Thực trạng hoạt động tăng trưởng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tạ

Một phần của tài liệu Tăng trưởng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh yên bái (Trang 53)

nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Yên Bái

3.3.1 Những yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng đối vói khách hàng Doanh nghiệp tại BIDV Yên Bái

3.3.1.1 Tình hình phát triền kinh tế của địa phương

Yên Bái là một tỉnh miền núi phía Bắc, với những đặc điểm như thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, thiên tai lũ quét thường xuyên xảy ra, địa hình vùng núi cao, giao thông khó khăn, dân cư tập trung nhiều dân tộc với ngôn ngữ, tập tục, văn hóa khác nhau, trình độ dân trí nhìn chung không cao, Yên Bái được đánh giá là một tỉnh khó khăn của miền núi phía Bắc, năng lực cạnh tranh không cao.

Trong những năm gần đây, Yên Bái với những lợi thế sẵn có về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là việc sau khi đưa vào sử dụng tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, Yên Bái đã có những bước chuyển mình tích cực, tận dụng những lợi thế sẵn có của mình cũng như đồng bộ nhiều giải pháp đề phát triển kinh tế địa phương. Tỉnh đã thực hiện Chương trình Cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số cạnh tranh của tỉnh với những nội dung cụ thể như: Tập trung duy trì và cải thiện các chỉ số tính minh bạch, hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo lao động, chỉ số gia nhập thị trường... Bên cạnh đó, tỉnh đã phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức nhiều hội thảo xúc tiến đầu tư, thu hút nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào địa bàn.

Với những nỗ lực như trên, nền kinh tế địa phương năm 2020 đã có những chuyền biến tích cực như: PCI của Yên Bái trong năm 2020 đã có những khởi sắc.

Điều này thể hiện rõ ngay sau Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XIX, Yên Bái đã thu hút một số tập đoàn, công ty đến đầu tư như Dự án Apec Golden Valley Mường Lò của Tập đoàn APEC tại thị xã Nghĩa Lộ với tống mức đầu tư trên 1.000 tỷ đồng; Dự án đầu tư khu phức hợp biệt thự cao cấp của tập đoàn Mê Linh plaza tại thành phố Yên Bái với tổng mức đầu tư hon 3.000 tỷ đồng; Dự án nhà máy may Hàn Quốc của công ty TNHH Unico Global mức đầu tư giai đoạn 1 trên 78 triệu USD, 100% vốn đầu tư nước ngoài... Ngoài ra, còn có các dự án phát triến thương mại, dịch vụ tại thành phố Yên Bái và huyện Yên Bình..., từ đó mở ra triển vọng mới cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Báo Khuyến công Yên Bái đà đưa ra những con số và nhận định cơ cấu kinh tế của tỉnh Yên Bái trong những năm qua chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội năm 2020 là 7,3%. Cơ cấu sản phẩm như sau: Nông lâm nghiệp đạt 24%; Công nghiệp - xây dựng 28,6%; dịch vụ 47,4%. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 10.200 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu hàng hóa ước đạt 95,7 triệu USD.

Yên Bái được biết đến với các sản phẩm nông lâm sản đặc trưng như: các sản phẩm từ chè, quế và tinh dầu quế, sắn và bột sắn, măng, các ngành công nghiệp giấy, gỗ, vàng mã. Công nghiệp nổi lên với ngành công nghiệp khai thác khoáng sản, mỏ sắt, mỏ đá... Các dự án thủy điện cũng góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Nền kinh tế Yên Bái vẫn được đánh giá là còn nhiều tiềm nàng phát triển, trong những năm qua, tỉnh đã thực hiện các biện pháp khuyến công, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nhiều dây truyền máy móc, thiết bị nhằm nâng cao năng suất,

sản xuất ra những sản phẩm có giá trị cao mà trọng điểm vẫn là các sản phẩm thế mạnh của địa phương. Nhiều mô hình chế biến gồ ván ép được các doanh nghiệp đầu tư, đưa vào hoạt động, tạo sản lượng xuất khẩu đến nhiều quốc gia như: Đài Loan, Trung Quốc, Án Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản... Chè và các sản phẩm từ chè

cũng được địa phương quan tâm và đã xuất khẩu sản phẩm đền nhiều quốc gia trên thế giới.

Thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm thế mạnh của Yên Bái vẫn còn rất rộng mở, nền kinh tế còn nhiều tiềm năng, bởi vậy việc các tổ chức tín dụng tiếp tục bám sát mục tiêu, chính sách của địa phương, hỗ trợ doanh nghiệp trong đầu tư, sản xuất kinh doanh là rất cần thiết để thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển.

