Đánh giá thực trạng hoạt động tăng trưởng tín dụng đối với khách hàng doanh

Một phần của tài liệu Tăng trưởng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh yên bái (Trang 80)

doanh nghiệp tại BIDV Yên Bái

3.3.3. ỉ Những mặt tích cực

Có thể kể đến những kết quả đã đạt được của công tác tăng trưởng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh trong thời gian qua như sau:

- Dư nợ cuối kỳ, dư nợ bình quân, doanh số cho vay đối với khách hàng doanh

nghiệp tăng trưởng qua các năm và chiêm tỷ trọng lớn trong tông dư nợ, doanh sô cho vay đối với một khách hàng tốt cũng có sự tăng trưởng. Các hệ số, giới hạn an toàn theo quy định của Ngân hàng được đảm bảo.

- Chất lượng tín dụng được bảo đảm, Chi nhánh kiểm soát tốt đối với các khoản nợ xấu, hạn chế thấp nhất nợ xấu phát sinh mới và tập trung chỉ đạo tỉch cực

công tác thu hồi nợ xấu đạt kết quả cao. Tỷ lệ nợ xấu giảm dần qua các nãm.

- Thông qua việc cấp tín dụng, mở rộng nền khách hàng doanh nghiệp Chi nhánh có thế bán chéo các sản phấm dịch vụ khác, tạo thu nhập cho Ngân hàng.

- Thay đổi cơ cấu dư nợ theo hướng tích cực phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương, giải ngân vốn vay cho các mục đích vay vốn tạo điều kiện thúc đẩy các thế mạnh, tiềm năng kinh tế của địa phương.

- Xây dựng được thương hiệu và hinh ảnh của BIDV trên địa bàn, tạo vị thế vừng chắc, nâng cao tính cạnh tranh

Để có được những kết quả như trên, Chi nhánh đã triển khai tốt các công tác nhàm tăng trưởng tín dụng khách hàng, cụ thể như:

- Áp dụng triệt để, thống nhất chính sách khách hàng do B1DV trung ương ban hành trên toàn hệ thống, trong đó quy định cụ thể về chính sách tiếp cận đối với khách hàng, chính sách lài suất, phí, chính sách về tài sản bảo đảm... đảm bảo phù họp với tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp, cũng như đảm bảo cấp tín dụng an toàn, bền vững.

- Thường xuyên có báo cáo về tình hình dư nợ hàng tháng, hàng quỷ, qua đó nắm bắt những điểm bất thường, những giao dịch nghi ngờ để kiểm tra, rà soát kịp thời đảm bám cấp tín dụng an toàn, bền vững.

- Cán bộ phụ trách quản lý khách hàng thuộc phòng khách hàng doanh nghiệp thường xuyên nắm bắt tình hình doanh nghiệp, định kỳ hàng tháng kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, đồng thời tiếp cận, giới thiệu bán chéo các sản phẩm dịch vụ khác của Ngân hàng.

- Cán bộ phụ trách công tác khởi tạo tài khoản cho khách hàng đồng thời tiếp

cận nhu câu doanh nghiệp đôi với sản phâm tín dụng.

5 r

3.3.3.2 Những tôn tại hạn chê và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc tăng trưởng tín dụng còn một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân như sau:

> Một• • •số tồn tại hạn chế:

Dư nợ tín dụng của Chi nhánh trên địa bàn tăng trưởng qua các năm tuy nhiên so với tăng trưởng tín dụng chung của toàn hệ thống và cụm Miền núi phía Bắc, tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh vẫn ờ mức trung bình. Năm 2020, tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh là 6,07% so với cùng thời điểm năm 2019, tăng trưởng trên địa bàn cụm miền núi Phía Bắc là 6,63% và của hệ thống BIDV là 8,5%.

Việc tăng trưởng nền khách hàng còn hạn chế. Như đã phân tích tại phần thực trạng hoạt động tín dụng của BIDV Yên Bái, số lượng khách hàng doanh nghiệp có quan hệ tiên vay với BIDV Yên Bái qua sô liệu thông kê 3 năm từ 2018 - 2020 không cho thấy có sự tăng trưởng nhiều. Thậm chí, có nhừng năm số lượng khách hàng có sự giảm sút. Qua rà soát số lượng khách hàng tại các thời điểm cuối năm, nhận thấy số lượng khách hàng phát sinh mới quan hệ tín dụng với BĨDV tương đối khiêm tốn, trong số những khách hàng tăng trưởng mới chỉ có một số ít khách hàng trở thành khách hàng truyên thông của B1DV và có dư nợ tăng trưởng qua các năm tiếp theo, còn lại là các khách hàng vãng lai, chỉ phát sinh nhu cầu vay một vài món vay sau đó dừng quan hệ tín dụng. Đen thời điểm cuối năm 2020, số khách hàng doanh nghiệp có quan hệ tiền vay là 348 khách hàng với số dư 3.711 tỷ đồng.

