Từ khi thành lập đến nay, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội đã thực hiện 105 dự án với tổng số 604 gói thầu góp phần thay đổi diện mạo cho các công trình nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
♦í* về công tác tô chức đánh giá năng lực tài chính
Tại Ban QLDA Đâu tư và Xây dựng, công tác đánh giá năng lực tài chính cùa các nhà thầu dự thầu đều được thực hiện bởi Tổ chấm thầu bao gồm các cán bộ thuộc phòng Kế hoạch - Tổng hợp và phòng Dự án. Quy trình được thực hiện đánh giá gồm 3 bước cơ bản: giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thực hiện và giai đoạn kết thúc quá trình đánh giá.
❖ về nguồn thông tin đê thực hiện phân tích '.
Thông tin để tiến hành phân tích đánh giá năng lực tài chính đã được lấy từ các báo cáo tài chính của các đơn vị tham gia dự thầu trong 3 năm gần đây, các hợp đồng đã thực hiện và những báo cáo đó được cung cấp trong bộ hồ sơ dự thầu.
❖ về phương pháp sử dụng đê phân tích
Phương pháp được sử dụng trong đánh giá năng lực tài chính các đơn vị tham gia đấu thầu dự án tại Ban QLDA Đầu tư và Xây dựng chủ yếu là phương pháp so sánh. Đây là phương pháp truyền thống nên việc tính toán các chỉ tiêu này rất quen thuộc, đảm bảo độ chính xác cao, nhanh chóng.
❖ về nội dung, chỉ tiêu phân tích
về cơ bản, nội dung và các chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính của các nhà thầu đã được sử dụng để phục vụ mục đích chấm thầu tại Ban QLDA, đáp ứng yêu cầu được quy định trong hồ sơ mời thầu như chỉ tiêu tài sản ròng, doanh thu bình quân 3 năm gần đây.
3.3.2. Nhũng hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được của việc đánh giá năng lực tài chính của các đơn vị dự thầu đảm bảo đúng quy định thì việc đánh giá tài chính các nhà thầu vẫn còn có nhiều hạn chế:
♦♦♦ Nội dung và chí tiêu phân tích chưa toàn diện, chưa đầy đủ
Khi đánh giá năng lực tài chính các doanh nghiệp xây lắp tham gia đấu thầu dự án, Ban QLDA Đầu tư và Xây dựng mới chỉ sử dụng các chỉ tiêu đơn giản như: Tài sản ròng năm gần nhất phải dương; Doanh thu binh quân 3 năm gần đây phải lớn hơn 80 tỷ đồng; Nhà thầu phải chứng minh có các tài sản có khả năng thanh khoản cao hoặc có khả năng tiếp cận với tài sản có khả năng thanh khoản cao sẵn
có, các khoản tín dụng hoặc các nguôn tài chính khác ... Các chỉ tiêu đó chưa đủ đê đánh giá năng lực tài chính của các đơn vị, vì thực tế hiện nay, tại thời điểm đấu thầu có những nhà thầu đáp ứng đày đù các yêu Cầu trên (được quy định trong hồ sơ mời thầu) nhưng do năng lực tài chính không đù mạnh nên trong quá trình thi công không đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng công trình yêu cầu, dẫn đến tình trạng dự án thi công bị chậm so với kế hoạch và chất lượng công trình không đảm bảo. Do đó cần phải đưa ra các nội dung, chỉ tiêu giúp đánh giá năng lực tài chính chi tiết, đầy đủ và chính xác hơn.
*♦* Quy trình phân tích đánh giá chưa phù hợp
Trong giai đoạn chuẩn bị hồ sơ mời thầu (giai đoạn chuẩn bị phân tích), việc đưa ra các chỉ tiêu để đánh giá năng lực tài chính được quy định trong hồ sơ mời thầu mang tính hình thức, tập trung vào yếu tố tồng hợp về doanh thu, tài sản và nguồn huy động đảm bảo tính thanh toán của doanh nghiệp, chưa đi sâu vào các yếu tố khác như nguồn hình thành tài sản, tỷ trọng các khoản nợ phải trả, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh... Dan đến khi tiến hành phân tích các chỉ tiêu đó sẽ không thể đánh giá chính xác được nhà thầu có năng lực tài chính mạnh hay không.
