6. Cấu trúc luận văn
2.1.1 Nhật Bản với các phong trào giành độc lập của người Việt
Từ sau cuộc Minh Trị Duy Tân (1898), Nhật Bản vươn mình trở thành một nước đế quốc lớn mạnh. Trước bối cảnh mà phần lớn các nước Châu Á trở thành nước thuộc địa hay lệ thuộc của các nước tư bản phương Tây, Nhật Bản vẫn giữ được nền độc lập dân tộc. Do vậy, trong mắt nhiều nhà yêu nước Việt Nam, Nhật Bản xứng đáng là “người anh cả da vàng” mà Việt Nam có thể trông chờ một sự giúp đỡ trong công cuộc đánh đuổi thực dân da trắng. Những năm đầu thế kỷ XX, với chủ trương ban đầu là cầu viện Nhật Bản, Phan Bội Châu và các cộng sự của ông tổ chức Phong trào Đông Du, với hy vọng nhờ vào sự giúp đỡ của Nhật Bản để giành lại nền độc lập. Các lãnh đạo Nhật ban đầu đã bày tỏ sự động viên tinh thần cũng như có nhiều động thái giúp đỡ cho những chí sĩ và thanh niên Việt Nam yêu nước trong quá trình sinh sống và học tập ở Nhật Bản. Tuy nhiên, chỉ trong một thời gian ngắn sau đó, Nhật đã ký Hiệp ước Pháp - Nhật (1907) với Pháp, tiến hành trục xuất lưu học sinh Việt Nam về ra khỏi nước Nhật, là một trong những nguyên nhân chính khiến Phong trào Đông Du của Phan Bội Châu đi đến tan rã. Nguyên nhân của sự hợp tác Pháp Nhật có thể hiểu như một phương án sách lược của Nhật nhằm củng cố tầm ảnh hưởng của mình trong khu vực trong bối cảnh Nhật Bản, dù thắng trận trước Nga, lúc này vẫn còn chưa hoàn toàn tự tin thách thức các cường quốc phương Tây còn lại. Dù vậy, chính việc Nhật Bản
ký kết hiệp ước với các nước tư bản phương Tây đã mở đầu cho kế hoạch Nam tiến vào khu vực Nam Trung Hoa về sau.
Bước sang những năm 30 của thế kỷ XX, Đông Dương trong đó có Việt Nam bắt đầu được đế quốc Nhật để mắt đến là một vùng đất có thể biến thành thuộc địa nhằm mục đích khai thác lương thực, thực phẩm, nhiên liệu và xây dựng các căn cứ quân sự cho quân đội Nhật Bản tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Lần ngược lại lịch sử, thuật ngữ Nam tiến (Nanshin) được Nhật Bản sử dụng để chỉ các kế hoạch có vai trò quan trọng đối với Nhật Bản tại khu vực biển Nam Thái Bình Dương. Các nhà chính trị Nhật Bản trong thời kỳ Minh Trị Duy Tân đã định hướng Nhật Bản đi theo con đường tư bản chủ nghĩa để có thể cạnh tranh một vị trí bình đẳng với các cường quốc phương Tây khi mà các nước này đang đánh dấu chủ quyền lên các vùng lãnh thổ gần với lãnh thổ Nhật Bản hơn bao giờ hết. Các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản tin rằng Nhật Bản có quyền đứng ngang hàng với các nước thực dân phương Tây trong việc mở rộng và duy trì thuộc địa của họ tại khu vực Châu Á.