Qua tiếp cận, trao đổi với các khách hàng đang đồng thời có quan hệ tín dụng với BIDV Yên Bái và các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn. Khách hàng đánh giá chính sách giá, phí bao gồm lãi suất tiền vay, các phí dịch vụ thanh toán, bảo lãnh, tài trợ xuất nhập khẩu của BIDV tương đối cao so với hệ thống BIDV và các Ngân hàng khác trên địa bàn.

> Nguyên nhân:

Nguyên nhân khách quan:

Do đặc thù Yên Bái là một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, thu nhập bình quân thuộc diện thấp, cơ sờ hạ tầng chưa phát triển, số lượng doanh nghiệp hoạt

động và hoạt động có hiệu quả không nhiêu, ngành nghê kinh doanh còn hạn chê không đa dạng. Trên địa bàn, mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch cùa BIDV chỉ tập trung chủ yếu tại thành phố và một vài huyện lân cận, không được phân bổ rộng rãi nên tốc độ tăng trưởng tín dụng còn hạn chế.

Đồng thời năm 2019 và năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 trên toàn cầu đã làm ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, dẫn đến việc tăng trưởng tín dụng nhóm KHDN gặp nhiều hạn chế.

Nguyên nhản chủ quan:

+ về chính sách khách hàng: Hiện tại BIDV Yên Bái đang áp dụng chính sách khách hàng theo quy định cùa BIDV trung ương áp dụng cho toàn hệ thống như đã trình bày tại phần chính sách khách hàng ở trên. Chính sách này được đánh giá là đầy đủ, rõ ràng, có sự phân khúc khách hàng và đáp ứng theo các tiêu chí của Basel II. Quy định chính sách riêng đối với từng nhóm khách hàng được đánh giá theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Tuy nhiên việc áp dụng chính sách vẫn còn một số hạn chế như sau:

Chính sách khách hàng mới ban hành thay thế chính sách khách hàng cũ có quy định rất thoáng đối với nhóm khách hàng có xếp hạng tốt và quy định rất chặt chẽ đối với nhóm khách hàng có xếp hạng không cao trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Điều này là phù họp với định hướng của BIDV cũng như của Ngân hàng Nhà Nước tại thời kỳ này đó là cần kiểm soát tốt chất lượng tín dụng, đảm bảo

cán cân thanh toán toàn ngành. Tuy nhiên khi áp dụng với các Chi nhánh đặc biệt là các Chi nhánh nằm trên địa bàn có sự phát triển chưa cao như Yên Bái thì việc áp dụng chính sách khách hàng còn gặp nhiều khó khăn.

Cụ thể, nếu xem xét tổng thể trên toàn quốc thì Chính sách sẽ phù hợp, tăng trưởng tín dụng tốt và an toàn, tuy nhiên các địa bàn như Yên Bái, với các doanh nghiệp chủ yếu là mới thành lập, hoặc đã hoạt động nhưng ờ quy mô nhò và vừa là chủ yếu, khi chấm điểm trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ thường đưa ra kết quả không cao, một số khách hàng thực tế hoạt động tốt, có khả năng tăng trưởng

nhưng chỉ tiêu tài chính hoặc chỉ tiêu quy mô chưa được tôt nên được xêp vào nhóm BB hoặc BB-, khi đó khách hàng được xếp vào nhóm đối tượng 6 hoặc 7 với các quy định rất chặt chẽ về đầu tư dự án cũng như tài sản bảo đảm cho vay vốn lưu động. Đặc biệt, các khách hàng mới có quan hệ tín dụng lần đầu thường không được xếp hạng cao, thường ở mức nhóm 6 hoặc 7, khi áp dụng chính sách khách hàng yêu cầu lùi một mức tức là áp dụng chính sách như đối tượng 7 hoặc 8. Thực tế hiện nay, định hướng của BIDV là tăng trưởng tín dụng ngắn hạn, kiểm soát tín dụng trung dài hạn, nhưng trên địa bàn Yên Bái, số doanh nghiệp hoạt động tốt gần như

