Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ thanh toán bằng thiết bị di động của người tiêu dùng thành phố hồ chí minh (Trang 32)

3.2.1 Mô hình nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận thanh toán bằng thiết bị di động của người tiêu dùng Thành phố Hồ Chí Minh, để đo lường quyết

Mô hình nghiên cứu thực

nghiệm Kết luận Thảo luậnkết quả Phân tích

kết quả Vấn đề nghiên cứu Câu hỏi Mục tiêu Cơ sở lý thuyết Tính toán biến đại diện Phương pháp ước lượng Mô hình nghiên cứu lý thuyết Giả thuyết nghiên cứu

định chấp nhận thanh toán bằng thiết bị di động của người tiêu dùng với 5 yếu tố là: kiến thức về thanh toán di động, an toàn và bảo mật, ảnh hưởng của xã hội, nhận thức dễ sử dụng, sự hữu ích của dịch vụ. Đặt ra được câu hỏi, mục tiêu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu; sau đó bắt tay vào việc khảo sát lý thuyết, review lại các công trình nghiên cứu sẵn có, tổng quan ra các mô hình và giả thuyết nghiên cứu. Cuối cùng dùng phương pháp ước lượng thông qua khảo sát bằng bảng thang đo và đưa ra mô hình đề xuất.

Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Nguồn: Nhóm tự đề xuất

3.2.2 Giả thuyết nghiên cứu3.2.2.1 Sự hữu ích của dịch vụ 3.2.2.1 Sự hữu ích của dịch vụ

Tính hữu ích được cảm nhận thông qua các mức độ của người tiêu dùng tin rằng việc sử dụng một hệ thống sẽ giúp họ thực hiện công việc. Hay theo nghiên cứu Andre và những cộng sự (2021), sự thuận tiện là dễ dàng và cảm thấy thoải mái hơn khi sử dụng cũng như đạt được những lợi ích cụ thể thông qua việc sử dụng thanh toán qua di động. Đồng thời, nhiều nghiên cứu khác nhau dựa trên TAM xác nhận mối quan hệ tích cực

Sự hữu ích của dịch vụ Kiến thức về thanh toán di động H1+ Ảnh hưởng của xã hội H2+ H5+ Sử dụng thanh toán di động H4+ H3+ Nhận thức dễ sử dụng An toàn và bảo mật

giữa tính hữu ích được nhận thức thức với ý định để sử dụng các dịch vụ (Nguyen Ngoc Duy Phuong và cộng sự 2020). Từ những lý do đó, nhóm chúng em đã đề xuất sự hữu ích của dịch vụ ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ của người tiêu dùng.

Giả thuyết H1: Tính hữu ích có tác động tích cực đến quyết định thanh toán bằng thiết bị di động của người tiêu dùng TPHCM.

3.2.2.2 Ảnh hưởng xã hội

Theo Andre và cộng sự (2021), ảnh hưởng xã hội được định nghĩa là phạm vi mở rộng mà các cá nhân coi những người quan trọng xung quanh họ, chẳng hạn như với tư cách là gia đình và bạn bè để tác động đến các cá nhân sử dụng hệ thống. Ảnh hưởng xã hội là cảm giác mà khách hàng sẽ cảm thấy và sẽ sử dụng dịch vụ thanh toán di động do những người khác xung quanh họ tác động (Huu Nghi Phan và cộng sự, 2020). Ngoài ra, với Phan Hữu Nghị và Đặng Thanh Dung (2020) thì ảnh hưởng xã hội là mức độ khách hàng tin tưởng rằng việc thanh toán qua thiết bị di động các thông tin cá nhân được bảo mật và tài chính được an toàn. Ảnh hưởng xã hội có thể có tác động tích cực và trực tiếp đến những khách hàng có ý định chấp nhận dịch vụ thanh toán di động trong các nghiên cứu của Huu Nghi Phan và cộng sự (2020); Phan Hữu Nghị và Đặng Thanh Dung (2020); Andre và cộng sự (2021). Kết quả nghiên cứu của Thi Thao Hien Bui và Hieu Trung Bui (2018) cho thấy không có tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ thanh toán di động. Trong phạm vi của nghiên cứu này, ảnh hưởng xã hội là hành vi và quyết định sử dụng dịch vụ thanh toán di động của người tiêu dùng bị chi phối bởi những người xung quanh.

Giả thuyết H2: Ảnh hưởng của xã hội có mối quan hệ thuận biến với quyết định sử dụng dịch vụ thanh toán bằng thiết bị di động của người tiêu dùng TPHCM.

