Tự đánh giá: Không đạt Kết luận về Tiêu chuẩn

Một phần của tài liệu BC KDCL SAU KHI DOAN DANH GIA TT_1 (Trang 41 - 58)

Kết luận về Tiêu chuẩn 3

Trường có diện tích, khuôn viên rộng rãi, thoáng mát; có nguồn nước sạch đảm bảo hợp vệ sinh đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của trẻ, có hệ thống cống rãnh thoát nước bảo đảm. Sân chơi rộng được quy hoạch đẹp, phù hợp với trẻ, có cây xanh bóng mát, vườn rau đảm bảo an toàn khi trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời. Phòng học thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, sạch sẽ, không trơn trượt, đảm bảo cho trẻ vui chơi, học tập. Bếp ăn được xây dựng theo quy trình vận hành bếp một chiều, sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh; công trình vệ sinh cho trẻ và CBGVNV đảm bảo yêu cầu, thuận tiện cho việc sử dụng. Phòng Y tế có đầy đủ các trang thiết bị y tế, tủ thuốc và đồ dùng theo dõi sức khoẻ trẻ. Nhà để xe được bố trí ở vị trí thuận tiện, hợp lý, đủ diện tích, có mái che đáp ứng nhu cầu để xe của CBGVNV. Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi được giáo viên sử dụng có hiệu quả trong việc chăm sóc giáo dục trẻ; đồ dùng dạy học, đồ chơi tự làm bằng các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương đảm bảo tính giáo dục, an toàn, phù hợp với trẻ. Bên cạnh đó nhà trường vẫn còn một số tồn tại cụ thể sau:

- Còn 20m hàng rào giáp nhà thôn Phú Xuân chưa được xây dựng kiên cố. - Số cây cảnh, hoa, rau chưa phong phú và đa dạng.

- Trường chưa có các phòng chức năng như: phòng bảo vệ, phòng dành cho nhân viên, văn phòng trường, phòng hành chính quản trị.

- Còn 02 nhóm, lớp dưới 5 tuổi chưa đủ bộ đồ dùng, thiết bị tối thiểu theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Tiêu chuẩn 3 bao gồm 06 tiêu chí; - Số tiêu chí đạt: 02 (Đạt tỷ lệ 33%)

- Số tiêu chí không đạt: 04 (Đạt tỷ lệ 67%)

Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

Trong những năm qua, nhà trường luôn chú trọng và phối hợp tốt với Ban đại diện cha mẹ học sinh trong công tác quản lý cũng như chăm sóc, giáo dục trẻ. Bên cạnh đó nhà trường luôn tạo mối quan hệ tốt với các tổ chức đoàn thể, xã hội ngoài nhà trường nhằm tranh thủ sự ủng hộ về vật chất cũng như tinh thần, đầu tư xây dựng CSVC, bồn hoa, cây cảnh, trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học. Công tác phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội đã góp phần không nhỏ trong việc động viên tinh thần cho CBGVNV toàn đơn vị, góp phần thúc đẩy việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

Tiêu chí 1. Nhà trường chủ động phối hợp với cha mẹ trẻ để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

a) Có Ban đại diện cha mẹ trẻ em theo quy định tại Điều lệ trường mầm non;

b) Có các biện pháp và hình thức phù hợp để tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ trẻ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ khi ở nhà;

c) Giáo viên phụ trách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và gia đình thường xuyên trao đổi thông tin về trẻ.

1. Mô tả hiện trạng

Nhà trường chỉ đạo các giáo viên phụ trách các nhóm, lớp tiến hành tổ chức họp phụ huynh ngay từ đầu năm học nhằm bầu ra Ban đại diện cha mẹ học sinh của các lớp. Sau đó, nhà trường tiến hành tổ chức hội nghị BĐDCMHS mở rộng để bầu

BĐDCMHS toàn trường gồm 06 thành viên. Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động theo Điều lệ trường mầm non và Điều lệ BĐDCMHS, được ban hành theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT, ngày 22 tháng 11 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo [H4.4.01.01].

