Về mục tiêu va kết quả của quá trình can thiệp

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NHẬT bản và TRUNG HOA dân QUỐC với PHONG TRÀO đấu TRANH GIÀNH độc lập của VIỆT NAM nửa đầu THẾ kỷ XX (Trang 65 - 77)

6. Cấu trúc luận văn

3.1 Về mục tiêu va kết quả của quá trình can thiệp

Cả Nhật Bản và Trung Hoa Dân Quốc đều xác định tương lai của Việt Nam là “nền độc lập cho dân tộc Việt Nam” đặt dưới sự “bảo trợ” của “nước lớn”, dù chính sách thực hiện có khác nhau thì đây vẫn là mục tiêu cuối cùng mà hai quốc gia này hướng đến bên cạnh những mục tiêu riêng biệt khác.

Trong trường hợp của Nhật Bản, mục tiêu lớn nhất của Chính phủ Nhật Bản là đưa Việt Nam trở thành một phần của “Đại Đông Á” nằm dưới sự kiểm soát của Nhật. Tận dụng nguồn tài nguyên dồi dào tại miền Nam Việt Nam nhằm phục vụ cho việc tăng cường sản xuất quân nhu, vận chuyển lương thực cũng như sử dụng các căn cứ quân sự tại Việt Nam phục vụ cho mưu cầu bá chủ khu vực tại Châu Á - Thái Bình Dương. Sự hỗ trợ cho phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam không nhằm ngoài mục đích ấy. Những năm đầu thế kỷ XX, sự phát triển nhanh chóng của Nhật Bản đã khích lệ tinh thần đấu tranh giành độc lập của các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, từ những năm 30 của thế kỷ XX, khi mà Chính sách Đại Đông Á của Nhật Bản bắt đầu được triển khai cùng với sự bành trướng ngày càng rộng của Nhật Bản tại khu vực Châu Á, bản chất đế quốc của Nhật Bản theo đó hiện rõ. Dù đưa ra khẩu hiệu “Châu Á của người Châu Á”, xét tại thời điểm đó, là một liều thuốc kích thích đến tinh thần đấu tranh giành độc lập của các nhà hoạt động theo tư tưởng dân tộc chủ nghĩa tại Việt Nam, thực tế giữa khẩu hiệu và hành động lại có sự tương phản lớn. Người Nhật không khác gì người Pháp trong quá trình khai thác thuộc địa tại Việt Nam, thậm chí các hoạt động khai thác của người Nhật còn mang đến nhiều nỗi đau hơn cho nhân dân Việt Nam. Sự thất bại của Nhật Bản sau cuộc chiến khiến kế hoạch tạo nên một liên

minh Á Châu dưới sự kiểm soát của nước Nhật theo đó sụp đổ, Chính sách Đại Đông Á thất bại.

Ngoài nguyên nhân chính do sự thua trận của Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới thứ hai khiến cho Chính sách Đại Đông Á cũng phải dừng lại, một trong những nguyên nhân khác khiến các khẩu hiệu của chính sách này chỉ có thể tác động lên một bộ phận nhỏ người dân Việt Nam thời điểm đó là do sự không nhất quán trong chính sách giữa Chính phủ Nhật Bản và lực lượng quân sự, kinh tế Nhật Bản có mặt tại Việt Nam thời điểm đó. Bất chấp những cảnh báo của chính phủ yêu cầu một mối liên kết chặt chẽ và quan hệ tốt đẹp với những người dân thuộc địa, các hoạt động khai thác của người Nhật chỉ khiến cho mâu thuẫn giữa hai nước thêm trầm trọng hơn.

Trong trường hợp của Trung Hoa Dân Quốc, sự hỗ trợ dành cho phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam cũng không nằm ngoài lợi ích của Trung Quốc tại khu vực cũng như trên trường quốc tế. Nắm bắt cơ hội lịch sử để nâng cao vị thế của mình trong suốt cuộc chiến và góp phần xây dựng một trật tự Châu Á mới sau cuộc chiến, đồng thời viện trợ cho quá trình giành lại độc lập cho các nước láng giềng là những chính sách ngoại giao đặc trưng của Chính phủ Trung Quốc. Sau cuộc chiến, với tư cách là một phần của lực lượng Đồng Minh dành chiến thắng sau cùng, Trung Hoa Dân Quốc có những quyền lợi nhất định tại Việt Nam. Việc đưa quân đội Trung Quốc tiến vào Việt Nam không chỉ nhằm thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận và giải giáp lực lượng Nhật Bản đầu hàng, nó còn là cơ hội để Trung Hoa Dân Quốc bảo vệ và ổn định khu vưc biên giới phía Nam trong cuộc chiến với lực lượng cộng sản tại phương Bắc. Đồng thời, tiếp tục quyền sử dụng đường sắt Đông Dương - Vân Nam phục vụ cho cuộc nội chiến trong nước. Trong trường hợp của Trung Hoa Dân Quốc, kế hoạch độc lập hậu chiến dành cho Việt Nam cũng không nằm ngoài lợi ích của Trung Quốc tại khu vực cũng như trên trường quốc tế.