3.2.2.3 Nhận thức dễ sử dụng

Theo Liu và Tan Tai Pham (2016), người tiêu dùng dễ dàng sử dụng dịch vụ sẽ tạo ra kết quả hoạt động cao và họ có thể dễ dàng tích hợp nhiều ứng dụng mới của các dịch vụ mới vào các hoạt động đời sống hàng ngày của mình. Một nghiên cứu của Schierz và cộng sự (2010) cho thấy rằng với những hạn chế kỹ thuật của thiết bị di động, tính dễ sử dụng trở thành trình điều khiển chấp nhận sắp xảy ra của các thanh toán qua di động. Thực tế hiện nay các dịch vụ thanh toán qua di động đang ngày càng tối ưu hóa quy trình

đăng ký và cách thức sử dụng thuận tiện nhất cho người dùng, nhằm thu hút người dùng sử dụng dịch vụ của công ty. Do đó, chúng tôi kết hợp tính dễ sử dụng được nhận thấy của các dịch vụ thanh toán di động trong mô hình chấp nhận của người tiêu dùng của chúng tôi. Nó điều quan trọng cần lưu ý là, đặc biệt đối với những người không phải là người dùng, đó là cảm nhận tính dễ sử dụng hơn là các đặc điểm hệ thống thực tế làm nền tảng cho cấu trúc này (Schierz và cộng sự, 2010).

Giả thuyết H3: Nhận thức dễ sử dụng có tác động tích cực với quyết định sử dụng dịch vụ thanh toán bằng thiết bị di động của người tiêu dùng TPHCM.

3.2.2.4 An toàn và bảo mật

An toàn và bảo mật là mức độ khách hàng tin tưởng rằng việc thanh toán qua thiết bị di động các thông tin cá nhân được bảo mật và tài chính được an toàn (Phan Hữu Nghị và Đặng Thanh Dung, 2020). Sự an toàn/bảo mật của thanh toán qua di động được định nghĩa là mức độ mà khách hàng tin rằng việc sử dụng một phương thức thanh toán cụ thể thông qua ứng dụng di động sẽ được giữ an toàn (Nguyen Ngoc Duy Phuong và cộng sự, 2020). Hơn nữa, thanh toán qua di động không có tính năng bảo mật có thể dẫn đến việc truy cập trái phép thông tin cá nhân và cơ hội sinh lợi để tội phạm mạng vi phạm dữ liệu. Ngày nay vấn đề bảo mật thông tin và riêng tư của người dùng rất được quan tâm, điều này sẽ gây ra sự lo ngại, tâm lý khi thanh toán qua di động của người tiêu dùng. Khi không cảm thấy an toàn thì khách hàng sẽ không sẵn sàng sử dụng dịch vụ. Bởi vậy mà vấn đề bảo mật thông tin được xem là ưu tiên hàng đầu của các công ty.

Giả thuyết H4: An toàn và bảo mật có mối quan hệ dương với ý định sử dụng thanh toán bằng thiết bị di động của người tiêu dùng TPHCM.

3.2.2.5 Kiến thức về thanh toán di động

Theo Liu và Tan Tai Pham (2016), kiến thức của khách hàng có thể giúp họ xác định những gì thanh toán di động có thể làm cho họ và tại sao các sản phẩm / dịch vụ lại quan trọng đối với họ. Hơn nữa, khách hàng sẽ cân nhắc những gì họ sẽ đạt được từ các công cụ so sánh với những gì họ đang có vào thời điểm liên quan đến chất lượng dịch vụ, giá cả, bảo hiểm quyền riêng tư, v.v. Khách hàng sẽ sử dụng thiết bị di động thanh toán dễ dàng và hiệu quả nếu khách hàng có kiến thức cao về công cụ mà họ đang tiến hành

cho thanh toán di động. Kiến thức về thanh toán di động có thể tác động tích cực với quyết định sử dụng dịch vụ thanh toán di động. Song, theo nghiên cứu của Nguyen Phuong Y và cộng sự (2015), kiến thức về dịch vụ lại có không có tác động với quyết định sử dụng của người tiêu dùng. Vì vậy, theo nghiên cứu này đề xuất rằng kiến thức về thanh toán di động ảnh hưởng đến mức độ dễ dàng nhận thấy sử dụng các dịch vụ thanh toán di động.

Giả thuyết H5: Kiến thức về thanh toán di động có tác động dương đến quyết định sử dụng dịch vụ thanh toán di động của người tiêu dùng TPHCM.

Bảng 3.1 Bảng mã hóa thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận thanh toán bằng thiết bị di động của người tiêu dùng Thành phố Hồ Chí Minh

STT Mã hóa Thang đo gốc Nguồn

Sự hữu ích của dịch vụ

1 CR1 Dịch vụ thanh toán di động là một phương thức thanh toán hữu

ích.

