Lực lượng lao động là nguyên khí của quốc gia, nó quyết định đến sự phát triển của đất nước và xã hội. Lực lượng lao động được làm việc trong một chế độ làm việc khoa học và được nghỉ ngơi hợp lý để có sức khỏe tốt để làm việc chắc chắn sẽ góp phần tích cực và sự phát triển vững mạnh của đất nước. Vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động được coi là yêu cầu quan trọng của nội dung về Nhà nước pháp quyền ở nước ta. Vì vậy, trong quá trình đổi mới đất nước, vị trí, vai trò của người lao động càng cần phải được phát huy khả năng hơn nữa; mối quan hệ pháp lý giữa người sử dụng lao động và người lao động phải được
88
tăng cường, Nhà nước phải có biện pháp thích hợp hơn, phù hợp hơn nữa trong việc đảm bảo đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi của người lao động nhằm tăng cường lực lượng lao động cho quốc gia, phát huy quyền làm chủ của người lao động, giữ nghiêm kỷ cương xã hội, nhằm “phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong sự nhiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là một vấn đề có ý nghĩa chiến lược” [16].
Từ khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, nền kinh tế nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng và phát triển với tốc độ nhanh, đặc biệt là những năm gần đây. Sự phát triển kinh tế làm điều kiện sống của người lao động ngày càng được cải thiện, tạo cơ sở để thực hiện tốt hơn các quyền công dân trong đó có quyền được làm việc và quyền nghỉ ngơi. Bên cạnh những mặt tích cực thì cũng có nhiều hạn chế và yếu kém: như Nhà nước ta còn nghèo nàn kém phát triển, tình hình xã hội còn nhiều tiêu cực và nhiều vấn đề cần giải quyết. Trước tình hình trên, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI xác định: “Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực; phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức. Tập trung giải quyết vấn đề việc làm và thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tạo bước tiến rõ rệt về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm tỉ lệ hộ nghèo; cải thiện điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân” [18].
Xuất phát từ thực tế của đất nước trước và sau đổi mới cũng như nắm bắt được xu hướng đầu tư, phát triển của các nước trên thế giới, từ đại hội Đảng lần thứ VI đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thức ngày càng đầy đủ hơn vai trò của nguồn lực lao động trong sự phát triển kinh tế - xã hội. Con người luôn được coi vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng đã ghi rõ: “Con ngườilà trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển”. Đồng thời, trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, được thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ XI, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là
89
nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phát chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững”. Nguồn lực lao động được coi là nguồn lực quan trọng nhất, “quý báu nhất, có vai trò quyết định, đặc biệt đối với nước ta, khi nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp”. Nó là yếu tố quyết định cho sự thành công của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Vì thế, việc phát triển nguồn lực lao động có chất lượng, có sức khỏe đủ để gánh vác các trách nhiệm và đất nước và nhân dân giao cho là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Để không ngừng phát triển nguồn lực lao động vững mạnh cho nước nhà trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN thì việc hoàn thiện các quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là điều thiết yếu.