Thời giờ làm việc rút ngắn

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam Thực trạng và một số kiến nghị (Trang 36 - 37)

Thời giờ làm việc rút ngắn là loại thời giờ làm việc có độ dài ngắn hơn thời giờ làm việc bình thường mà vẫn hưởng đủ lương, áp dụng đối với một số lao động đặc biệt, đó là: người lao động làm các công việc trong điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; người lao động nữ; lao động chưa thành niên; lao động khuyết tật; và lao động cao tuổi.

Đối với người lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi có thai đến tháng thứ bảy được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được bớt một giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương (Điều 115 BLLĐ).

Đối với lao động chưa thành niên, thời giờ làm việc của người lao động chưa thành niên không được vượt quá 7 giờ một ngày hoặc 42 giờ một tuần (Điều 122 BLLĐ).

Đối với người lao động cao tuổi, nam trên 60 tuổi, nữ trên 55 tuổi, vẫn còn làm việc thì năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu được giảm 4 giờ làm việc trong một ngày mà vẫn được trả đủ lương (Điều 123 BLLĐ).

Có thể nói, các quy định trên nhằm bảo vệ sức khỏe cho người lao động, đồng thời là những biện pháp cần thiết để ngăn chặn sự bóc lột sức lao động người sử dụng lao động.

Dự thảo BLLĐ cũng quy định “Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động nữ có thai từ tháng thứ bảy (ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thì từ tháng thứ sáu) hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, làm thêm

39

giờ, làm việc ban đêm và đi công tác xa” (Khoản 1, Điều 159). Về vấn đề này, luật lao động của một số nước có quy định về thời giờ làm việc rút ngắn áp dụng cho các đối tượng là người lao động làm các công việc độc hại, nguy hiểm, lao động nữ và lao động chưa thành niên và người lao động cao tuổi như Luật Tiêu chuẩn lao động Nhật Bản có quy định: “lao động chưa thành niên mỗi ngày làm việc 7 giờ, mỗi giờ làm việc 42 giờ trong đó bao gồm cả giờ học tập”;luật lao động của Lào quy định “Giờ làm việc tối đa là 6 giờ/ ngày hoặc 36 giờ/ tuần đối với người lao động làm việc trong các ngành nghề liên quan đến tia phóng xạ hoặc các bệnh lây nhiễm; khói độc hại, hóa chất nguy hiểm như chất nổ; trong hầm mỏ hoặc hầm ngầm, dưới nước hoặc trên không” v.v.

Nhìn chung, so sánh với các nước trong khu vực và trên thế giới, pháp luật Việt Nam có những quy định khá tiến bộ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của những người lao động trong những hoàn cảnh đặc biệt như người lao động làm việc trong môi trường nguy hiểm, độc hại, người lao động chưa thành niên, lao động nữ, người lao động cao tuổi.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam Thực trạng và một số kiến nghị (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)