Trong những năm 1920 và 1930, “Học thuyết bành trướng phương Nam” dần dần được chính thức hóa. Năm 1931, “Hội nghị Năm Bộ trưởng” (Five Ministers Meeting) chính thức đưa Kế hoạch Nanshin trở thành chính sách quốc gia. Ngày 3/11/1938, Chính phủ của Thủ tướng Konoe Fuminaro chính thức ban hành chính sách đối ngoại mang tên “Trật tự mới ở Đông Á”, đến ngày 1/8/1940, chính sách này được chỉnh sửa, mở rộng thành “Trật tự mới Đại Đông Á”. Ngày 29/6/1940, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Arita Hachiko trong một bài phát biểu trên sóng phát thanh của mình đã khẳng định rằng “…các nước tại khu vực Đông Á và các khu vực tại Biển Nam có sự gần gũi về mặt địa lý, lịch sử, chủng tộc và kinh tế liên quan mật thiết với nhau. Các quốc gia này được định sẵn hợp tác nhằm phục vụ cho mục đích chung là
sự tồn tại thịnh vượng, thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực. Sự hợp nhất của khu vực này trong một khối duy nhất trên cơ sở một sự tồn tại chung và đảm bảo cho sự ổn định của khối là điều tự nhiên”[26; 59]. Đại Đông Á ở đây không chỉ bao gồm Nhật Bản, Mãn Châu, Trung Quốc, mà còn cả Đông Dương thuộc Pháp và Thái Lan. Chính quyền Tokyo ra sức tuyên truyền về việc thiết lập một “trật tự thế giới mới” nhằm tìm kiếm sự “thịnh vượng chung” cho các quốc gia Châu Á, cùng nhau chia sẻ sự thịnh vượng và hòa bình đồng thời hoàn toàn không cần lệ thuộc vào chủ nghĩa thực dân và sự thống trị của phương Tây.
Trong trường hợp tại Việt Nam, khẩu hiệu mà chính sách này tung ra bao gồm “Đông Á của người Á Đông” hay “Việt Nam độc lập trong Khối thịnh vượng chung Đại Đông Á”. Song hành với việc ban hành các chính sách, các đơn vị tình báo của Chính phủ Nhật Bản tiến hành xâm nhập vào Việt Nam nhằm thu thập thông tin về đặc tính dân cư và văn hóa đồng thời tuyên truyền các khẩu hiệu của chính sách Đại Đông Á.
Bên cạnh việc đưa lực lượng trinh thám tiến hành xâm nhập Việt Nam, tại Nhật Bản, từ những năm 1930, Chính phủ Nhật Bản đã nuôi dưỡng Kỳ ngoại hầu Cường Để tại Tokyo nhằm chuẩn bị một lá bài chính trị cho sự xâm lược Việt Nam sau này. Kỳ ngoại hầu Cường Để, tên thật là Nguyễn Phúc Dân, cháu trực hệ năm đời Đông cung Hoàng tử Cảnh, trưởng tử vua Gia Long, xuất dương sang Nhật trong Phong trào Đông Du của Phan Bội Châu. Trong tư tưởng cách mạng của Phan Bội Châu những năm đầu thế kỷ XX, người dân Việt Nam trong suốt thời gian dài bị kìm hãm trong các chính sách cai trị của thực dân Pháp khiến cho trình độ dân trí theo đó cũng bị kìm hãm, xét thấy trình độ dân trí của quốc dân không thể nào theo kịp với sự phát triển của thế giới, do vậy, chỉ có mượn ngọn cờ “tôn quân thảo tặc” để làm khẩu hiệu mới có thể kêu gọi sự ủng hộ của lòng dân. Kỳ ngoại hầu Cường Để
chính là nhân vật được Phan Bội Châu lựa chọn suy tôn làm minh chủ, vị vua cho tương lai nếu cuộc cách mạng thành công. Theo đó, năm 1906, Kỳ ngoại hầu xuất dương sang Nhật, cùng với Phan Bội Châu là những đầu tàu của Phong trào Đông Du.