Schierz và cộng sự (2010)

2 CR2 Sử dụng dịch vụ thanh toán di động giúp xử lý các khoản thanh

toán dễ dàng hơn 3 CR3 Các dịch vụ thanh toán di động

cho phép sử dụng các ứng dụng di động nhanh hơn (ví dụ: mua

vé)

4 CR4 Bằng cách sử dụng các dịch vụ thanh toán di động, các lựa chọn

của tôi với tư cách là người tiêu dùng được cải thiện (ví dụ: tính

Ảnh hưởng xã hội

5

SI1 Những người quan trọng với tôi nghĩ rằng tôi nên sử dụng thanh

toán di động

Thi Thao Hien Bui và Hieu Trung Bui (2018)

6

SI2 Những người quen thuộc với tôi nghĩ rằng tôi nên sử dụng thanh

toán di động 7

SI3 Các phương tiện truyền thông đại chúng (ví dụ: TV, đài phát thanh, báo chí) sẽ ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thanh toán di

động của tôi 8

SI4 Những người ảnh hưởng đến hành vi của tôi nghĩ rằng tôi nên

sử dụng thanh toán di động 9

SI5 Hầu hết những người xung quanh với tôi sử dụng thanh toán

di động Nhận thức dễ sử dụng 10 TD1 Thật dễ dàng để trở nên thành thạo trong việc sử dụng các dịch vụ thanh toán di động Schierz và cộng sự (2010) 11

TD2 Tương tác với các dịch vụ thanh toán di động rõ ràng và dễ hiểu

12 TD3 Dễ dàng thực hiện các bước cần thiết để sử dụng dịch vụ thanh toán di động 13 TD4 Dễ dàng tương tác với các dịch vụ thanh toán di động An toàn và bảo mật 14

TR1 Tôi tin rằng môi trường thanh toán di động là an toàn.

Thi Thao Hien Bui và Hieu Trung Bui (2018) 15

TR2 Thanh toán di động an toàn như bất kỳ phương thức thanh toán nào 16

TR3 Tôi tin rằng thông tin của tôi được giữ bí mật.

17

TR4 Tôi tin rằng các giao dịch của tôi được bảo đảm 18

TR5 Tôi tin rằng sự riêng tư của tôi sẽ không bị tiết lộ.

Kiến thức về dịch vụ

19

MO1 Tôi sẽ sử dụng thanh toán di động dễ dàng và hiệu quả.

Liu và Tan Tai Pham (2016) 20

MO2 Tôi chủ yếu sử dụng thanh toán di động để mua hàng hóa hoặc dịch

vụ qua điện thoại di động 21

MO3 Tôi sẽ tự tin sử dụng dịch vụ ngân hàng di động cho các giao dịch tài

Quyết định sử dụng dịch vụ

22

IU1 Bây giờ tôi thanh toán cho các giao dịch mua bằng điện thoại di

động

Liu và Tan Tai Pham (2016)

23

IU2 Tôi có thể sẽ sử dụng các dịch vụ thanh toán di động trong tương lai

gần 24

IU3 Tôi sẵn sàng sử dụng các dịch vụ thanh toán di động trong tương lai

gần 25

IU4 Tôi dự định sử dụng dịch vụ thanh toán di động khi có cơ hội

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp nghiên cứu định tính

Phương pháp nghiên cứu định tính: Là tiến hành thu thập các nhân tố ảnh hưởng, vấn đề, phân tích và diễn giải các vấn đề mà không thể định lượng được. Những điều này được trao đổi thông qua các thành viên trong nhóm trong cả quá trình nghiên cứu về các loại thanh toán bằng di đồng gồm các loại ví điện tử, internet banking, mobile banking. Những thông tin đến từ phương pháp nghiên cứu định tính sẽ là tiền đề, là cơ sở để bổ sung và cải thiện những ý định sử dụng thanh toán qua di động.

3.3.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận thanh toán bằng thiết bị di động của người tiêu dùng thành phố Hồ Chí Minh nhằm thu thập dữ liệu khảo sát. Mục tiêu nhằm kiểm định thang đo trong mô hình nghiên cứu, đây là bước phân tích chi tiết các dữ liệu thu thập được thông qua phiếu điều tra về xác định tính logic, tương quan của các nhân tố với nhau và từ đó đưa ra kết quả cụ cụ thể về đề tài nghiên cứu.