3.3. ỉ.2 Tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn

Trên địa bàn tỉnh Yên Bái hiện nay có 09 tổ chức tín dụng, ngoài BIDV các tổ chức tín dụng khác bao gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank); Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietin bank); Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt

(Liên Việt Post Bank); Ngân hàng TMCP Quân đội (MB Bank), Ngân hàng Hợp tác xã (CoopBank); Ngân hàng chính sách xã hội và các Qũy tín dụng nhân dân.

về mạng lưới, Agribank có mạng lưới rộng rài nhất với 11 chi nhánh và 31 phòng giao dịch tại thành phố Yên Bái và một số xã thuộc các huyện trên địa bàn như Lục Yên, Vãn Yên, Văn Chấn, Nghĩa Lộ, Yên Bình....

BIDV Yên Bái có mạng lưới rộng thứ hai với 01 Trụ sở chính của Chi nhánh và 09 Phòng giao dịch tại thành phố Yên Bái và tại các huyện Yên Bình, Văn Yên, Lục Yên, Thị xã Nghĩa Lộ.

Bảng 3.7. Mạng lưới hoạt động của các NH trên địa bàn tỉnh Yên Bái

__________o__________________1____ D____________________1________ ft____ o______________ _______________________________ ft__,____________________________________________

Ngân hàng Chi nhánh SỐ lượng Phòng GD

1. BIDV Yên Bái 1 9

2. Viettinbank Yên Bái 1 5

3. Techcombank Yên Bái 1 0

4. Lienviet Post Bank (PGD bưu điện) 1 6

5. MB Bank 1 0

6. CoopBank (Ngân hàng Hợp tác xã) 1 0 7. Ngân hàng NN& PTNT (CN loại 1+3) 11 31

8. Ngân hàng Chính sách xã hội 9 20

9. Quỹ TDND 17 -

(Nguôn: Báo cáo thường niên Chỉ nhánh năm 2020)

về quy mô hoạt động huy động vốn và tín dụng, Tại địa bàn tỉnh Yên Bái hoạt động kinh doanh ngân hàng là sự chia sẻ thị phần chủ yếu của 3 ngân hàng BIDV, Agribank, Viettinbank còn 2 ngân hàng NHTMCP Techcombank MB Bank;

CoopBank (Ngân hàng Họp tác xã) và Liên Việt Post Bank hiện đang chiêm thị phần rất nhỏ. Ngoài ra với 17 điếm giao dịch của các Quỹ tín dụng nhân dân trong toàn tỉnh (riêng Thành phố Yên Bái có 5 điểm) cũng chiếm một thị phần đáng kể so

với các ngân hàng.

Bảng 3.8. Thị phần huy động vấn của các Ngân hàng trên địa bàn tình Yên Bái năm 2019-2020

TT Tên TCTD Thị phần 2019 Thị phần 2020

1 BIDV Yên Bái 28.5% 30.1 %

2 Viettinbank Yên Bái 8.1% 9.4%

3 Techcombank Yên Bái 3.2 % 3.8%

4 Lienviet Post Bank 5.6% 5.4%

5 Ngân hàng Quân đội (MB Bank) 2.5% 2.9%

6 CoopBank (Ngân hàng Họp tác xã) 1.8% 2.1%

7 Ngân hàng NN& PTNT 38.3% 35.1%

8 Ngân hàng Chính sách xã hội 6.8% 6.4%

9 Quỹ TDND 5.2% 4.8%

Thị phần năm 2020

■ BIDV Yên Bái

■ Viettinbank Yên Bái

■ Techcombank Yên Bái

■ Lienviet Post Bank

■ Ngân hàng Quân đội (MB Bank) ■ CoopBank (Ngân hàng Hợp tác xã) ■ Ngân hàng NN& PTNT ■ Ngân hàng Chính sách xã hội

Biểu đồ 3.4. Thị phần huy động vốn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2020

Đánh giá một sô điêm mạnh, điêm yêu của các đôi thủ cạnh tranh với BIDV giai đoạn hiện nay như sau:

* Điểm mạnh:

- Trong những năm gần đây, nhận thức được ưu điểm của các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, hầu hết các NHTM đều nhắm đến đối tượng khách hàng cá nhân, tăng cường cơ cấu lại nguồn khách hàng theo hướng tàng trưởng nhanh và bền vững. Các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng bán lẻ đều được các ngân hàng quan tâm và triển khai các cuộc vận động chiến dịch để lôi kéo được nhiều khách hàng.

- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Agribank - CN Yên Bái là ngân hàng có hệ thống mạng lưới rộng nhất trong hệ thống ngân hàng, có số lượng khách hàng lớn, giữ vững vị thế là một trong những NHTM Nhà nước có thị phần huy động vốn và dư nợ tín dụng cao nhất trên địa bàn. Agribank cũng là thương hiệu được khách hàng nhận biết đến nhiều đặc biệt là phân khủc khách hàng bán lẻ là các cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp vừa và nhở. Hiện nay công nghệ hiện đại hóa ngân hàng cũng đà được phát triển mạnh đến cấp huyện.

- Ngân hàng TMCP Công thương: Có nhiều chính sách ưu đãi, cơ chế hoạt động khá linh hoạt, tự chủ trong công tác điều hành, đặc biệt về chính sách giá (thỏa thuận) do đó có khả năng vận động lôi kéo khách hàng.

- NHTMCP Techcombank, Liên Việt Post Bank, MB Bank và các ngân hàng TM khác.... có đội ngũ nhân viên tạo được hình ảnh chuyên nghiệp, có chính sách giá phí (chủ yếu dịch vụ) cạnh tranh khá hấp dẫn thu hút khách hàng cá nhân.

_____ ______

* Điêm yêu:

- Đối với hệ thống Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Agribank: Mạng lưới hoạt động rộng lớn, đội ngũ cán bộ nhân viên nhiều nhưng có sự chênh lệch khá lớn giữa các chi nhánh trên địa bàn và ngay trên cùng địa bàn Thành phố (có 3 chi nhánh cấp 1 cạnh tranh trực tiếp với BIDV) cũng phản ánh mức độ chênh lệch và không đồng đều trong hoạt động (bao gồm cả trình độ cán bộ chưa đồng đều).

- Đối với Ngân hàng TMCP Công thương và các đối thủ NHTM khác: Một phần còn hạn chế về khả năng chiếm lĩnh thị trường do mạng lưới hoạt động còn mỏng. Bên cạnh đó đối với địa bàn miền núi nghèo, đa số trình độ dân trí thấp thi

hình ảnh thương hiệu hoạt động của các NHTMCP gân như ít tác động hơn.

Trong hoạt động tín dụng, mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhằm tăng trưởng tín dụng trên địa bàn, song khách hàng vẫn đánh giá BĨDV còn có những hạn chế nhất định, ngoài hạn chế về mạng lưới, cơ chế lãi suất của BIDV cũng được đánh giá là chưa có tính cạnh tranh đây là một bài toán khó đối với BIDV trong để giải quyết bài toán tăng trưởng quy mô tín dụng và đảm bảo lợi nhuận.

3.3.1.3 Sự phát triển của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái:

Tính đến hết năm 2020, Yên Bái có 2.025 doanh nghiệp, trong đó có 1.018 Công ty TNHH, 632 Công ty cổ phần, 344 doanh nghiệp tư nhân, 20 doanh nghiệp FDI và 11 doanh nghiệp 100% vốn Nhà Nước. Năm 2020 thành lập mới 189 doanh nghiệp. Đa số các doanh nghiệp nằm trong quy mô doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ thương mại, xây dựng.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, địa phương hiện có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực như chế biến chè, trồng và chế biến măng, tinh bột sắn, tinh dầu quế là các sản phẩm thế mạnh của địa phương. Ngoài ra có các mô hình chăn nuôi như nuôi gia súc, nuôi thủy sản, nuôi thỏ... Các doanh nghiệp đà bước đầu đầu tư máy móc thiết bị, chuồng trại các vùng đồi trồng cây lâu năm đảm bảo chất

lượng sản phẩm.

Theo báo cáo của Sở Công thương Yên Bái, Yên Bái có diện tích chè nhiều thứ 3 trong vùng Tây Bắc (11.507ha) và sản lượng chè búp tươi đứng thứ 2 (đạt 87.908 tấn). Những năm gần đây, tỉnh đà trồng thay thế giống chè cũ bằng giống chè mới giá trị kinh tể cao; trồng mới, trồng cải tạo được nhiều diện tích chè đảm bảo về sản lượng cũng như chất lượng đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu ra các thị trường nước ngoài. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chè đã đầu tư nhà kho, trang thiết bị để sao, chế biến, đóng gói chè đảm bảo quy trình kỹ thuật. Một số doanh nghiệp điển hình hoạt động có hiệu quả trong chế biến chè như: Công ty TNHH Chế biến Chè Hữu Hảo, Công ty TNHH Chè Bình Thuận, Công ty CP Chè Liên Sơn... Ngoài chè, các sản phẩm khác như chế biến tinh bột sắn của Công ty TNHH Thương mại Đầu tư Yên Bình, Công ty CP Lâm nông sản thực phẩm Yên

Bái, các sản phâm măng tre của Công ty cô phân chè Yên Thành cũng mang lại doanh thu cho sản xuất nông nghiệp.