Phong trào Đông Du tan rã, Kỳ ngoại hầu rời Nhật Bản, đi qua nhiều nơi6. Tuy nhiên, những hảo cảm ngày còn theo học tại Nhật Bản khiến ông quyết định trở về Tokyo. Trở lại Nhật Bản, Thủ tướng Nhật Bản Inukai Tsuyoshi nhiều lần khuyên ông nên tiếp tục lưu lại Nhật Bản, chờ đợi thời cơ khi quân Đức chiến thắng quân Pháp tại chiến trường Châu Âu, nước Nhật khắc sẽ giúp đỡ Việt Nam giành lại nền độc lập từ tay quân Pháp [2; 95]. Bên cạnh đó, trong những ngày lưu lại Nhật Bản hoạt động, chính Inukai là người đã giúp đỡ cho Kỳ ngoại hầu vấn đề chi phí sinh hoạt [2; 126-127]. Do vậy, ông vẫn luôn có một lòng tin nhất định đối với việc người Nhật sẽ giúp đỡ cho phong trào giải phóng dân tộc của Việt Nam với tư cách là cường quốc “da vàng”. Tuy nhiên, đến năm 1932, Thủ tướng Inukai bị ám sát, điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự hỗ trợ về cả tài chính lẫn tư tưởng cho cuộc vận động đấu tranh của Cường Để bởi lẽ chính Inukai đã nhiều lần nói với Cường Để rằng khi cuộc chiến giữa Đức và Pháp tại Châu Âu kết thúc với chiến thắng thuộc về nước Đức thì Nhật Bản sẽ giúp đỡ cho sự nghiệp cách mạng của Việt Nam.
Cuối những năm 30 của thế kỷ XX, Nhật Bản bắt đầu tấn công vào lục địa Đông Á. Mở đầu cho tham vọng bá chủ Châu Á của Nhật Bản bằng việc tấn công vào Trung Quốc năm 1937, tình hình thời cuộc ở Đông Á ngày một căng thẳng, đồng thời, đây cũng được xem là thời cơ cho các dân tộc bị áp bức ở Châu Á tiến hành các cuộc vận động chuẩn bị cho cuộc đấu tranh giành
6 Trong những năm từ 1910 - 1915, Cường Để đi qua Xiêm (Thái Lan), Trung Quốc, Singapore và Châu Âu để tìm kiếm đồng minh và hỗ trợ tài chính cho cuộc đấu tranh, tuy nhiên không thành công.
lấy độc lập. Trong thời gian này, với sự giúp đỡ của Matsui Iwane - một tướng lĩnh cao cấp của Lục quân Đế quốc Nhật Bản, Hoàng thân Cường Để nhiều lần từ Nhật Bản sang Trung Quốc để liên lạc với các nhóm Quang Phục Hội7, nhằm tái lập lại tổ chức. Tháng 11/1937, Cường Để sang Hồng Kong gửi thư triệu tập Vũ Hải Thu (Nguyễn Hải Thần), Đặng Sư Mặc, Trần Trung Lập, Hoàng Nam Hùng… nhằm lập ra một tổ chức cách mạng mới “…để đoàn kết tất cả các đảng phái ở hải ngoại làm thành một mặt trận thống nhất, tiện liên lạc với các đoàn thể trong nước, cùng nhau ra sức phấn đấu mà khôi phục cho quốc gia độc lập” [2; 128-129]. Tuy nhiên, liên lạc khó khăn vào thời điểm đó khiến cuộc triệu tập thất bại. Mãi đến năm 1939, một hội nghị được diễn ra tại Thượng Hải với sự tham dự của Hoàng Nam Hùng, Trương Anh Mẫn và một số người khác đã quyết định cải tổ Việt Nam Quang phục Hội thành Việt Nam Phục quốc Đồng minh Hội (Phục Quốc) [2; 131]
Mục đích hoạt động của Việt Nam Phục quốc Đồng minh Hội là “…tổ chức một đoàn thể bao gồm tất cả các đảng ở trong và ở ngoài có mục đích chung là lật đổ chính quyền bảo hộ của Pháp mà khôi phục độc lập của tổ quốc”, “…chỉ lấy sự phục quốc làm mục đích chung, chứ không kể đến vấn đề vấn đề chủ nghĩa” [2; 130-131]. Tuy nhiên, các hoạt động tuyên truyền của Phục quốc lại không thật sự tập trung vào nội dung đoàn kết dân tộc, đấu tranh giành độc lập cho đất nước mà ngược lại chủ yếu tập trung vào việc “phá tan cái không khí chống Nhật trong nước” [2; 133].8 Kể từ sau khi Phong trào Đông Du tan rã, phần lớn người Việt trong nước đã không còn lòng tin mù quáng vào “người anh cả da vàng” này nữa, do vậy, sự tuyên
7 Việt Nam Quang phục Hội là tổ chức cách mạng do Phan Bội Châu đề xướng theo con đường dân chủ thành lập năm 1912. Trụ sở đặt tại Quảng Châu, Trung Quốc. Trên danh nghĩa thì Hội chủ là Cường Để tuy nhiên cũng như Hội Duy Tân linh hồn thực sự của tổ chức này là Phan Bội Châu.