Bước 1: Thiết kế phiếu khảo sát

Bước 2: Xác định số lượng mẫu cần thiết và thang đo cho việc khảo sát Bước 3: Xây dựng phương thức chọn mẫu khảo sát

Bước 4: Khảo sát thử và hoàn thiện phiếu khảo sát Bước 5: Khảo sát thực tế

Bước 6: Xử lý dữ liệu thông qua việc sử dụng Google Form

Thang đo của bài này được xây dựng dựa trên các nghiên cứu có sẵn. Các giả thuyết đưa ra được đánh giá qua thang đo cho từng biến 1-3 (1. Không đồng ý; 2. Phân vân; 3. Đồng ý). Khảo sát các đối tượng thông qua bảng hỏi bằng link khảo sát trực tuyến để kiểm tra mức độ chính xác của các biến. Có tổng cộng 21 biến số và 5 biến độc lập bao gồm: (1) Sự hữu ích của dịch vụ, (2) Ảnh hưởng xã hội, (3) Nhận thức dễ sử dụng, (4) An toàn và bảo mật, (5) Kiến thức về dịch vụ.

3.4 Mẫu khảo sát

Căn cứ vào các yếu tố như mức độ kỳ vọng, phương pháp phân tích dữ liệu, phương pháp hồi quy tuyến và phân tích thành tố mà nghiên cứu sẽ sử dụng các tham số ước lượng để đưa ra kích thước chọn mẫu thích hợp. Nhằm đảm bảo được độ tin cậy của dữ liệu, kích thước của tổng thể cùng với mức độ sai số mà nghiên cứu có thể chấp nhận được.

Theo Tabachnick và Fidell (1996) đã giới thiệu công thức kinh nghiệm xác định cỡ mẫu cho phương pháp hồi quy tuyến tính đa biến như sau: n ≥ 50+8*m. Trong đó n là kích thước mẫu tối thiểu cần đạt được và m là số lượng biến độc lập của nghiên cứu. Như vậy, với 5 biến độc lập được đề cập ở phần giả thuyết nghiên cứu thì ta sẽ có được 90 cỡ mẫu cho khảo sát.

Đối với phân tích nhân tố khám phá EFA, kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát. Đây là cỡ mẫu phù hợp cho nghiên cứu có sử dụng phân tích nhân tố (Comrey, 1973; Roger, 2006). Với công thức như sau: n = 5*m. Trong đó m là số lượng câu hỏi trong bài khảo sát. Theo như bảng khảo sát thì nhóm tác giả đưa ra 25 câu hỏi theo thang đo 3 mức độ nên ta được 105 cỡ mẫu cho khảo sát nghiên cứu.

Căn cứ và kết quả của cả hai phương pháp nhân tố khám phá và hồi quy đa biến thì có sự chênh lệch về cỡ mẫu. Để đảm bảo kết quả đạt được mức độ chính sát cao nhất thì nghiên cứu sẽ tiến hành khảo sát 200 cỡ mẫu.

Tất cả dữ liệu sẽ được làm sạch và xử lý bằng SPSS Dùng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA để kiểm định lại các thang đo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu nước ngoài

1. Andre, G. V., Baptista, P. T., & Setiowati, R. (2019). The determinants factors of mobile payment adoption in DKI Jakarta. Journal of Research in Marketing, 10(3), 823-831.

2. Bùi, T. T. H., & Bùi, H. T. (2018). Gamification impact on the acceptance of mobile payment in Ho Chi Minh City, Vietnam. International Journal of Social Science and Economic Research, 3(9), 4822-4837.

3. Cao, T. K., Dang, P. L., & Nguyen, H. A. (2016). Predicting consumer intention to use mobile payment services: Empirical evidence from Vietnam. International Journal of Marketing Studies, 8(1), 117-124.

4. Daştan, İ., & Gürler, C. (2016). Factors affecting the adoption of mobile payment systems: An empirical analysis. EMAJ: Emerging Markets Journal, 6(1), 17-24. 5. Liu, G. S., & Tai, P. T. (2016). A study of factors affecting the intention to use

mobile payment services in Vietnam. Economics World, 4(6), 249-273.

6. Nguyen, P. Y., Lee, S. T., Kang, W. M., Kim, J. S., & Gim, G. Y. (2015). An Empirical Study on Factors Affecting Customer Intention to Use Mobile Payment System in Vietnam. Journal of Information Technology Services, 14(4), 171-184. 7. Phan, H., Tran, M., Hoang, V., & Dang, T. (2020). Determinants influencing

customers' decision to use mobile payment services: The case of Vietnam. Management Science Letters, 10(11), 2635-2646.

8. PHUONG, N. N. D., LUAN, L. T., DONG, V. V., & KHANH, N. L. N. (2020).

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ thanh toán bằng thiết bị di động của người tiêu dùng thành phố hồ chí minh (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)