là ổn định ở một con số khiêm tốn và tín dụng ngắn hạn tăng trưởng không đáng kể. Việc tăng trưởng tín dụng chủ yếu tập trung vào các dự án đầu tư trung và dài hạn, mà rất nhiều trong số đó là các khách hàng mới đặt quan hệ tín dụng với Chi nhánh. Khi chấm điểm yêu cầu áp dụng chính sách của nhóm đối tượng 7 hoặc 8, yêu cầu khi đầu tư trung hạn phải đảm bảo tham gia vốn tự có 40 hoặc 50% đồng thời bố

sung thêm tài sản khác 40 hoặc 50% nừa. Điều này là rất khó thực hiện và không thể cạnh tranh được với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn, dẫn tới Chi nhánh không thể gia tăng số lượng khách hàng cũng như quy mô tín dụng.

+ về sản phẩm dịch vụ: đối với mỗi doanh nghiệp, sản phẩm họ tạo ra có chất lượng tốt, phù hợp với nhu cầu cùa khách hàng luôn là tiêu chí quan trọng nhất để khách hàng tìm đến và gắn bó với doanh nghiệp đó. Đối với Ngân hàng, các sản phẩm tài chính nói chung và cụ thể là đối với sản phẩm tín dụng, đòi hỏi sự cần thiết phải thiết kế sản phẩm phù hợp, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Nhận thức rõ vấn đề này, BIDV đã không ngừng đưa ra các gói sản phấm, dịch vụ cho từng nhóm khách hàng. Có thể kể đến một số gói sản phẩm đang áp dụng đối với khách hàng doanh nghiệp như: Cho vay ngắn hạn thông thường, cho vay đầu tư tài sản cố định, đầu tư tài sản cố định gián tiếp, tài trợ doanh nghiệp theo ngành dược, xây lắp, đóng tàu, xăng dầu, dệt may, phân phối..., tài trợ xuất khẩu, nhập khấu. Ngoài ra, ở các thời điểm khác nhau, tùy tình hình thị trường, BIDV đưa ra các gói tín dụng với những ưu đãi đặc biệt về lãi suất, phí. Sản phấm của BĨDV được đánh giá là tương đối đa dạng, phong phủ, phù hợp cho nhiều nhóm đối tượng

khách hàng, đặt tiên đê cho sự tăng trưởng của hệ thông. Tuy nhiên, sản phâm muôn phát huy tác dụng của nó cần thiết phải được đưa vào áp dụng triệt để, tận dụng mọi ưu thế của nó. Điều này tại BIDV Yên Bái hiện nay còn có nhừng hạn chế. BIDV

Yên Bái hiện nay chủ yếu cho vay theo hình thức tín dụng ngắn hạn và tiling dài hạn thông thường, một số khách hàng áp dụng vào các gói sản phẩm như kinh doanh xãng dầu hoặc xây lắp, nhưng về cơ bản quy trình và lãi suất không thay đổi. Có nguyên nhân khách quan do tại địa bàn ít phát sinh các khoân vay phù hợp với các gói tín dụng nói trên, chính vì như vậy, cán bộ tại Chi nhánh chưa thực sự quan tâm nhiều tới các sản phẩm để tư vấn cho khách hàng. Một số sản phẩm tài trợ xuất khẩu, nhập khẩu trên địa bàn có phát sinh nhưng chưa được tư vấn và áp dụng.

+ về chính sách giá, phí: Chính sách giá, phí dịch vụ được đánh giá là kém cạnh tranh hơn so với một số Ngân hàng khác trên địa bàn. Trên cơ sở mức giá mua bán vốn với hội sở chính, Chi nhánh có quy định về chính sách giá, phí tương ứng phù hợp với mục tiêu của mình cũng như mặt bằng chung trên địa bàn. về cơ bản

mức giá, phí của BIDV là tương đồng với các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn. Tuy nhiên, trong một số thời điểm, các đối thủ cạnh tranh đưa ra những gói ưu đãi với mức lãi suất và phí chênh lệch nhiều nhằm lôi kéo khách hàng, điều này làm ảnh hưởng không nhỏ tới thị phần của BIDV. về phí trong hoạt động bảo lãnh, so sánh

với các tố chức tín dụng khác trên địa bàn thì phí bảo lành của B1DV Yên Bái tương đương với Vietinbank Yên Bái và tương đối cao hơn so với Agribank Yên Bái hoặc MBbank Yên Bái. Biểu phí được Chi nhánh xác định dựa trên khung giới hạn của Hội sở chính. Đe đảm bảo chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của Ngân hàng, biểu phí bảo lãnh của Chi nhánh đưa ra được xem là khó cạnh tranh so với các tồ chức tín dụng khác trên địa bàn.