Nắm bắt cơ hội lịch sử để nâng cao vị thế của mình trong suốt cuộc chiến và góp phần xây dựng một trật tự Châu Á mới sau cuộc chiến, đồng thời viện trợ cho quá trình giành lại độc lập cho các nước láng giềng là những chính sách ngoại giao đặc trưng của Chính phủ Trung Quốc. bất chấp Chính phủ lâm thời Việt Nam vốn dĩ bày tỏ thái độ “hoan nghênh quân đội Trung Quốc vào Việt Nam làm nhiệm vụ quốc tế”. Điểm đáng chú ý là sự xoay chiều của chính phủ Trung Hoa Dân Quốc, đàm phán với Pháp nhằm thâu đoạt các quyền lợi ở miền Nam Trung Hoa về mình, bất chấp việc đặt Bắc Việt Nam vào tay người Pháp. Sự ủng hộ của Trung Hoa Dân Quốc với phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam về căn bản chỉ là “bánh vẽ” vì quyền lợi dân tộc của nước này.

3.2 Về nguyên nhân thất bại của các quá trình can thiệp

Kể từ khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Chính phủ Nhật Bản với Chính sách Đại Đông Á cùng với sức mạnh quân sự của mình tin tưởng rằng thắng lợi trong cuộc chiến với các nước tư bản phương Tây cuối cùng sẽ thuộc về nước Nhật. Một trật tự thế mới tại Châu Á với nước Nhật là trung tâm liên kết cả về lãnh thổ, kinh tế, văn hóa, dân tộc giữa các nước là kết quả mà các nhà hoạch định chính sách của Nhật Bản hướng đến đầu cuộc chiến. Tuy nhiên, thực tế diễn ra trong thời gian chiến tranh lại không thể hiện bất cứ điều nào trong những tuyên bố trên. Năm 1940, quân Nhật đến Việt Nam, thực thi chính sách cộng trị với Pháp cho đến tháng 3/1945. Khẩu hiệu “Châu Á của người Châu Á”, “độc lập cho nhân dân Đông Dương” được tuyên truyền mạnh mẽ, dù trên thực tế, Nhật Bản chẳng làm gì khác ngoài việc tiến hành khai thác Việt Nam phục vụ cho cuộc chiến tại chiến trường Châu Á - Thái Bình Dương.

Sau năm 1944, viễn cảnh thất bại quân sự của Nhật ngày càng hiển hiện rõ ràng hơn. Nhật Bản không thể nào thiết lập một khối liên kết quân sự liên Á khi mà các chính phủ thuộc “bảo trợ” của nước Nhật không có mối liên kết

thực sự nào do bị ngăn cách bởi sự kiểm soát của lực lượng quân sự. Chính phủ Việt Nam thành lập sau cuộc đảo chính ngày 9/3/1945 là một tập hợp gồm các nhà trí thức xuất sắc trong lĩnh vực của họ nhưng lại khuyết thiếu trầm trọng về kinh nghiệm chính trị. Dù rằng, trước khi nước Nhật đầu hàng, điều này sẽ khiến việc kiểm soát của Nhật Bản dễ dàng hơn. Tuy nhiên, thực tế là Nhật Bản lại thua cuộc sớm hơn dự kiến, chính phủ khiếm khuyết nhãn quang chính trị này nhanh chóng bị thay thế bởi Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Tại Trung Quốc, sự thay đổi trong mối quan hệ giữa các cường quốc trong việc xây dựng trật tự thế giới mới thời hậu chiến, đặc biệt là sự can thiệp chính trị của các nước lớn vào các vấn đề của các nước xung quanh Trung Quốc là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại trong việc thực hiện chính sách “ủng hộ độc lập” cho các nước láng giềng Châu Á, trong đó có Việt Nam.

Bên cạnh đó, sự yếu kém của chính trị trong nước cũng ảnh hưởng đến việc thực thi các chính sách đối với Việt Nam hậu chiến. Với tình hình chính trị phức tạp tại Việt Nam sau chiến tranh, Trung Quốc với tư cách là nước chịu trách nhiệm hướng dẫn Việt Nam độc lập không thực sự giải quyết được những tranh đấu của các đảng phái tại Việt Nam thời điểm đó, các cuộc đàm phán phải lặp đi lặp lại mà không đưa đến kết quả khả quan nào.

