni, đảm bảo người chăn ni có lãi.

Qua q trình theo dõi các chỉ tiêu về số lượng lợn con của 56 lợn nái lai giữa Landrace x Yorshire (CP909) em thu được một số kết quả và được thể hiện ở bảng 4.5.

Chỉ tiêu

Số con đẻ ra/ lứa Số con sống đến 24h

Số con còn sống đến 21ngày (cai sữa)

Từ bảng 4.5 ta thấy: Lợn CP909 ni tại trại có số con đẻ ra trên một lứa trung bình là 12,46 con. Số con sống đến 24 giờ ở lợn CP909 trung bình là 12,41 con. Số con sống đến 21 ngày ở lợn CP909 trung bình là 11,98 con. Trại Ngô Thị Hồng Gấm tiến hành cai sữa lợn con vào 21 ngày tuổi nên số con sống đến cai sữa và số con sống đến 21 ngày là như nhau.

Trong q trình ni dưỡng từ sau khi đẻ đến 21 ngày, ở đàn lợn số lượng lợn con đều giảm đi đáng kể. Do có nhiều nguyên nhân như: do lợn mẹ đè chết, do loại thải, một số lợn con nhiễm trùng hay mắc bệnh dẫn đến chết. Do đó, trong q trình ni dưỡng trang trại rất chú trọng việc bố trí và sắp xếp số lượng nhân cơng trong dãy chuồng đang đẻ để giảm tỷ lệ chết do lợn mẹ đè. Trong quá trình đỡ đẻ, thiến, mổ hecni phải đảm bảo sát trùng và thao tác đúng kỹ thuật. Việc tuân thủ đúng yêu cầu, quy định trong chăm sóc và ni dưỡng đàn lợn có thể hạn chế được tỷ lệ lợn con chết, đảm bảo tỷ lệ lợn con xuất bán nhiều, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.

4.1.3.3. Khối lượng lợn con

Để đánh giá chất lượng lợn con, em tiến hành cân khối lượng lợn con của 6 đàn lợn CP909. Các chỉ tiêu về chất lượng lợn con được chúng em theo dõi và thể hiện qua bảng 4.6.

Loại lợn Chỉ tiêu

Khối lượng sơ sinh/con Khối lượng sơ sinh/ổ

Khối lượng 21 ngày (cai sữa)/con Khối lượng 21 ngày (cai sữa)/ổ

Qua bảng 4.6 em nhận thấy:

- Khối lượng sơ sinh/con của lợn nái CP909 là 1,60 kg. Khối lượng sơ sinh/ổ ở lợn nái CP909 là 19,90 kg.

- Khối lượng 21 ngày/con của lợn CP909 đạt là 6,02 kg. Khối lượng 21 ngày/ổ của lợn CP909 là 72,11 kg.

Nhận thấy khối lượng 21 ngày/con của đàn lợn tương đối cao. Vì trại tiến hành cai sữa cho lợn con vào 21 ngày tuổi nên các chỉ tiêu của lợn ở giai đoạn cai sữa sẽ giống các chỉ tiêu của lợn lúc 21 ngày tuổi.

4.2. Cơng tác thú y

4.2.1. Kết quả phịng bệnh cho lợn

Trong suốt thời gian thực tập chúng em và cơng nhân chăn ni đã thực hiện nghiêm túc quy trình vệ sinh, sát trùng người và dụng cụ chăn nuôi đúng quy cách. Hàng ngày tham gia quét dọn, phun sát trùng chuồng ni và khu vực xung quanh, tích cực diệt ruồi muỗi, diệt chuột, định kỳ thay nước sát trùng, rắc vôi bột xung quanh chuồng, đường đi và khu vực xung quanh trang trại, thường xuyên phun thuốc sát trùng chuồng nuôi. Nhờ tuân thủ nghiêm ngặt khâu sát trùng nên trại lợn nái Ngô Thị Hồng Gấm hạn chế được dịch bệnh.