Nhà trường tổ chức hội nghị phụ huynh học sinh định kỳ, các cuộc họp của BĐDCMHS trường, lớp nhằm phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc cha mẹ; bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên về kiến thức, kỹ năng, làm bản tin, góc tuyên truyền về cách chăm sóc và giáo dục trẻ khi ở nhà. Tuyên truyền, hướng dẫn chăm sóc, giáo dục trẻ cho phụ huynh bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, đạt hiệu quả cao [H4.4.01.02].

Giáo viên phụ trách các nhóm, lớp thường xuyên trao đổi với phụ huynh những thông tin cần thiết về tình hình ăn, ngủ, những hoạt động khác của trẻ khi ở trường, trao đổi thông tin bằng các hình thức như: điện thoại, trong giờ đưa, đón trẻ, họp phụ huynh…để kịp thời nắm bắt tình hình sinh hoạt của các cháu nhằm có hướng chăm sóc giáo dục tốt hơn. Hằng tháng, quý giáo viên phụ trách nhóm, lớp thông báo tình hình phát triển thể lực của trẻ đến toàn thể bố mẹ các cháu qua bảng theo dõi sức khỏe của trẻ tại các lớp [H4.4.01.04].

2. Điểm mạnh

Nhà trường có các biện pháp để chỉ đạo giáo viên phối hợp với BĐDCMHS của trường, lớp để hoạt động tích cực, góp phần quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; các hình thức tuyên truyền, hướng dẫn cách chăm sóc, giáo dục trẻ cho phụ huynh, học sinh đa dạng, phong phú, phù hợp, đạt hiệu quả cao.

3. Điểm yếu: Không có

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Từ năm học 2016 - 2017, nhà trường tiếp tục duy trì và chỉ đạo giáo viên có các biện pháp phối hợp chặt chẽ với Ban đại diện cha mẹ học sinh để hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ ngày càng đạt hiệu quả cao hơn.

Tiêu chí 2. Nhà trường chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân của địa phương.

a) Chủ động tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương ban hành chính sách phù hợp để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ;

b) Phối hợp có hiệu quả với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân để huy động các nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường;

c) Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn cho trẻ.

1. Mô tả hiện trạng

Hằng năm, nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về việc ban hành các chủ trương, đường lối, chính sách, giải pháp, các khoản thu, chi phù hợp để thực hiện các chính sách đối với giáo viên và học sinh nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ [H4.4.02.01].

Nhà trường đã phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, các đơn vị, cá nhân đóng trên địa bàn xã nhằm huy động tốt các nguồn lực để cải tạo khuôn viên, trồng cây xanh, xây dựng bồn hoa cây cảnh cũng như xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường, số ngày công cụ thể là: 18 người/18 công, số tiền huy động được từ phụ huynh là: 2.600.000đ [H4.4.02.02]. Nguồn đóng góp vẫn còn nhỏ lẻ, do kinh tế địa phương còn thấp.

Hằng năm, trường đã phối kết hợp với Đoàn thanh niên của xã Phú Vinh cải tạo mặt bằng sân chơi, làm vườn rau, trồng cây xanh, vườn hoa cây cảnh, tạo môi trường xanh - sạch - đẹp - an toàn và thân thiện cho trẻ vui chơi hoạt động [H4.4.02.03].

2. Điểm mạnh

Trường đã có kế hoạch phối hợp tốt với các tổ chức, đoàn thể, huy động từ các nguồn lực để sửa chữa, xây dựng CSVC, làm vườn rau, trồng cây xanh, vườn hoa cây cảnh, tạo môi trường xanh - sạch - đẹp - an toàn và thân thiện cho trẻ vui chơi hoạt động.

Nguồn đóng góp vẫn còn nhỏ lẻ, do kinh tế địa phương còn thấp. .4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Từ năm học 2016 - 2017, nhà trường tiếp tục phối hợp tốt với tất cả các tổ chức, đoàn thể để duy trì các nguồn lực xây dựng nhà trường đảm bảo về mọi mặt, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Đồng thời, tăng cường hơn nữa trong công tác tham mưu với các cấp, huy động sự đóng góp của chính quyền địa phương và phụ huynh đáp ứng cho việc chăm sóc giáo dục trẻ được tốt.