❖ Nguồn thông tin đê thực hiện phân tích chưa được tận dụng triệt đê
Nguồn thông tin được cán bộ chấm thầu cùa Ban thu thập chủ yếu là lấy từ bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh, còn các thông tin được thể hiện trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính và nhiều thông tin liên quan đến ngành vẫn bị bở qua nhiều.
❖ Phương pháp sử dụng đê phân tích gián đơn, chưa đánh giá hết được các nội dung năng lực tài chính doanh nghiệp
Hiện nay Ban QLDA đánh giá năng lực tài chính chỉ dựa trên phương pháp so sánh đơn giản. Trong khi đó phương pháp đồ thị là một phương pháp biểu diễn số liệu trực quan, được tiến hành không mấy phức tạp mà hiệu quả của nó đem lại rất cao, có thể đưa ra một sự đánh giá dễ hiểu, dễ cảm nhận thì Ban QLDA lại chưa
sử dụng. Đặc biệt phương pháp phân tích theo mô hình Dupont giúp đánh giá khái
quát được toàn bộ các vân đê cơ bản của doanh nghiệp thì lại chưa được Ban QLDA vận dụng vào trong việc đánh giá năng lực tài chính các đơn vị dự thầu.
❖ Nhân sự tham gia chấm thầu không đảm hảo năng lực chuyên môn trong đánh giá năng lực tài chính
Tại Ban QLDA Đầu tư và Xây dựng, các cán bộ thuộc phòng Dự án và phòng Kế hoạch - Tổng hợp (không có cán bộ thuộc phòng Tài chính kế toán) đảm nhiệm việc đánh giá năng lực tài chính các đơn vị tham gia đấu thầu dự án nên không tránh khỏi sai sót trong đánh giá. Do các cán bộ phân tích này thường chỉ có chuyên môn về kỹ thuật, chưa có nhiều kiến thức về lĩnh vực tài chính nên việc đánh giá năng lực tài chính của các nhà thầu có nhiều hạn chế, chưa đánh giá chính xác được nhiều chỉ tiêu tài chính quan trọng ví dụ như: các chỉ tiêu về tình hình đảm
bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, các chỉ tiêu về tính thanh khoản của các khoản phải thu, bộ chỉ tiêu vê chỉ số thanh toán của doanh nghiệp...
3.3.3 Nguyên nhân của hạn chế
3.3.3.1 Nguyên nhân khách quan
❖ Nguồn thông tin đầu vào chưa đảm bảo sự chính xác, minh bạch
Chất lượng thông tin được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến chất lượng phân tích năng lực tài chính, vì một khi thông tin sử dụng thiếu sự chính xác, không phù hợp thì kết quả đánh giá mà việc phân tích tài chính đem lại chỉ là hình thức, không có ý nghĩa thực tiễn. Do đó, có thể nói thông tin sử dụng là nền tảng của trong đánh giá năng lực tài chính. Tuy nhiên, tiêu chuẩn về báo cáo tài chính doanh nghiệp họp lệ trong hồ sơ đấu thầu chỉ dừng lại ở việc thoa mãn một trong hai yêu cầu đó là: Báo cáo tài chính có xác nhận cơ quan thuế, hoặc báo cáo tài chính được kiểm toán. Xác nhận của cơ quan thuế chỉ mang tính chất xác nhận doanh nghiệp đã hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế dựa trên mức lợi nhuận do doanh nghiệp kê khai, còn việc yêu cầu Báo cáo tài chính đà được kiểm toán bởi những đơn vị kiểm toán có uy tín thì không được quy định rõ ràng. Chính vì vậy, mức độ đáng tin cậy cùa các số liệu trên BCTC chưa cao, có nhũng
nhà thầu cung cấp BCTC chưa được kiếm toán nên số liệu kế toán còn bị sai lệch giữa các kỳ với nhau, làm cho việc phân tích gặp nhiều khó khăn.