Để đảm bảo cải thiện lợi ích kinh tế, quân sự tại khu vực biên giới phía Nam Trung Quốc đồng thời bảo vệ quyền lợi của Hoa kiều tại Việt Nam, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đồng thời tiến hành đàm phán với cả Việt Nam và với Pháp. Sau khi ký kết Hiệp ước Hoa - Pháp ngày 28/2/1946, Chính phủ Trung Quốc đồng ý rút quân đội về nước, thay vào đó, quân Pháp sẽ thay thế quân Tưởng làm các nhiệm vụ hậu chiến tại Bắc Việt Nam. Điều này khiến mâu thuẫn giữa Việt Nam và Pháp ngày càng sâu sắc. Cuộc nội chiến

giữa Quốc dân Đảng Trung Quốc và Đảng Cộng sản Trung Quốc kéo dài khiến Trung Hoa Dân Quốc quá kiệt sức để đối phó với tình hình chính trị trong nước, qua đó, không còn thời gian quan tâm đến tình hình xung quanh. Nước Pháp nhân cơ hội đó, vi phạm các điều khoản của Hiệp ước Hoa - Pháp. Quyền lợi của Trung Hoa Dân Quốc tại biên giới Việt - Trung hoàn toàn không được giữ đúng theo tinh thần của hiệp ước đã ký.

3.3. Bài học cho Việt Nam trong quan hệ với các nước lớn

Từ quá trình giải phóng dân tộc của Việt Nam, có thể thấy rõ tầm quan trọng trong việc thiết lập các mối quan hệ với các cường quốc trong khu vực. Trong bối cảnh lịch sử mà Việt Nam là một quốc gia nhỏ bé đang chịu sự đô hộ và kìm hãm văn hóa, giáo dục, chỉ một vài cá nhân có tư tưởng tiến bộ không thể khơi dậy toàn bộ sức mạnh của cả đất nước. Việc nhờ vào sự giúp đỡ của các nước lớn trong khu vực với sức mạnh kinh tế, quân sự lớn mạnh, hơn nữa lại còn có mối quan hệ đồng văn, đồng chủng đã có lúc được trông cậy là bàn đạp khai thông con đường giải phóng dân tộc, nhưng lại hóa ra chỉ khiến cho dân tộc rơi vào nhiều khó khăn thử thách hơn. Từ mối quan hệ của Nhật Bản và Trung Hoa Dân Quốc đối với phong trào giải phóng dân tộc của Việt Nam có thể rút ra được những bài học lịch sử vẫn còn tính giá trị trong bối cảnh ngày nay.

Các quốc gia được coi là bình đẳng về mặt pháp lý nhưng lại không bình đẳng về mặt thực tế do sở hữu quyền lực không như nhau. Lịch sử thế giới đã cho thấy các nước lớn luôn nắm giữ vai trò chi phối đến xu thế phát triển và trật tự thế giới. Phong trào giải phóng dân tộc của Việt Nam chịu sự tác động ít nhiều của chính sách đối ngoại của các nước lớn trong khu vực (Nhật Bản và Trung Hoa Dân Quốc). Việc giữ mối quan hệ cân bằng với các nước này sẽ giúp Việt Nam tranh thủ được sự ủng hộ của các cường quốc trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây cũng như phát triển

đất nước sau này. Tuy nhiên, điểm quan trọng là chúng ta phải biết chủ động giữ cho mối quan hệ này cân bằng lợi ích giữa các nước đồng thời không đánh mất quyền tự quyết và làm giảm quyền ợi của Việt Nam trên trường quốc tế. Sau ngày 19/8/1945, mặc dù đã tuyên bố thành lập chính phủ độc lập, Việt Nam vẫn buộc phải chấp nhận nghe theo sự sắp đặt của các nước Đồng Minh dù mục tiêu cuối cùng vẫn là hướng đến “độc lập cho nhân dân Việt Nam”, nhân dân Việt Nam lại không thực sự được quyết định nền độc lập theo đúng nguyện vọng của họ. Kết quả, như lịch sử đã trả lời, sự thỏa hiệp của Trung Hoa Dân Quốc với Pháp đặt Việt Nam trước hoàn cảnh phải chủ động hòa đàm với Pháp để có thể sớm “đuổi Tưởng” ngay tại miền Bắc Việt Nam và tập trung sức mạnh dân tộc đối đầu với chỉ duy nhất một kẻ thù trên toàn cõi Việt Nam.