5. Tự đánh giá: Đạt

* Kết luận về tiêu chuẩn 4

Hàng năm, nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về việc ban hành các chủ trương, đường lối, chính sách, giải pháp, các khoản thu, chi phù hợp để thực hiện các chính sách đối với giáo viên và học sinh nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Nhà trường cũng đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, các đơn vị, cá nhân đóng trên địa bàn nhằm huy động tối đa các nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường. Đồng thời, vận động tuyên truyền BĐDCMHS của trường, lớp tích cực tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quy định tại Điều lệ trường mầm non.

Tiêu chuẩn 4 bao gồm 02 tiêu chí; - Số tiêu chí đạt: 02, đạt tỷ lệ 100%. - Số tiêu chí không đạt: 0

Tiêu chuẩn 5: Kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ

Trong những năm qua, nhà trường đã có nhiều giải pháp khả thi để chỉ đạo tốt việc nâng cao chất lượng nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục trẻ. Trong từng học kỳ, nhà trường tiến hành tổ chức đánh giá kiểm định kết quả nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục trẻ đúng thực chất, từ đó đưa ra giải pháp để phát huy điểm mạnh, khắc phục hạn chế tồn tại. Nên tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng về cân nặng và chiều cao đều còn lại dưới 10%; trẻ thích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh, có sự nhạy cảm, có khả năng quan sát, ghi nhớ, so sánh, phán đoán,

có một số hiểu biết ban đầu về bản thân, về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh và một số khái niệm phù hợp với độ tuổi; chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ vào lớp 1 phổ thông có chất lượng.

Tiêu chí 1. Trẻ có sự phát triển về thể chất phù hợp với độ tuổi.

a) Chiều cao, cân nặng phát triển bình thường;

b) Thực hiện được các vận động cơ bản, có khả năng phối hợp các giác quan và vận động;

c) Có khả năng làm được một số việc tự phục vụ trong ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân, có kỹ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khỏe.

1. Mô tả hiện trạng

Nhà trường tổ chức cân, đo, khám sức khỏe cho trẻ 02 lần/năm, 100% trẻ được khám sức khỏe định kỳ; tổng số trẻ toàn trường 120/4 nhóm, lớp. Kết quả như sau: Trẻ có thể lực bình thường 102/120 trẻ, đạt tỷ lệ 85%; giun và sâu răng 18/120 trẻ, chiếm tỷ lệ 15%; trẻ cân nặng bình thường 109/120 trẻ, đạt tỷ lệ 90,8%; trẻ suy dinh dưỡng vừa 11/120 trẻ, chiếm tỷ lệ 9,2%; trẻ có chiều cao bình thường 112/120 trẻ, đạt tỷ lệ 93,3%, trẻ thấp còi độ I 8/120 trẻ, chiếm tỷ lệ 6,7% [H5.5.01.01]. Tuy nhiên còn 18 trẻ bị nhiễm giun và sâu răng chiếm tỷ lệ 15%.

Nhà trường đã chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt việc theo dõi đánh giá kết quả hoạt động của trẻ. Kết quả quan sát hoạt động trên lớp cho thấy trẻ 3 - 4 tuổi thực hiện được các vận động như: Tung và bắt bóng với người đối diện khoảng cách 2,5 cm; trẻ 4 - 5 tuổi biết phối hợp các giác quan dùng kéo cắt được theo đường thẳng; trẻ 5 - 6 tuổi biết phối hợp các giác quan dùng kéo cắt được theo đường viền của tranh hoặc hình vẽ; và sao chép được các chữ cái, chữ số; theo chỉ số đánh giá sự phát triển của trẻ [H5.5.01.02].

Nhà trường đã chỉ đạo tốt việc giáo dục lồng ghép kỹ năng sống vào trong các hoạt động hằng ngày của trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Trẻ mẫu giáo có khả năng làm được một số việc tự phục vụ cho bản thân trong ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân; có kỹ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khỏe phù hợp với độ tuổi và khả năng của trẻ. Trẻ 3 - 4 tuổi thực hiện được một số việc đơn giản với sự giúp đỡ của người

lớn như rửa tay, lau mặt, súc miệng,…Trẻ 4 - 5 tuổi biết tự cầm bát, thìa xúc ăn gọn gàng, không rơi vãi thức ăn... Trẻ 5 - 6 tuổi biết tự rửa tay bằng xà phòng, lau mặt, đánh răng... [H5.5.01.03].