8 Trong tư tưởng cách mạng của Cường Để thời điểm đó vẫn nuôi ý định nhờ vả và tin cậy vào sự giúp đỡ của Nhật Bản. Tuy nhiên, kể từ khi Nhật Bản tấn công Trung Quốc, người Pháp tại Việt Nam thực hiện chính sách thân Tưởng chống Nhật, do đó, không khí chống Nhật cũng hiển hiện rất rõ trong nước.
truyền của Phục Quốc vô tình biến mình thành công cụ cho công cuộc tuyên truyền chiến tranh của Nhật. Lý do này cũng chính là nguyên nhân khiến Phục Quốc không gầy dựng được thanh thế lớn trong phần lớn dân chúng trong nước.
Khi chiến sự tại Châu Âu bùng nổ vào tháng 9/1939, tại Châu Á, quân đội Nhật Bản cũng đang ngày càng tiến sát biên giới Việt - Trung. Để tạo nền tảng dư luận cho việc chiếm đóng Đông Dương, Nhật Bản ngày càng tuyên truyền mạnh mẽ về “Khối Thịnh vượng chung Đại Đông Á” ở Việt Nam. Lúc này, Đài Loan đã bị quân Nhật chiếm đóng, để thực hiện mục đích tuyên truyền nói trên, quân Nhật thành lập một chương trình Việt ngữ trên sóng vô tuyến tại Đài Bắc. Tháng 10/1939, Cường Để - với vai trò là thủ lĩnh của Phục Quốc- được mời sang Đài Bắc để tổ chức chương trình này, các thành viên khác của Phục Quốc như Hoàng Nam Hùng, Đỗ Khải Hoàn, Trần Anh Mẫn cũng lần lượt sang Đài Bắc, Trung ương Tổng bộ của Việt Nam Phục quốc Đồng minh Hội cũng được đặt tại đây [2; 133-134].
Lúc này, tại chiến trường Châu Âu, Paris thất thủ, chính quyền Pétain đầu hàng quân Đức. Lợi dụng thời cơ này, Nhật Bản thúc đẩy kế hoạch xâm chiếm Đông Dương bằng cách tạo áp lực lên Toàn quyền Pháp tại Đông Dương. Chỉ vài ngày sau khi Paris thất thủ, Nhật gây sức ép buộc Pháp phải đóng cửa biên giới Việt - Trung, ngừng cung cấp viện trợ cho quân Trung Hoa Dân Quốc từ phía Nam và cử một đội quân sang giám sát việc đóng cửa biên giới. Đến ngày 30/8/1940, Chính phủ Pháp buộc phải ký với Nhật một bản hiệp ước cho phép 6000 quân Nhật vào đồn trú ở Bắc Đông Dương và được toàn quyền sử dụng một số sân bay quân sự và hải cảng tại đó. Dù vậy, tại Đông Dương, phải đến tận ngày 22/9/1940, Toàn quyền Đông Dương Jean Decoux mới chấp nhận ký một bản hiệp định với Nhật tại Hà Nội. Theo bản hiệp định này, 6000 quân Nhật sẽ chỉ đổ bộ vào một cảng của Hải Phòng;
quân Nhật được phép sử dụng ba sân bay quân sự. Quân đội Nhật được chiếm đóng Bắc Đông Dương một cách hòa bình đồng thời Nhật Bản cũng cam kết sẽ tôn trọng chủ quyền hiện có của Pháp tại đây.