Từ quan điểm của Chủ nghĩa Hiện thực trong lý thuyết quan hệ quốc tế cho rằng: sống trong sự cạnh tranh thường xuyên với các quốc gia khác, quốc gia phải tự lực hay tự cứu lấy mình, không thể mong đợi sự cứu giúp từ các nước khác do đặc tính ích kỷ, tư lợi của mọi quốc gia. Quyền lợi và nghĩa vụ của mọi nhà nước hay bất cứ nhà lãnh đạo nào đều là vì quốc gia của mình mà trong đó mình là một phần. chứ không phải vì “cộng đồng quốc tế trừu tượng nào”. Vì thế quốc gia luôn quan tâm đến việc đảm bảo chủ quyền quốc gia và đấu tranh thực hiện lợi ích quốc gia của chính mình và bằng chính thực lực của mình [13; 37]. Đi cùng với việc thiết lập quan hệ ngoại giao là việc xác định đúng chủ thể, đối tác hợp tác phù hợp và đảm bảo được lợi ích lâu dài cho sự phát triển của đất nước. Không thể quá tin tưởng và trông chờ chỉ vào một mối quan hệ duy nhất, tránh trường hợp bị động trong các phương án ngoại giao. Bất cứ mối quan hệ nào cũng có tính hai mặt, cần chủ động dự đoán trước các tình huống cả tích cực và tiêu cực để có những phương án dự phòng đúng đắn, kịp thời. Trường hợp của Việt Nam Quang phục Hội, sau này là lực lượng Phục Quốc quân, cùng với Việt Nam Quốc dân Đảng là

những minh chứng cụ thể cho việc đặt quá nhiều sự kỳ vọng vào sự giúp đỡ của các nước lớn mà không xây dựng một chương trình hành động cụ thể và có tính hiệu triệu.

Vì vậy, xây dựng thực lực mạnh cho đất nước, nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia cũng có nghĩa là nâng cao sức cạnh tranh và khả năng thích ứng của nền kinh tế trước các biến động của tình hình quốc tế; tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, từng bước tham gia sâu hơn vào các hoạt động hợp tác quốc tế về an ninh - quốc phòng, các cơ chế an ninh khu vực và quốc tế; thiết lập và duy trì được trạng thái quan hệ quốc tế cân bằng với các nước lớn, các trung tâm tài chính, kinh tế lớn, các nhóm, khối nước khu vực có ảnh hưởng lớn trên thế giới, tức là phải quán triệt sâu sắc rằng “…quốc gia phải thường xuyên tìm cách nâng cao an ninh quốc gia để đảm bảo sự tồn vong của mình. An ninh quốc gia trở thành sự quan tâm lớn nhất và trở thành lợi ích sống còn của quốc gia” [13; 37]. Có thể nói, thực lực (sức mạnh) quốc gia là cơ sở để bảo đảm lợi ích quốc gia, thực lực đến đâu thì phạm vi lợi ích được điều chỉnh phù hợp tới đó. Cũng như vậy, thực lực quốc gia quyết định quá trình thực hiện lợi ích quốc gia, đồng thời có quan hệ nhân quả qua lại với các mục tiêu đối ngoại khác [16; 58]. Cho nên việc xây dựng nội lực từ bên trong đất nước là một yếu tố vô cùng quan trọng. Sau khi quân Nhật rút khỏi Việt Nam năm 1945, cả đất nước cùng lúc gánh chịu một loạt khó khăn: nạn đói tại miền Bắc khiến hơn hai triệu người chết đói, hệ lụy từ chính sách cai trị của Pháp và Nhật là tình trạng thiếu hụt văn hóa trầm trọng trong dân chúng. Đứng trước tình hình như vậy, chỉ có tập trung xây dựng nhằm khôi phục đất nước, Việt Nam mới có thể thể hiện được sức mạnh nội tại trong việc thiết lập mối quan hệ ngoại giao.

Lịch sử thế giới cho thấy, các nước lớn luôn đóng vai trò chi phối, thậm chí mang tính quyết định đến xu thế phát triển của chính trị thế giới và sự định hình trật tự quốc tế. Đối với các nước nhỏ, quan hệ với nước lớn và xử lý những vấn đề liên quan luôn là vấn đề hệ trọng. Nhìn từ thực tiễn lịch sử, phong trào giải phóng dân tộc của Việt Nam có mối quan hệ mật thiết với các nước lớn trong khu vực, trong phạm vi của nghiên cứu này là Nhật Bản và Trung Hoa Dân Quốc. Cả hai quốc gia này đều hướng đến Việt Nam cả trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai như là cơ sở để xây dựng một trật tự thế giới mới tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do mình quyết định. Nhật

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NHẬT bản và TRUNG HOA dân QUỐC với PHONG TRÀO đấu TRANH GIÀNH độc lập của VIỆT NAM nửa đầu THẾ kỷ XX (Trang 65 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w