Thực hiện phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, trại lợn nái Ngơ Thị Hồng Gấm có quy trình phịng và điều trị bệnh hiệu quả. Trang trại không

thực hiện tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn con, lợn con sẽ được tiêm phòng vắc xin sau khi được chuyển đến trang trại chăn nuôi lợn thịt trong hệ thống chăn ni của cơng ty. Vì thế, đàn lợn con trong trại chỉ được phòng bệnh bằng thuốc. Đối với lợn con tiêm fe + b12, ngồi ra cịn cho lợn con uống amoxcillin 10% + nutriforte và diacoxin phòng bệnh hội chứng tiêu chảy và bệnh cầu trùng. Trong quá trình thực tập chúng em đã học hỏi và cùng tham gia với các kỹ sư, tổ trưởng của trại thực hiện các biện pháp phòng bệnh trên.

Kết quả phòng bệnh cho đàn lợn được thể hiện qua bảng 4.7:

Bảng 4.7. Kết quả phòng bệnh cho đàn lợn conTên bệnh Tên bệnh

Tiêu chảy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cầu trùng diacoxin Thiếu máu (Fe + B12)

Từ bảng 4.7 cho thấy tổng quát về việc phòng bệnh cho đàn lợn con bằng thuốc. Lợn con được chăm sóc và ni dưỡng theo đúng quy trình, 100% lợn con sau khi sinh đều được tiêm chế tiêm chế phẩm fe - dextran - b12 để phòng bệnh thiếu máu ở lợn con, cho uống thuốc diacoxin và amoxcillin + nutriforte để phòng bệnh cầu trùng và tiêu chảy.

4.2.2. Cơng tác chẩn đốn bệnh cho đàn lợn

a. Trên lợn mẹ

* Bệnh viêm tử cung

- Nguyên nhân:

+ Do trường hợp đẻ khó phải can thiệp bằng tay hoặc dụng cụ sản khoa làm xây sát niêm mặc tử cung, vi khuẩn xâm nhập và phát triển gây viêm. Đây là nguyên nhân chính mà em quan sát được tại cơ sở.

+ Do phối giống không đúng kỹ thuật.

+ Do kế phát từ một số bệnh: Sót nhau, viêm âm đạo,...

- Triệu chứng: Sau khi đẻ từ âm hộ chảy ra dịch rỉ viêm và mủ màu trắng đục, màu vàng hoặc màu nâu,... keo đặc và có mùi hơi thối đặc trưng. Con mẹ bỏ ăn hoàn toàn hoặc một phần, sốt cao.

* Bệnh viêm vú

Bệnh xảy ra sau khi đẻ 4 - 5 giờ cho đến 7 - 10 ngày, có con đến một tháng. Viêm vú thường xuất hiện ở một vài vú nhưng đơi khi cũng lan ra tồn bộ các vú, vú có màu hồng, sưng đỏ, sờ vào thấy hơi nóng, hơi cứng, ấn vào lợn nái có phản ứng đau.

Lợn nái giảm ăn, nếu bị nặng thì bỏ ăn, nằm một chỗ, sốt cao 40,5 - 42, úp vú xuống sàn, ít cho con bú.

Lợn con thiếu sữa kêu la chạy vòng quanh lợn mẹ đòi bú, lợn con ỉa chảy, xù lông, gầy tọp, tỷ lệ chết cao 30 - 100% (Lê Hồng Mận, 2002) [17].

Vắt sữa ở những con viêm vú thấy sữa lỗng, trong sữa có cặn hoặc cục sữa vón lại, xuất hiện các cục casein màu vàng, xanh lợn cợn có mủ đơi khi có máu.

* Bệnh sót nhau

Lợn nái sau khi đẻ 4 - 5 giờ không thấy nhau ra hoặc khơng hết là bị sót nhau. Biểu hiện của bệnh là lợn nái rặn nhiều, đôi khi bỏ ăn, sốt cao liên tục 40 - 41oC trong vòng 1 - 2 ngày, cắn con, khơng cho con bú, niêm dịch chảy ra có màu đục, lẫn máu.

Trong thời gian thực tập tại trại, qua theo dõi đàn lợn nái sinh sản, em thấy rằng lợn nái sau khi đẻ hay mắc nhất bệnh viêm tử cung và bệnh viêm vú, kết quả theo dõi hai bệnh nay được trình bảy ở bảng 4.8.

