Tiêu chí 5. Khối phòng hành chính quản trị bảo đảm yêu cầu.
a) Văn phòng trường có diện tích tối thiểu 30m2, có bàn ghế họp và tủ văn phòng, có các biểu bảng cần thiết; phòng Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng có diện tích tối thiểu 15m2, có đầy đủ các phương tiện làm việc và bàn ghế tiếp khách; phòng hành chính quản trị có diện tích tối thiểu 15m2, có máy vi tính và các phương tiện làm việc;
b) Phòng y tế có diện tích tối thiểu 12m2, có các trang thiết bị y tế và đồ dùng theo dõi sức khoẻ trẻ, có bảng thông báo các biện pháp tích cực can thiệp chữa bệnh và chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng, trẻ béo phì, có bảng theo dõi tiêm phòng và khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ, có tranh ảnh tuyên truyền chăm sóc sức khoẻ, phòng bệnh cho trẻ;
c) Phòng bảo vệ, thường trực có diện tích tối thiểu 6m2, có bàn ghế, đồng hồ, bảng, sổ theo dõi khách; phòng dành cho nhân viên có diện tích tối thiểu 16m2, có tủ để đồ dùng cá nhân; khu để xe cho cán bộ, giáo viên, nhân viên có đủ diện tích và có mái che.
1. Mô tả hiện trạng
Nhà trường có 01 phòng Hiệu trưởng và 01 phòng Phó Hiệu trưởng, diện tích của mỗi phòng 16m2. Cả 02 phòng đều có bàn ghế, tủ đựng hồ sơ, bảng biểu, máy vi tính phục vụ cho công tác quản lý theo quy định [H3.3.05.01]. Trường chưa có văn phòng trường cũng như phòng hành chính quản trị theo Điều lệ trường mầm non.
Trường có phòng Y tế 12m2, có đầy đủ các trang thiết bị y tế, tủ thuốc và đồ dùng theo dõi sức khỏe trẻ, có thông báo các biện pháp tích cực can thiệp
chữa bệnh và chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng, trẻ béo phì, có bảng theo dõi sức khỏe của trẻ, bảng kế hoạch khám sức khỏe định kỳ, có nhiều pa-nô áp-phích tuyên truyền chăm sóc sức khoẻ, phòng bệnh cho trẻ [H3.3.05.02].
Nhà trường có 01 nhà để xe được bố trí ở vị trí thuận tiện, hợp lý, đủ diện tích, đáp ứng nhu cầu để xe của CBGVNV. Trường chưa có phòng bảo vệ, phòng dành cho nhân viên [H3.3.05.03].
2. Điểm mạnh
- Phòng Y tế có đầy đủ các trang thiết bị y tế, tủ thuốc và đồ dùng theo dõi sức khoẻ trẻ, có thông báo các biện pháp tích cực can thiệp chữa bệnh và chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng, trẻ béo phì; có bảng theo dõi sức khỏe của trẻ, bảng kế hoạch khám sức khỏe định kỳ, có nhiều pa-nô-áp-pích tuyên truyền chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh cho trẻ.
- Nhà để xe của trường được bố trí ở vị trí thuận tiện, hợp lý, đủ diện tích đáp ứng nhu cầu để xe của CBGVNV.
3. Điểm yếu
Nhà trường chưa có văn phòng, phòng hành chính quản trị, phòng bảo vệ, phòng dành cho nhân viên.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Từ năm học 2016 - 2017 trở đi, nhà trường tiếp tục bảo quản và sử dụng có hiệu quả các phòng hiện có, thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc sức khỏe cho trẻ tại trường, đồng thời lập tờ trình tham mưu với chính quyền địa phương và lãnh đạo các cấp để được đầu tư kinh phí xây dựng các phòng; Văn phòng, phòng hành chính quản trị, phòng bảo vệ, phòng dành cho nhân viên.
5. Tự đánh giá: Không đạt
Tiêu chí 6. Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo Tiêu chuẩn kỹ thuật Đồ dùng - Đồ chơi - Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non.
a) Có đủ thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo quy định và sử dụng có hiệu quả trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ;
b) Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi ngoài danh mục quy định phải bảo đảm tính giáo dục, an toàn, phù hợp với trẻ;
c) Hằng năm sửa chữa, thay thế, bổ sung, nâng cấp thiết bị, đồ dùng, đồ chơi.
1. Mô tả hiện trạng
Hiện nay, Trường có 02 lớp mẫu giáo (lớp 3 - 4 tuổi và 5 - 6 tuổi) có đầy đủ các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đạt 100%, giáo viên khai thác và cho sử dụng trong các hoạt động đạt hiệu quả [H3.3.06.01]. Trường còn thiếu bộ thiết bị cho trẻ Nhà trẻ và trẻ 4 - 5 tuổi chưa đầy đủ, chỉ đạt 50% yêu cầu của Danh mục đồ dùng đồ chơi theo Thông tư 02/2010/TT - BGDĐT ngày 11 tháng 02 năm 2010 và Thông tư 34/2013/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung, ngày 17 tháng 9 năm 2013 của Bộ GD&ĐT.
Hằng năm, nhà trường xây dựng kế hoạch và tổ chức cho các lớp tự làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ bằng các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương, dễ kiếm, dễ làm đảm bảo tính giáo dục, an toàn, phù hợp với từng độ tuổi; năm học 2012 - 2013 nhà trường đạt 01 giải nhất Hội thi Thiết bị dạy học tự làm [H3.3.06.02].
Nhà trường tiến hành kiểm kê tài sản 2 lần/năm, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch bảo quản, sửa chữa, thay thế, bổ sung, nâng cấp các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi như: quạt trần, bóng điện, nhà vệ sinh, sạp ngủ, bàn ghế ...nhằm đảm bảo kịp thời cho các hoạt động [H3.3.06.03].
2. Điểm mạnh
Nhà trường đã tổ chức có hiệu quả việc làm và sử dụng đồ dùng đồ chơi tự làm ngoài danh mục với nhiều loại khác nhau bằng các nguyên vật liệu hiện có ở địa phương; bền, an toàn có tính thẩm mỹ, tính giáo dục cao, phù hợp với từng lứa tuổi. Năm học 2012 - 2013 nhà trường đạt giải cao trong Hội thi Thiết bị dạy học tự làm.
Thiết bị cho nhà trẻ và trẻ 4-5 tuổi chưa đầy đủ, chỉ đạt 50% yêu cầu của danh mục đồ dùng đồ chơi theo Thông tư 02/20/2010 TT-BGDĐT ngày 11 tháng 02 của Bộ GD&ĐT.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Từ năm học 2016 - 2017 trở đi, BGH tiếp tục chỉ đạo giáo viên các nhóm, lớp tăng cường làm đồ dùng đồ chơi bằng nguyên vật liệu địa phương, đồng thời sử dụng có hiệu quả. BGH tích cực tham mưu với Phòng GD&ĐT huyện A Lưới bổ sung bộ thiết bị tối thiểu cho 02 nhóm, lớp đảm bảo Danh mục đồ dùng đồ chơi theo Thông tư 02/2010/TT - BGDĐT ngày 11 tháng 02 năm 2010 của Bộ GD&ĐT.