Tự đánh giá tiêu chí: Đạt mức 3.

Một phần của tài liệu TRƯỜNG MẦM NON THANH LÂN BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ (Trang 60 - 64)

Tiêu chí 3.6: Khu vệ sinh, hệ thống cấp thoát nước Mức 1

a) Phòng vệ sinh cho trẻ, khu vệ sinh cho cán bộ, giáo viên, nhân viên đảm bảo không ô nhiễm môi trường; phòng vệ sinh đảm bảo sử dụng thuận lợi cho trẻ khuyết tật;

b) Có hệ thống thoát nước đảm bảo vệ sinh môi trường; hệ thống nước sạch đảm bảo nước uống và nước sinh hoạt cho giáo viên, nhân viên và trẻ;

c) Thu gom rác và xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường.

Mức 2

a) Phòng vệ sinh cho trẻ, khu vệ sinh cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thuận tiện được xây dựng phù hợp với cảnh quan và theo quy định;

b) Hệ thống cung cấp nước sạch, hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý chât thải đáp ứng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế.

1. Mô tả hiện trạngMức 1 Mức 1

Nhà trường có các phòng vệ sinh được xây dựng liền kề lớp học, một số phòng vệ sinh khép kín trong phòng nhóm lớp, hợp lý và tiện cho việc sinh hoạt đối với trẻ; có khu vệ sinh cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đảm bảo không ô nhiễm môi trường thể hiện trong biên bản kiểm tra [H2-1.2-06]; hồ sơ quản lý tài sản [1.4-08] và hồ sơ thiết kế xây dựng [H14-3.1-03].

Các điểm trường đều có hệ thống cống rãnh thoát nước đảm bảo vệ sinh môi trường; có hệ thống téc nước inox, máy lọc nước đảm bảo nước uống và nước sinh hoạt cho giáo viên, nhân viên và trẻ thể hiện trong ý kiến đánh giá của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường về hệ thống thoát nước và việc đáp ứng nhu cầu nước uống, nước sinh hoạt [H1-1.1-06]; sơ đồ hệ thống thoát nước của nhà trường [H14-3.1-02]; hợp đồng cung cấp nước sạch [H19-3.6-01] và hoá đơn thu tiền nước hằng tháng của nhà trường [H19-3.6-02].

Nhà trường có hệ thống thu gom rác và xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường như: Có thùng đựng và phân loại rác thải; có đầy đủ các phương tiện, dụng cụ có nắp đậy để phân loại, chứa đựng rác tạm thời trong nhà trường; Rác thải được thu gom hằng ngày và được vận chuyển tới nơi xử lý tập trung.

Không gây ô nhiễm môi trường thể hiện qua hợp đồng thu gom, xử lý chất thải, rác thải sinh hoạt [H19-3.6-03].

Mức 2

Nhà trường có phòng vệ sinh cho trẻ: Đảm bảo 0,4 - 0,6 m2 cho một trẻ em; đối với trẻ em mẫu giáo có chỗ riêng cho trẻ em trai, trẻ em gái. Phòng vệ sinh được xây dựng liền kề với phòng sinh hoạt chung, thuận tiện cho sử dụng và dễ quan sát; có khu vệ sinh cho cán bộ, giáo viên, nhân viên thể hiện trong hồ sơ quản lý tài sản [1.4-08]; hồ sơ thiết kế xây dựng [H14-3.1-03] và sơ đồ tổng thể từng khu [H14-3.1-02].

Hệ thống cung cấp nước sạch, thu gom và xử lý chất thải đáp ứng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế: Bảo đảm đủ số lượng, chất lượng nước uống và nước sinh hoạt cho trẻ em, cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường; Có hệ thống thu gom và xử lý chất thải theo quy định: Có thùng đựng và phân loại rác thải. Có hệ thống thu gom và xử lý rác thải của phòng y tế; bố trí đủ các phương tiện, dụng cụ có nắp đậy để phân loại, chứa đựng rác tạm thời trong trường đảm bảo vệ sinh môi trường thể hiện trong hợp đồng thu gom và vận chuyển rác [H19-3.6-03]; hợp đồng cung cấp nước sạch [H19-3.6-01] và hóa đơn thu tiền nước hàng tháng [H19-3.6-02].

2. Điểm mạnh

Nhà trường có các phòng vệ sinh được xây dựng liền kề lớp học, một số phòng vệ sinh khép kín trong phòng nhóm lớp, hợp lý và tiện cho trẻ việc sinh hoạt sử dụng.

Các điểm trường đều đặt hệ thống cống rãnh thoát nước đảm bảo vệ sinh môi trường; Có hệ thống téc nước inox, máy lọc nước đảm bảo nước uống và nước sinh hoạt cho giáo viên, nhân viên và trẻ.