Tuy nhiên, sự chần chừ của chính quyền thuộc địa trong thời gian trước đã khiến lực lượng chỉ huy quân sự Nhật, nhất là các viên tư lệnh của các đơn vị đang ép sát biên giới Việt - Trung cảm thấy mất dần kiên nhẫn. Kết quả, trưa ngày 22/9/1940, chỉ huy sư đoàn số 5 của quân đội Nhật ra lệnh cho đơn vị mình vượt biên giới tấn công vào các cứ điểm quân sự của Pháp tại Đồng Đăng và Lạng Sơn. Chỉ trong vài ngày, Đồng Đăng và Lạng Sơn thất thủ, các châu, phủ, quan lại và viên chức của chính quyền thuộc địa bỏ trốn, quân đội vứt bỏ vũ khí. Từ tháng 8/1940, khi quân Nhật chuẩn bị tấn công Lạng Sơn, Cường Để đã cử Trần Hy Thánh từ Đài Bắc sang Quảng Đông toàn quyền thay mặt Phục Quốc tiến hành giao thiệp với quân đội Nhật. Nhờ sự giúp đỡ của quân Nhật, Trần Hy Thánh đã thành lập một đội vũ trang gọi là Kiến Quốc quân do Trần Trung Lập làm tư lệnh. Đội quân này đã vượt biên giới cùng với quân Nhật và tham gia vào các trận chiến hạ đồn Đồng Đăng và thành Lạng Sơn. Lợi dụng thời cơ chính quyền địa phương tan rã, dân chúng tự phát nổi dậy khắp nơi, Kiến Quốc quân nhân danh Phục Quốc và Hoàng thân Cường Để tuyên truyền, kêu gọi dân chúng vùng lên dành lấy chính quyền, chỉ trong một thời gian ngắn, lực lượng của Kiến Quốc quân tăng nhanh một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, đây là một lực lượng tự phát, không có tính tổ chức, thiếu tinh thần đoàn kết và hệ thống tư tưởng. Trần Hy Thánh cũng nhận thấy được thực tế này nên đã nhờ sự ủng hộ của quân đội Nhật nhằm chấn chỉnh lại kỷ luật và huấn luyện cho đội quân này.
Trong lúc lực lượng của Kiến Quốc quân chỉ vừa mới được gầy dựng thì quân Nhật sau khi đạt được những thỏa thuận chắc chắn với chính quyền Pháp tại thuộc địa về vấn đề đưa quân đội vào Bắc Đông Dương đã nhanh
chóng trả lại quyền làm chủ các vị trí vừa chiếm đóng vào tay người Pháp đồng thời đưa ra tuyên bố chính thức sẽ không có hành động nào ảnh hưởng đến quyền làm chủ của chính quyền Pháp tại các địa điểm này. Hành động này từ phía quân Nhật khiến sự ủng hộ dành cho lực lượng Kiến Quốc quân cũng mất đi. Trần Hy Thánh và những lãnh đạo của Kiến Quốc quân theo quân Nhật rời khỏi Bắc Việt Nam.
Mặc dù cuộc nổi dậy ở Đồng Đăng - Lạng Sơn đã thất bại, Cường Để và các yếu nhân khác của Phục Quốc vẫn tiếp tục tin tưởng và cộng tác chặt chẽ với cơ quan tuyên truyền của quân Nhật ở Đài Bắc. Tháng 5/1941, Tổng bộ của Phục Quốc được chuyển về Tokyo, tại đây, Cường Để làm việc cho Sở tình báo ngoại vụ của quân đội Nhật, tiếp tục tin tưởng vào việc một ngày nào đó Nhật Bản sẽ thủ tiêu nền thống trị của thực dân Pháp và đem lại nền độc