♦i* Yêu tô biên động thị trường bị bỏ qua
Xây dựng là một ngành mang yếu tố đặc thù cao như: tính chất công việc theo đơn đặt hàng, thời gian thi công kéo dài lâu, giá trị công trình xây dựng và đặc biệt là các công trình có chủ đầu tư là các đơn vị nhà nước thường có giá trị lớn, công trình xây dựng chịu ảnh hưởng nhiều về địa điềm thi công, cơ sở hạ tầng, thời tiết... Nên đây cũng là một trong những ngành chịu tác động lớn khi thị trường, xã hội thay đổi. Tuy nhiên, khi phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, yếu tố “biến động thị trường” thường bị bò qua và không được đưa vào phân tích để dự báo tiềm lực kinh tế của doanh nghiệp trong tương lai. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn tại thời điểm đấu thầu nhưng trong quá trình thi công, khi phát sinh ra những sự cố, doanh nghiệp không đưa ra được những phương án xử lý tình huống hoặc khắc phục không kịp thời làm ảnh hưởng đến chất lượng, kéo dài thời gian thi công hoặc đội vốn công trình lên nhiều lần.
3.3.2.ỉ Nguyên nhân chủ quan
❖ Nội dung và chỉ tiêu phân tích chưa toàn diện, chưa đầy đủ
Nội dung và các chỉ tiêu để Ban QLDA Đầu tư và Xây dựng đưa ra để đánh giá năng lực tài chính của các đơn vị đều dựa vào Thông tư quy định của Bộ xây dựng về hồ sơ mời thầu xây lắp như: Chỉ tiêu tài sản ròng năm gần nhất phải dương; Doanh thu bình quân 3 năm gàn đây phải lớn hơn 80 tỷ đồng... để so sánh với các doanh nghiệp
cùng tham gia đấu thầu theo phương pháp thù công mà không phân tích, so sánh với hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành như: Các chỉ tiêu thanh toán; Bộ chỉ tiêu về tỷ suất sinh lợi... Dữ liệu trung bình ngành được xuất hiện trên báo cáo phân tích chỉ mang tính hình thức, không có phân tích thể hiện “ý nghĩa thật sự” của các con số này. Không có báo cáo về dự báo tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai theo dự báo biến động của thị trường... Việc thiếu những quy định cụ thế về đánh giá năng lực tài chính dẫn đến việc phân tích đánh giá về tài chính không đạt hiệu quả cao.
❖ Chưa áp dụng được công nghệ và các tiện ích công nghệ
Phân tích tài chính đòi hỏi số liệu tập hợp với số lượng lớn, nhiều nguồn, phải kiểm tra mức độ chính xác, tin cậy, nó cũng đòi hỏi khối lượng tính toán nhiều, có những phép tính phức tạp, dự báo chính xác, lưu trữ lượng thông tin lớn. Do đó, nếu
chỉ đơn giản làm băng phương pháp thủ công thì tôc độ rât chậm và không đáp ứng được nhu cầu ra các quyết định nhanh chóng trong giai đoạn kinh tế như hiện nay. Chỉ có các công nghệ và phần mềm chuyên biệt dành cho phân tích tài chính mới cho phép tiến hành đánh giá tài chính một cách nhanh chóng, chính xác, kịp thời đáp ứng nhu cầu ra quyết định lựa chọn nhà thầu phù hợp. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay, việc áp dụng công nghệ thông tin, các phần mềm vào việc phân tích đánh giá tại Ban QLDA lại chưa được thực hiện, làm cho hiệu quả phân tích chưa cao.
❖ Nhân sự tham gia chấm thầu không đảm bảo năng lực chuyên môn trong đảnh giá năng lực tài chính
Có được thông tin phù hợp và chính xác nhưng tập họp và xử lý thông tin đó như thế nào để đưa lại kết quả phân tích tài chính có chất lượng cao lại là điều không đơn giản. Nếu chỉ là những con số riêng rẽ thì tự chúng sẽ không nói lên được điều gì, vì vậy công việc cùa người phân tích là phải gắn kết, tạo lập mối quan hệ giữa các chỉ tiêu, kết họp với các thông tin về điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp để lý giải tình hình tài chính của doanh nghiệp. Việc này yêu cầu cán bộ chấm thầu phải có trình độ chuyên môn cao, vận dụng linh hoạt các phương pháp phân tích tài chính, cập nhật nhũng tiện ích công nghệ trong phân tích đế tối un hóa công tác đánh giá năng lực tài chính doanh nghiệp về cả hình thức và chất lượng. Trên thực tế, đội ngũ thực hiện công tác đánh giá năng lực tài chính các đơn vị đấu thầu thiếu kiến thức về chuyên ngành về tài chính, việc cập nhật những tri thức và phương pháp mới cũng không được quan tâm nhiều nên các đánh giá phân tích chưa được chuyên sâu, chù yếu đi theo những mô tuýp đã được dựng lên sẵn mà không có sự đổi mới. Bên cạnh đó, đánh giá năng lực tài chính chỉ là một trong những khâu đánh giá, lựa chọn nhà thầu, nên phải được thực hiện trong thời gian ngắn. Cán bộ phân tích lại chưa vận dụng được những đổi mới công nghệ mà thường sử dụng nhũng phương pháp thủ công để tính toán nên hiệu quả phân tích chưa cao.