Bảng 4.8. Tình hình mắc bệnh ở lợn nái sinh sảnTên bệnh Tên bệnh

Viêm tử cung Viêm vú Sót nhau

Qua bảng 4.8 có thể thấy: Trong tổng số 56 lợn nái em theo dõi trong thời gian thực tập, có 2 lợn nái bị viêm tử cung sau đẻ chiếm tỷ lệ 3,57%; có 3 lợn nái bị bệnh viêm vú, chiếm tỷ lệ 5,36% và có 1 lợn bị sót nhau chiếm tỷ lệ 1,79%.

Theo Trần Tiến Dũng và cs (2006) [6] lợn nái bị viêm tử cung chiếm 30 - 50%; theo kết quả công bố của Nguyễn Văn Thanh (2007) [29] lợn nái có tỷ lệ viêm tử cung sau đẻ là 42,4%. Nguyễn Văn Thanh và cs. (2016) [31] cho biết: Tỷ lệ viêm tử cung sau đẻ của lợn nái biến động từ 62,10 - 86,96 %. So sánh với kết quả nghiên cứu của chúng em thì thấy rằng lợn nái trong trại Ngơ Thị Hồng Gấm có tỷ lệ viêm tử cung thấp hơn. Điều này có thể giải thích là do trại áp dụng tốt quy trình vệ sinh thú y và lợn nái ở trại chủ yếu đẻ bình thường.

b. Trên lợn con

* Hội chứng tiêu chảy ở lợn con

- Nguyên nhân:

+ Vú lợn mẹ dính phân lợn con.

+ Sàn chuồng có phân lợn lỏng, màu vàng hoặc màu trắng. + Trong chuồng có hiện tượng lợn nơn ra sữa.

+ Người lợn con bị bẩn do dính phân.

- Triệu chứng: Bệnh thường gặp ở lợn con từ 5 - 21 ngày tuổi. Lợn tiêu chảy phân màu vàng trắng, sau đó là vàng xanh, mùi phân hơi tanh. Lợn mất

nước và chất điện giải gầy sút nhanh. Lông xù, nếu khơng điều trị kịp thời thì lợn con chết nhanh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Bệnh viêm phổi

- Nguyên nhân: Do quá trình vệ sinh chuồng ni chưa được tốt, khơng khí trong chuồng nuôi nhiều bụi bẩn và các loại vi sinh vật gây bệnh, thức ăn quá khô hoặc bị mốc sinh nhiều bụi nên khi ăn lợn phải hít từ một số bệnh khác cũng dẫn tới viêm phổi.

- Triệu chứng:

+ Thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 1 - 3 ngày.

+ Lợn con kém ăn, ủ rũ hoặc sốt nhẹ, lợn thở nhanh và thở thể bụng sờ tay vào gốc tay nóng.

* Bệnh viêm khớp

- Lợn con đi khập khiễng từ 3 - 4 ngày tuổi, khớp chân sưng lên vào ngày 7 - 15 sau khi sinh nhưng tử vong thường xảy ra lúc 2 - 5 tuần tuổi.

- Thường thấy viêm khớp cổ chân, khớp háng và khớp bàn chân.

- Lợn ăn ít, hơi sốt, chân lợn có hiện tượng què, đi đứng khó khăn, chỗ khớp viêm tấy đỏ, sưng, sờ nắn vào có phản xạ đau (Nguyễn Ánh Tuyết, 2015) [40].

Như vậy, đối với lợn con thường gặp nhất là bệnh tiêu chảy, viêm phổi, viêm khớp.

Do trong quá trình thực tập tại trang trại em chủ yếu làm các công việc về kỹ thuật như mài nanh, bấm số tai, cắt đuôi, cho lợn con uống thuốc..., thời gian đứng chuồng ít nên số lượng lợn con theo dõi từ khi đẻ ra đến khi cai sữa còn thấp. Kết quả theo dõi đàn lợn con theo mẹ được trình bày ở bảng 4.9.

