Thời giờ làm việc linh hoạt

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam Thực trạng và một số kiến nghị (Trang 43 - 44)

Thời giờ làm việc linh hoạt là thời giờ làm việc cho phép người lao động lựa chọn số giờ làm việc trong một ngày, một tuần hoặc được giao việc làm ở nhà…Loại thời giờ làm việc này khó áp dụng trong điều kiện tổ chức sản xuất và lao động theo dây chuyền khép kín nhưng lại phù hợp với lao động giản đơn thủ công trong thương mại và dịch vụ. Mục đích của việc quy định này nhằm tạo điều kiện cho những người lao động có hoàn cảnh đặc biệt hoặc làm công việc đặc biệt như lao động nữ, người chưa thành niên, người cao tuổi, người tàn tật, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao … có cơ hội tìm việc làm phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của mình.

Hiện nay, làm việc theo chế độ thời giờ làm việc linh hoạt đang được áp dụng phổ biến ở các nước phát triển như Hà Lan (chiếm 33% số người lao động), Nauy (chiếm 26%), Australia, Đan Mạch, Anh, Thụy Điển…chiếm trên 20% [40]. Ở Việt Nam, thời giờ làm việc linh hoạt với các hình thức áp dụng vẫn còn khá mới mẻ. Trước đây, trong Nghị quyết số 176/QĐ-HĐBT ngày 9/10/1989 về sắp xếp lại lao động trong các đơn vị kinh tế quốc doanh cũng đã đề cập đến thời giờ làm việc linh hoạt, tuy nhiên chưa đưa ra các quy định cụ thể nên rất khó áp dụng. BLLĐ ra đời đã quy định chi tiết, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng và phát huy ưu điểm của loại thời giờ. BLLĐ quy định về thời giờ làm việc linh hoạt áp dụng cho một số đối tượng sau:

- Thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi của những người làm hợp đồng không trọn ngày, không trọn tuần, làm khoán do người lao động và người sử dụng lao động thoả thuận (Điều 81 BLLĐ).

- Nhà nước có chính sách khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để người lao động nữ có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn ngày, không trọn tuần, giao việc tại nhà (Khoản 1 Điều 109 BLLĐ).

- Năm cuối trước khi nghỉ hưu, người lao động cao tuổi được rút ngắn thời giờ làm việc hàng ngày hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn ngày, không trọn tuần (Điều 123 BLLĐ).

46

- Người lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao có quyền kiếm việc làm hoặc kiêm chức trên cơ sở giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, với điều kiện đảm bảo thực hiện các hợp đồng đã kí kết hoặc phải bảo với người sử dụng lao động biết (Điều 129 BLLĐ).

Trên thế giới, phương thức sử dụng lao động này xuất hiện ở Mỹ năm 1944 và ở Tây Đức trong thập kỷ 50 trong điều kiện thiếu nhân lực, huy động mọi người còn thời giờ rỗi, nhất là phụ nữ làm nội trợ tham gia làm việc sản xuất kinh doanh. Hiện nay, loại giờ làm việc này được áp dụng khá phổ biến ở các nước Tây Âu như Pháp, Hà Lan, Thụy Điển và ở các nước đang phát triển.

Việc quy định thời giờ làm việc linh hoạt cho phép ngườilao động có thể lựa chọn số giờ làm việc trong một ngày, một tuần…sẽ khiến cho các cơ quan chức năng khó kiểm soát chính xác thời giờ làm việc của họ, đặc biệt, đối với các lao động nữ, lao động chưa thành niên…Từ đó, hiện tượng ngườilao động làm việc vượt quá số thời gian quy định sẽ xảy ra phổ biến. Vì vậy, Nhà nước cần phải có cơ chế giám sát chặt chẽ, đồng thời giáo dục ý thức pháp luật của các bên trong quan hệ lao động.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam Thực trạng và một số kiến nghị (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)