KÉT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương này, tác giả đã nêu lên thực trạng đánh giá năng lực tài chính đơn vị tham gia đấu thầu tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Hà Nội bao gồm quá trình hình thành và phát triển của BQLDA, một số công trình đã được triển khai bời BQL, thực trạng đánh giá năng lực tài chính doanh nghiệp đấu thầu đối với Gói thầu xây lắp số 5 Thi công xây dựng các công trình thủy công khu đầu mối, kênh và công trình trên kênh thuộc dự án Cải tạo, nâng cấp trạm bơm tưới tiêu An Mỹ I, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội giai đoạn 2018 - 2020. Ngoài ra tác giả đã phân tích đến các nhân tố ảnh hưởng, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó, làm căn cứ để viết tiếp nội dung về các giải pháp nhằm hoàn thiện đánh giá năng lực tài chính các đơn vị tham gia đấu thầu dự án tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình NN và PTNT Thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
CHƯƠNG 4: MỘT SÓ • • GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ĐÁNH GIÁ NÀNG LỤC• TÀI CHÍNH CÁC ĐƠN VỊ THAM GIA ĐẤU THẢU DỤ ÁN TẠI BAN QUẢN
LÝ Dự ÁN ĐẦU Tư XÂY DƯNG CÔNG TRÌNH NN VÀ PTNT THÀNH PHÓ HÀ NỘI
4.1. Những yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện đánh giá năng lực tài chính các
đơn vị tham gia đấu thầu dự án tại Ban QLDA Đầu tư và Xây dựng
4.1.1. Yêu cầu của việc hoàn thiện đánh giá năng lực tài chính
Đe xây dựng được một công trình đáp ứng tốt các đòi hởi về kỹ thuật, chất lượng, thời gian thực hiện, tiết kiệm chi phí và hạn chế tới mức thấp nhất những tranh chấp có thể xảy ra thì đấu thầu xây dựng là một hình thức cạnh tranh trong xây dựng, nhằm lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu kinh tế kỹ thuật đặt ra cho việc xây dựng công trình của chủ đầu tư. Do vậy, việc đánh giá năng lực tài chính của các nhà thầu là một đòi hỏi cấp thiết đế lựa chọn được các nhà thầu đủ năng lực thi công các công trinh. Quá trình đánh giá năng lực tài chính các nhà thầu tham gia đấu thầu dự án cần phải đảm bảo các yếu tố cơ bản sau:
- Các chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính được trình bày tổng hợp và phản ánh tồng quát, toàn diện về tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động, cũng như có thể dự báo về tình hỉnh tài chính trong tương lai.
- Nội dung, phương pháp đánh giá và cách trình bày các chỉ tiêu phải có sự thống nhất, liên hệ, bố sung cho nhau nhàm phản ánh đúng thực trạng tài chính của doanh nghiệp đảm bảo dễ tính toán và có thể so sánh được.
- Việc lựa chọn tố chức đánh giá năng lực tài chính phải phù hợp với mục đích đánh giá và phù hợp với các điều kiện về con người, phương tiện vật chất của doanh nghiệp.
- Việc hoàn thiện nội dưng phân tích năng lực tài chính phải đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin để đưa ra các quyết định về lựa chọn đơn vị trúng thầu.
4.1.2. Nguyên tăc hoàn thiện đánh giá năng lực tài chính