Bảng 4.9. Tình hình mắc bệnh ở lợn con theo mẹBệnh Bệnh Tiêu chảy Viêm phổi Viêm khớp Qua bảng 4.9 ta nhận thấy:

Do sức đề kháng kém nên tỷ lệ mắc các bệnh trên đàn lợn con khá cao. Tỷ lệ mắc bệnh ở đàn lợn con khá cao: có 189/685 con mắc bệnh tiêu chảy chiếm 27,59%, bệnh viêm phổi có 19/685 con chiếm 2,77% và bệnh viêm khớp có 4/685 chiếm 0,58%. Tỷ lệ lợn bị tiêu chảy cao là do gặp thời tiết thay đổi lợn con chưa thích nghi được, sàn chuồng đơi khi bị ẩm ướt dẫn đến việc làm lây lan nhanh số lợn bị tiêu chảy. Nhìn chung tỷ lệ lợn nái và lợn con mắc bệnh ở trang trại là không cao nhưng cũng gây tổn thất cho trang trại.

Qua đây em thấy rằng trong chăn nuôi cần quan tâm chú ý hơn nữa đến việc chăm sóc, ni dưỡng, phịng trị bệnh cho lợn nái vì khi lợn nái nhiễm bệnh thì khơng những ảnh hưởng trực tiếp đến con nái bị bệnh, mà còn ảnh hưởng đến chất lượng đàn lợn con.

4.2.3. Kết quả điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại

Số lợn được điều trị khỏi bệnh là 100%. Tỷ lệ khỏi cao là do có kỹ thuật chẩn đốn đúng bệnh, đưa ra phác đồ điều trị chính xác được thể hiện qua bảng 4.10 như sau:

Bảng 4.10. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái tại trạiTên Thuốc Tên Thuốc bệnh điều trị Viêm - Hitamox tử LA cung - Oxytocine - Anazin Viêm - Hitamox Vú -ADE- Bcomplex - Oxytoxin Sót - Anazin nhau - Hitamox LA

4.2.4. Kết quả điều trị bệnh cho lợn con theo mẹ tại trại

Bảng 4.11. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn con tại trạiChỉ tiêu Chỉ tiêu Tên bệnh Tiêu chảy do E.coli Viêm phổi Viêm khớp

Kết quả bảng 4.11: Số lượng lợn con mắc hội chứng tiêu chảy được tiến hành điều trị là 189 con, số con được điều trị khỏi là 181 con, chiếm 95,77%. Lợn con mắc viêm phổi đã được điều trị là 19 con và sau điều trị khỏi 18 con, chiếm tỷ lệ 94,74%. Số lợn con mắc viêm khớp theo dõi và điều trị khỏi là 2 con trên tổng số 4 con mắc bệnh, chiếm tỷ lệ 50,00%.

4.3. Kết quả các cơng tác khác

Ngồi việc chăm sóc, ni dưỡng, phịng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và tiến hành thực hiện chuyên đề, em còn tham gia một số công việc như: bấm tai lợn con, cắt đuôi lợn con, thiến lợn con, vắt sữa đầu lợn nái đang đẻ

Bảng 4.12. Kết quả một số thao tác khácTT Nội dung TT Nội dung 1 Bấm số tai, cắt đuôi 2 Mài nanh 3 Thiến lợn đực 4 Đỡ đẻ

5 Tiêm kháng sinh lợn nái

Từ kết quả bảng 4.12 em nhận thấy:

Trong q trình thực tập, em đã hồn thành tốt các cơng việc được giao, việc mài nanh bấm số tai, cắt đuôi và thiến cho lợn con tại trại được thực hiện đầy đủ. Trong q trình thực hiện khơng xảy ra tai nạn nào. Tỷ lệ an toàn đa số đều đạt 100%, chỉ có thiến lợn đạt 99,68% do lúc đầu tiến hành thiến lợn em còn chưa quen và chưa phát hiện được lợn bị hecni nên đã xảy vấn đề lòi ruột sau khi thiến.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua 6 tháng thực tập tốt nghiệp tại trại lợn Ngô Thị Hồng Gấm - Lương Sơn - Hịa Bình, em có một số kết luận về trại như sau:

- Số con đẻ ra trên lứa trung bình là 12,46 con, số con sống đến 24h là 12,41 con, số con sống đến 21 ngày là 11,98 con. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khối lượng lợn con sơ sinh/ ổ là 19,90 kg, khối lượng cai sữa/ổ là 72,11 kg. - Lịch tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm và ký sinh trùng đối với đàn

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại ngô thị hồng gấm lương sơn hòa bình (Trang 53)