+ Công tác chăm sóc khách hàng, tìm hiểu nhu cầu cũa khách hàng còn chủ yếu dựa trên nguyên tắc phân công, phâp cấp, ủy quyền, chưa mang tính chủ động. Chưa chủ động trong việc tiếp cận các dự án hiệu quả, các khách hàng tốt và tìm kiếm khách hàng mới. Hiện BIDV Yên Bái đã xây dựng chính sách chăm sóc khách hàng đối với các khách hàng cá nhân là khách hàng VIP, tuy nhiên đối với khách hàng doanh nghiệp, công tác chăm sóc khách hàng vẫn giao cho cán bộ trực tiếp làm công tác tín dụng của doanh nghiệp đó chủ động thực hiện. Tuy nhiên công tác

này tại một sô thời điêm chưa được quan tâm đúng mức. Cán bộ quản lý khách hàng chưa thực sự đồng hành cùng doanh nghiệp, vẫn phục vụ theo nghiệp vụ chuyên môn và chỉ đạo của cấp trên dẫn tới một số khách hàng ngừng sử dụng dịch vụ của BIDV để chuyển sang các Ngân hàng khác có chế độ đãi ngộ tốt hơn.

+ Ngoài ra, một số nguyên nhân khác như: trình độ nghiệp vụ và kỹ năng của cán bộ quản lý khách hàng chưa thực sự đáp ứng yêu cầu, công tác thẩm định kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi vay chưa được thực hiện bài bản và thường xuyên, điều này này có thể dẫn tới giảm chất lượng tín dụng của khoán vay, công tác quảng bá thương hiệu của BIDV trên địa bàn chưa thực sự mạnh, khả năng nắm bắt và phân tích thông tin đôi khi chưa kịp thời dẫn tới khó xử lý khi phát sinh các tình huống làm giảm dư nợ...

KÉT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong Chương 3, tác giả đã khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Yên Bái (BIDV Yên Bái) giai đoạn 2018 - 2020, tiến hành đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng tại BIDV nói chung và đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp nói riêng. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá tốc độ tăng trưởng tín dụng và tính bền vững của việc cấp tín dụng trong giai đoạn 2018 - 2020 của BIDV Yên Bái. Đánh giá những mặt tích cực và những tồn tại hạn chế còn tồn tại trong công tác tăng trưởng tín dụng đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp tại BIDV Yên Bái.

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TẢNG TRƯỞNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHÀN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIẺN VIỆT NAM - CHI

NHÁNH YÊN BÁI

4.1. Định hưóng và mục tiêu tăng trưởng tín dụng đôi vói khách hàng doanh nghiệp tại BIDV Yên Bái

Nhận thấy rằng, doanh nghiệp là đối tượng khách hàng tiềm năng trong những

năm trở lại đây, bên cạnh đó, loại hình này cũng nhận được nhiều sự trợ giúp của

Nhà nước, Chính phủ nên tình hình hoạt động đã ốn định và hiệu quả hơn nên trong

các năm gần đây, BIDV Yên Bái đà mở rộng cho vay với đối tượng khách hàng

này. Tuy nhiên, như đã nói ờ trên, số lượng vốn cho vay đối tượng khách hàng

doanh nghiệp vẫn còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu vốn rất

lớn của các doanh nghiệp.

Vì vậy, trong năm tới, BĨDV Yên Bái đã dự định tiếp tục phát triền cho vay

với loại hình khách hàng này. Cụ thể các mục tiêu như sau:

+ Thứ nhất: Phấn đấu huy động tối đa nguồn vốn địa phương, tận dụng hết sức

nguồn vốn ưu đãi từ các tổ chức tài chính quốc tế nhàm đáp ứng nhu cầu về vốn vay

của các khách hàng doanh nghiệp;

+ Thứ hai: Không ngừng tăng trưởng dư nợ tín dụng cho vay đối với khách

Một phần của tài liệu Tăng trưởng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh yên bái (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)