2. Điểm mạnh

Nhà trường thực hiện tốt các biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ; chỉ đạo tốt việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống vào trong các hoạt động hằng ngày của trẻ ở mọi lúc mọi nơi.

3. Điểm yếu

Còn 18 trẻ bị nhiễm giun và sâu răng chiếm tỷ lệ 15%.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Từ năm học 2016-2017, Ban giám hiệu nhà trường tiếp tục xây dựng các biện pháp phối kết hợp với phụ huynh, với Trạm Y tế, các cơ quan ban ngành trong địa phương để chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ đạt kết quả cao. Đồng thời, chỉ đạo giáo viên, nhân viên Y tế theo dõi và truyên truyền với phụ huynh điều trị theo sự chỉ định của bác sĩ và giữ vệ sinh cá nhân cho 18 trẻ bị nhiễm giun và sâu răng.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 2. Trẻ có sự phát triển về nhận thức phù hợp với độ tuổi.

a) Thích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh;

b) Có sự nhạy cảm, có khả năng quan sát, ghi nhớ, so sánh, phán đoán, phát hiện và giải quyết vấn đề;

c) Có một số hiểu biết ban đầu về bản thân, về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh và một số khái niệm.

1. Mô tả hiện trạng

Trẻ thích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh như: xem xét và tìm hiểu đặc điểm của các sự vật hiện tượng, đặt các câu hỏi: Cái gì? Vì sao? Thế nào?... Phối hợp các giác quan để quan sát, xem xét thảo luận về sự vật hiện tượng, làm thí nghiệm và sử dụng công cụ đơn giản để quan sát, so sánh, dự đoán. Trẻ thích

thu thập thông tin về đối tượng bằng các cách khác nhau như: xem sách, tranh ảnh, băng hình, trò chuyện và thảo luận, phân loại các đối tượng theo những dấu hiệu khác nhau [H5.5.02.01].

Trẻ cảm nhận tốt mọi sự vật xung quanh, có khả năng quan sát, nhận xét, ghi nhớ và diễn đạt hiểu biết phù hợp với độ tuổi. Trẻ 5 - 6 tuổi biết giải quyết các vấn đề cơ bản; trẻ 4 - 5 tuổi biết nêu lên một số quan hệ đơn giản của sự vật hiện tượng; trẻ 3 - 4 tuổi biết nói tên, tuổi, biết làm theo yêu cầu của cô giáo và nhận biết được một vài mối quan hệ sự vật, hiện tượng xung quanh [H5.5.02.02]. Còn 08 trẻ ở lớp 3 - 4 tuổi, tiếng Việt còn hạn chế nên kỹ năng diễn đạt bằng lời nói chưa tốt, do nhà trường chưa tăng cường dự giờ thăm lớp thường xuyên, để có hướng chỉ đạo khắc phục cho giáo viên ở lớp đó.

Trẻ được tham gia khám phá các chủ đề trong Chương trình Giáo dục mầm non, từ đó trẻ đã có những hiểu biết về bản thân, sự vật hiện tượng xung quanh; trẻ đã nắm được một số khái niệm phù hợp với từng độ tuổi; thực hiện được các bài tập của trẻ theo đúng kết quả mong đợi của Chương trình Giáo dục mầm non. Kết quả cho thấy: trẻ nhà trẻ nói được tên của một số bộ phận cơ thể, đồ vật, hoa quả, con vật quen thuộc; trẻ 3 - 4 nhận biết được một số đặc điểm nổi bật của con vật, cây, hoa, quả quen thuộc; trẻ 4 - 5 tuổi nhận biết được một số đặc điểm nổi bật và ích lợi của con vật, cây, hoa, quả gần gũi; trẻ 5 - 6 tuổi nhận biết được một số đặc điểm và ích lợi của con vật, cây, hoa, quả quen thuộc và tất cả các độ tuổi trên đều đọc được các bài thơ, nói lại được một số đoạn văn trong câu chuyện cũng như hát

Một phần của tài liệu BC KDCL SAU KHI DOAN DANH GIA TT_1 (Trang 41 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w