Chăn nuôi có bước phát triển khá, tống đàn gia súc chính đạt 679.131 con. Một số công ty đã đầu tư những mô hình chăn nuôi đảm bảo về chuồng trại, con giống, khử trùng, vệ sinh môi trường như Công ty TNHH Vật tư nông nghiệp Yên Bái. Ngoài ra một số dự án nuôi trồng thủy sản cũng đang được một số doanh nghiệp quan tâm, một số hộ gia đình triển khai mô hình nuôi thỏ, bước đầu mang lại những thành công nhất định.

Diện tích rừng trồng mới ở Yên Bái luôn đứng thứ nhất các tỉnh trong vùng, Yên Bái có diện tích rừng che phủ lớn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến các sản phẩm từ gỗ như ván ép, giấy, vàng mã, đũa và đồ thủ công mỹ nghệ phát triển. Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn đà đầu tư dây truyền sản xuất gỗ ván ép chất

lượng cao, nhập khẩu các dây truyền của Hàn Quốc, Nhật Bản, tạo ra các sản phẩm đảm bảo chất lượng xuất đi các thị trường trên thế giới như: Công ty CP kinh doanh chế biến lâm sản xuất khẩu Yên Bái, Công ty TNHH Hối Thành, Công ty TNHH Hapaco Yên Sơn, Công ty cổ phần Lâm nông sản thực phẩm Yên Bái...

Thương mại, công nghiệp dịch vụ tiếp tục đạt mức tăng trưởng khá. Một số doanh nghiệp có doanh thu tăng trưởng tốt trong lĩnh vực khai khoáng như: Công ty TNHH Đá cẩm thạch R.K Việt Nam, Công ty TNHH Đại Đồng Tiến, Công ty CP Mông Sơn.

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và sản xuất cũng có mức tăng trưởng tốt. Yên Bái là tỉnh khó khăn và đang trên được Nhà nước đầu tư xây dựng cơ bản nhiều vi vậy các doanh nghiệp lĩnh vực xây dựng cơ bản cũng phát triển tương đối đều. Một số doanh nghiệp có doanh thu tăng trưởng tốt trong lĩnh vực xây dựng và sản xuất như: Công ty CP xây dựng giao thông Yên Bái (doanh thu trung bình hàng năm khoảng 400 tỷ đồng), Công ty TNHH Đồng Tiến với năng

lực thi công tương đối mạnh trên địa bàn, Công ty CP Xi măng Yên Bình, Công ty CP Xi măng và khoáng sản Yên Bái, công ty CP Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn....là những doanh nghiệp sản xuất tiêu biểu đi đầu với doanh thu và hiệu quả hoạt động,

tạo được công ăn việc làm cho lao động trên địa bàn cũng như đóng góp ngân sách hàng nãm cho tỉnh tương đối tốt.

Nhìn chung, các doanh nghiệp trên địa bàn đã và đang hoạt động trong những lĩnh vực là thế mạnh của địa phương, đầu tư trang thiết bị dây truyền, cơ sờ vật chất tương đối tốt. Tuy nhiên, việc đầu tư và phát triển còn tập chung vào một số doanh nghiệp chủ lực trên địa bàn, số lượng chưa nhiều, các doanh nghiệp này năng suất còn hạn chế trong khi nhu cầu trên thị trường đối với các sản phẩm này còn nhiều tiềm năng, chưa khai thác được hết.

3.3.2 Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại BIDV Yên Bái

3.3.2.1 Chỉnh sách cấp tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt

Nam - Chi nhánh Yên Bái

Chính sách cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại BIDV Yên Bái được thực hiện trên cơ sở Quyết định số 816/QĐ-BIDV ngày 01/10/2020 của HĐQT Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, ban hành Chính sách cấp tín dụng mới, thay thế cho Quyết định số 1139/QĐ-B1DV ngày 28/12/2018. Theo đó, thay vì đề ra một chính sách khách hàng cụ thể tại thời điểm ban hành thì Quyết định số 816/QĐ-BTDV chỉ đề ra định hướng trong công tác tín dụng, những quy định chung nhất trong hoạt động tín dụng. Những chính sách cụ thể được giao cho Tồng giám đốc quyết định tại mọi thời kì đảm bảo tính linh hoạt, tính cạnh tranh,

Một phần của tài liệu Tăng trưởng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh yên bái (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)