Nhà trường có hệ thống thu gom rác và xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường như: Có thùng đựng và phân loại rác thải; có đầy đủ các phương tiện, dụng cụ có nắp đậy để phân loại, chứa đựng rác tạm thời trong nhà trường; Rác thải được thu gom hằng ngày và được vận chuyển tới nơi xử lý tập trung. Không gây ô nhiễm môi trường.

3. Điểm yếu:

Một số nhà vệ sinh của trẻ ở thôn 2, thôn 3 đang xuống cấp, thiết bị vệ sinh đã cũ.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Xây dựng kế hoạch sửa chữa nhà vệ sinh thôn 2, thôn 3. Tham mưu với Phòng Giáo dục và Đào tạo và phụ huynh học sinh để có thêm nguồn kinh phí.

Kiểm tra bảo dưỡng thường xuyên thiết bị nhà vệ sinh, hệ thống cấp nước.

5. Tự đánh giá: Đạt mức 2.

Kết luận tiêu chuẩn 3

Trường có khuôn viên trường khang trang, sạch đẹp, diện tích sân chơi, bãi tập của trường đảm bảo điều kiện để tổ chức các hoạt động cho trẻ. Nhà trường có cổng biển tên trường, tường rào bao quanh. Phòng học và các phòng

chức năng đảm bảo đúng tiêu chuẩn theo quy định của Điều lệ trường mầm non, phục vụ tốt cho việc tổ chức học 2 buổi/ ngày và các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.

Nhà trường có bếp ăn đảm bảo theo quy định Điều lệ trường mầm non, bếp ăn được xây dựng kiên cố đảm bảo theo quy định bếp ăn một chiều, các khu vực được thiết kế phù hợp thuận tiện cho công việc vệ sinh, có kho chứa thực phẩm và tủ lạnh lưu mẫu thực phẩm, trong bếp được trang bị đầy đủ các đồ dùng đảm bảo theo quy định, có nguồn nước sạch đảm bảo, công tác vệ sinh và xử lý rác được thực hiện theo đúng quy định, có biện pháp phòng chống cháy nổ.

Nhà trường có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học. Hằng năm các thiết bị, đồ dùng được bổ sung bằng việc giáo viên tự làm đồ dùng dạy học và xã hội hóa giáo dục. 100% giáo viên thực hiện tốt việc khai thác sử dụng thiết bị giáo dục trong các giờ lên lớp. Nhà trường đã có biện pháp bảo quản và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục.

Nhà trường có đủ nhà vệ sinh cho cô và cho trẻ được thiết kế phù hợp với cảnh quan nhà trường, đảm bảo theo Điều lệ trường mầm non, có đầy đủ đồ dùng và các trang thiết bị cần thiết. Nhà trường có máy lọc nước cung cấp đủ nước uống và nước sinh hoạt cho trẻ; có hệ thống cống, rãnh thoát nước mưa, nước thải sinh hoạt, đảm bảo kín, không rò rỉ, không để nước ứ đọng xung quanh trường lớp gây ô nhiễm môi trường; có xử lý rác thải đảm đúng quy định.

Số tiêu chí đạt mức 1: 6/6 tỷ lệ 100%. Số tiêu chí đạt mức 2: 6/6 tỷ lệ 100%. Số tiêu chí đạt mức 3: 4/5 tỷ lệ 80%.

Tiêu chuẩn 4:Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội Mở đầu tiêu chuẩn

Công tác xã hội hóa giáo dục là một thế mạnh của nhà trường trong nhiều năm qua. Nhờ có sự chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cô Tô, Đảng ủy, chính quyền địa phương, việc kết hợp giữa nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh đã và đang phát huy được hiệu quả trong các hoạt động của nhà trường, đặc biệt là công tác chăm sóc, giáo dục trẻ, hỗ trợ cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học. Đầu năm học các lớp tổ chức họp cha mẹ học sinh từng lớp để bầu ra Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp. Ban đại diện cha mẹ học sinh đã được thành lập và xây dựng kế hoạch hoạt động ngay từ đầu năm học. Mối quan hệ giữa nhà trường với chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn và nhân dân ngày càng chặt chẽ. Đó chính là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao thành tích chung của nhà trường trong những năm học vừa qua. Nhà trường chủ động tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về thực hiện chế độ chính sách đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ em thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo.

Tiêu chí 4.1: Ban đại diện cha mẹ trẻ Mức 1

a) Được thành lập và hoạt động theo quy định tại Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh;

b) Có kế hoạch hoạt động theo năm;

c) Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động đúng tiến độ.

Mức 2

Phối hợp hiệu quả với nhà trường trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động giáo dục; hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đối với cha mẹ trẻ.

Mức 3

Phối hợp có hiệu quả với nhà trường, xã hội trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.

1. Mô tả hiện trạngMức 1 Mức 1

Ban Đại diện cha mẹ học sinh (CMHS) của các lớp được bầu trong các cuộc họp phụ huynh đầu năm học theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo [H20-4.1- 01]. Ban đại diện CMHS của trường gồm 10 thành viên. Trong Ban đại diện CMHS của trường cử ra 01 trưởng ban, 01 phó trưởng ban và 08 ủy viên. Ban đại diện CMHS có tổ chức, nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm theo Điều lệ Ban đại diện CMHS, hoạt động thường xuyên có hiệu quả [H20-4.1-02].

Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để Ban đại diện CMHS hoạt động theo đúng quyền, nhiệm vụ đã được quy định tại Điều lệ Ban đại diện CMHS. Ban đại diện CMHS có kế hoạch hoạt động và báo cáo tổng kết hoạt động vào cuối mỗi năm học. Ban đại diện CMHS phối hợp cùng nhà trường xây dựng phong trào của từng lớp, của nhà trường góp phần giữ vững các tiêu chí của đơn vị trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ I, trường Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn, kiểm định chất lượng cấp độ 3 [H20-4.1-03].

Nhà trường tổ chức các cuộc họp định kỳ, đột xuất với CMHS, tạo điều kiện cho Ban đại diện CMHS hoạt động. Trong năm học, nhà trường tổ chức họp CMHS của trường, lớp thường kỳ 3 lần: Đầu năm học, giữa năm học, cuối năm học để triển khai kế hoạch hoạt động của nhà trường [H20-4.1-04]; có báo cáo đánh giá kết quả hoạt động trong năm học [H20-4.1-05]. Nhà trường thường xuyên phối hợp với CMHS, tiếp thu ý kiến về công tác quản lý của nhà trường, các biện pháp chăm sóc - giáo dục trẻ; nhà trường cùng Ban đại diện CMHS giải quyết các kiến nghị của CMHS; góp ý kiến để nâng cao hiệu quả của Ban đại diện CMHS [H1-1.1- 02].

Mức 2

Ban đại diện CMHS thường xuyên phối hợp với nhà trường tổ chức thực hiện tốt chương trình, kế hoạch chăm sóc, giảng dạy của nhà trường và thực hiện có hiệu quả các hoạt động trong từng thời gian do Ban đại diện cha, mẹ học sinh trường đề ra thể hiện qua kế hoạch hoạt động của Ban đại diện cha mẹ trẻ em

Ban đại diện CMHS cùng với nhà trường hướng dẫn, tuyên truyền chủ trương, chính sách về giáo dục mầm non, về quy tắc văn hóa ứng xử trong giao tiếp đối với cha, mẹ học sinh, cán bộ, giáo viên của trường nhằm nâng cao trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ, giáo dục học sinh; phối hợp với nhà trường trong việc xây dựng phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ một cách toàn diện; giúp đỡ trẻ em nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Thay mặt cha, mẹ học sinh toàn trường cùng nhà trường thăm hỏi, động viên đối với các cháu bị bệnh hiểm nghèo, tại nạn rủi ro; Tiếp nhận, tổng hợp các ý kiến, thông tin của phụ huynh học sinh để kịp thời phản ánh, trao đổi với ban giám hiệu nhà trường có biện pháp giải quyết kịp thời [H20-4.1-06].

Mức 3

Ban đại diện cha mẹ học sinh thường xuyên phối hợp có hiệu quả với nhà trường, xã hội trong việc thực hiện các nhiệm vụ năm học: Đảm bảo tỷ lệ huy động trẻ đến trường, đạt chuẩn phổ cập trẻ em 5 tuổi, tham gia tổ chức các hoạt động chuyên đề, các hoạt động tạo môi trường cho trẻ hoạt động, khen thưởng cho các cháu học sinh chuyên cần, chăm ngoan trong nhà trường thể hiện trong biên bản họp cha mẹ trẻ em [H20-4.1-04];Danh sách các tổ chức, cá nhân hỗ trợ nhà trường về tài chính, cơ sở vật chất [H20- 4.1-07] và báo cáo tổng kết [H1- 1.1-02].

2. Điểm mạnh

Ban đại diện CMHS thường xuyên quan tâm đến các hoạt động, phong trào của lớp, của trường, từ đó đã đẩy mạnh hoạt động của nhà trường, đặc biệt là công tác xã hội hóa giáo dục để bổ sung, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

Thông tin hai chiều giữa cha mẹ học sinh với giáo viên phụ trách lớp thường xuyên được duy trì tốt. Nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình sinh hoạt định kỳ với Ban đại diện CMHS để thông tin, bàn bạc và thống nhất cách thức tổ chức và hoạt động, góp phần thúc đẩy phong trào giáo dục của nhà trường ngày một phát triển.

3. Điểm yếu:

Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ trẻ còn hạn chế.

Trong các buổi họp CMHS, một số CMHS còn vắng mặt do làm nghề ngư trên biển dài ngày chính vì thế chưa nắm bắt được các nội dung, kế hoạch hoạt động của lớp, của trường nên việc kết hợp giáo dục giữa CMHS với giáo viên chủ nhiệm còn hạn chế.

Một phần của tài liệu TRƯỜNG MẦM NON THANH LÂN BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w